# Chứng Chỉ Acca Là Gì, Có Bao Nhiêu Môn Học, Lộ Trình Học, Học Acca Như Thế Nào Cho Hiệu Quả

Chứng chỉ ACCA là gì? Học chứng chỉ ACCA để làm gì?

Chứng chỉ ACCA – Kế toán công chứng Anh quốc được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants). Được thành lập từ năm 1904, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc là tổ chức uy tín với lịch sử hàng trăm năm phát triển. Giá trị của văn bằng ACCA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, mang đến cho giới chuyên môn tài chính, kế toán, kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp. Hiện nay ACCA là Hiệp hội nghề nghiệp có sự phát triển nhanh nhất thế giới với hơn 503.000 học viên và 208.000 hội viên tại hơn 180 quốc gia trên thế giới.

Đang xem: Acca là gì

Trở thành chuyên gia tài chính khi sở hữu chứng chỉ ACCA là một niềm tự hào, bạn không chỉ được chào đón từ hơn 85,000 doanh nghiệp, đối tác tài chính mà bạn còn được thừa nhận từ các hiệp hội trong nước và cơ quan nhà nước. Hội viên ACCA hiện đang nắm giữ các vị trí cao cấp như Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, Chuyên viên quản lý và phân tích tài chính cấp cao trong các doanh nghiệp và các công ty toàn cầu.

Chi tiết thông tin về chứng chỉ ACCA

Một hội viên Vingroup được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc

Được thiết kế với 13 môn học, Chứng chỉ ACCA bao quát đầy đủ và cân bằng được các yếu tố kinh doanh, kế toán, tài chính. Chương trình ACCA được thiết kế dựa trên kết quả khảo sát hơn 30,000 cuộc điều tra năng lực của các bên liên quan (Trong đó có hàng ngàn nhà tuyển dụng) và được tham khảo từ những phát triển mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn cho các chuyên viên tài chính hiện đại. Do đó chứng chỉ ACCA được các nhà tuyển dụng khắp nơi trên thế giới tín nhiệm, mang đến cơ hội phát triển rộng mở cho các ứng viên sở hữu chứng chỉ ACCA.

*

Học chứng chỉ ACCA giúp bạn thành công trong sự nghiệp Kế toán – Tài chính

Chi tiết 13 môn học chứng chỉ ACCA (Click link để xem thông tin)

Tên môn học Số giờ học *
CẤP ĐỘ KIẾN THỨC ỨNG DỤNG (Hoàn tất lấy chứng chỉ “Diploma in Accounting & Business”
AB – Accountant in Business 52
MA – Management Accounting 52
FA – Financial Accounting 52
CẤP ĐỘ KỸ NĂNG ỨNG DỤNG (Hoàn tất lấy chứng chỉ “Advanced Diploma in Accounting & Business”)
LW* – Corporate and Business Law 52
PM – Performance Management 60
TX* – Taxation 52
FR – Financial Reporting 60
AA – Audit and Assurance 56
FM – Financial Management 56
CẤP ĐỘ CHIẾN LƯỢC CHUYÊN MÔN (Hoàn tất lấy chứng chỉ ACCA)
SBR* – Strategic Business Reporting 60
SBL – Strategic Business Leader 80
Chọn 2 trong 4 môn
AFM – Advanced Financial Management 60
APM – Advanced Performance Management 60
ATX* – Advanced Taxation 60
AAA* – Advanced Audit and Assurance 60
Tổng 792

*** Tổng giờ học trên chưa bao gồm phần hướng dẫn ngoài giờ, hỗ trợ thi thử và phần tự học

ƯU ĐÃI KHÓA HỌC ACCA THÁNG 6/2021

Điều kiện nhập học chứng chỉ ACCA?

Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) không yêu cầu học viên ACCA phải thi đầu vào. Nếu bạn là:

Sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳngSinh viên năm 2, 3, 4 các trường Đại học chuyên ngành (Đã hoàn tất các môn chuyên ngành)

Thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện đăng ký học chương trình đào tạo chứng chỉ ACCA.

Điều kiện để nhận chứng chỉ ACCA?

Thi đậu 13 môn chương trình ACCAHoàn thành môn đạo đức nghề nghiệp.Có 3 năm làm việc hoặc kinh nghiệm liên quan.

Tại sao bạn nên sở hữu chứng chỉ ACCA?

Theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn nhân sự Navigos Việt Nam, ngành Tài chính – Kế toán đang là ngành xếp thứ 3 về mức độ cạnh tranh nhu cầu việc làm. Đây cũng là ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng khi số lượng yêu cầu tuyển dụng đã tăng trưởng hơn 30% trong vòng 3 năm gần đây (2014, 2015, 2016). Tốt nghiệp Đại học, Cao học với tấm bằng kế toán tài chính thường là chưa đủ để bạn bước vào môi trường làm việc quốc tế đang có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Xem thêm: How To Say “” Bác Sĩ Nhi Khoa Nhi, Bác Sĩ Nhi Khoa Tài Ba

Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội ACCA về mức lương, thu nhập và phúc lợi của các thành viên sở hữu chứng chỉ ACCA  (ACCA Member Career Survey 2013) thì 61% người sở hữu chứng chỉ ACCA được tăng lương trong thời gian 12 tháng và 64% đạt mức tăng lương ít nhất 4%. Thêm vào đó, 54% người sở hữu chứng chỉ ACCA nhân được tiền thưởng và phúc lợi có giá trị. Cùng lương, tiền thưởng, phúc lợi là vị trí công việc của hội viên ACCA được cải thiện đáng kể. Lý do là tính thực tiễn của chương trình ACCA giúp những người hoàn tất chương trình ACCA có khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong các công việc vị trí cấp cao, khả năng bao quát lớn và phù hợp những vị trí lãnh đạo.

*

Vì vậy nếu bạn đang băn khoăn tự hỏi liệu có nên quyết định học chứng chỉ ACCA hay không thì dưới đây là 7 lý do khiến bạn đăng ký học ACCA ngay hôm nay:

Chứng chỉ ACCA giúp mở ra cơ hội thăng tiến sự nghiệp:

Theo ông Giles, Phó giám đốc điều hành công ty tư vấn và quản lý nhân sự Investigo – UK cho biết: “Ngày nay bất cứ ai mong muốn có sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính và đạt được những vị trí quản lý cấp cao đều cần có kiến thức về kế toán và tài chính. Bằng cấp ACCA được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì nó đảm bảo cho nhà tuyển dụng về mặt kiến thức chuyên môn. Khi được kết hợp với kinh nghiệm làm việc, nó là chìa khóa giúp nhà tuyển dụng xác định bạn có phải là ứng viên phù hợp. Tại các nước phát triển với hệ thống tài chính chuyên nghiệp, bằng cấp kế toán chuyên nghiệp được là tiêu chuẩn để cạnh tranh, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thăm bạn mất bao lâu để hoàn thành chương trình ACCA, vì vậy tôi khuyên bạn nên hoàn thành bài kiểm tra càng sớm càng tốt để đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp và nhận mức tiền lương tối đa”

Học chuyển tiếp lấy bằng cử nhân Kế toán ứng dụng (B.Sc in Applied Accounting) của Đại học Oxford Brookers University và bằng Thạc sỹ Tài chính (M.Sc in Finance) của University of London:

University of London hay còn gọi là trường Đại học London là trường đại học lớn thứ 2 ở Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đây là trường đại học nằm trong Top 10 trường đại học uy tín thế giới về chất lượng và chương trình đào tạo. Sở hữu chứng chỉ ACCA sẽ giúp bạn học chuyển tiếp lên chương trình thạc sỹ tài chính để lấy bằng thạc sỹ tài chính (M.Sc in Finance) của trường Đại học London.

Cơ hội nghề nghiệp và sự thăng tiến khi bạn sở hữu chứng chỉ ACCA?

Sở hữu chứng chỉ ACCA sẽ giúp bạn có cơ hội thăng tiến để trở thành nhà lãnh đạo, quản trị hoặc các vị trí cấp cao trong sự nghiệp Kế toán – Tài chính, những cánh cửa nghề nghiệp mà bạn không nghĩ hoặc không hề biết rằng chúng tồn tại, vì bốn chữ ACCA đặt sau tên của bạn là tuyên bố mạnh mẽ về năng lực nghề nghiệp của bạn.

Các vị trí bạn có thể đảm nhận:

Giám đốc điều hành (CEO)Giám đốc tài chính CFOGiám đốc khối quản trị rủi ro (Chief Risk Officer)Quản trị tài chính doanh nghiệp.Kế toán quản trịKiểm toánTư vấn thuếKiểm soát và quản lý ngân sách.Phân tích đầu tưNgân hàngLập kế hoach tài chính.

Bạn nên học chương trình ACCA hay MBA?

Trong quá trình tư vấn Chương trình ACCA, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng trong đó có một câu hỏi khá phổ biến. Nên lựa chọn học MBA (Thạc sỹ quản trị kinh doanh) hay chương trình ACCA?

Tại Hoa Kỳ, một chứng chỉ kế toán sẽ chỉ là chứng chỉ kế toán, kiểm toán là kiểm toán và thuế là thuế. Việc lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp sẽ dành cho người sở hữu MBA. Nhưng tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, chứng chỉ ACCA không chỉ đơn thuần là chứng chỉ Tài chính – Kế toán. Nếu bạn xem chi tiết các tài liệu đào tạo trong chương trình ACCA (ACCA Syllabus), ngoài các chủ đề tập trung vào kế toán, kiểm toán, thuế… bạn cũng được học các chủ đề liên quan đến phân tích hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành doanh nghiệp, quản trị rủi ro, luật kinh doanh, tài chính tập đoàn… Thực tế, không chỉ ở Anh mà rất nhiều quốc gia khác cũng áp dụng các tiếp cận này khi thiết kế chương trình đào tạo Tài chính – Kế toán.

Xem thêm: Hoa Thần Vũ – Page Not Found &Bull Instagram

Trong khi chương trình MBA mang đến khối lượng kiến thức khá rộng và trải dài trong các chủ điểm bao gồm kinh doanh, marketing, kế toán, nhân sự, tài chính, điều hành, quản lý, người học chương trình MBA sẽ có mục tiêu lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cho việc lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp… thì học ACCA vừa giúp bạn có thêm một tấm bằng mini-MBA và thêm vào đó, nó là chứng chỉ giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính. Người sở hữu chứng chỉ ACCA có thể làm việc tại các vị trí liên quan đến quản lý, giám đốc điều hành, quản trị rủi ro, giám đốc tài chính…

Sau Khi Học Xong chứng chỉ ACCA Bạn Nên Làm Gì?

Có rất nhiều lời tư vấn bạn nên làm gì trước khi học ACCA tuy nhiên lại không cho bạn biết nên làm gì sau khi học xong ACCA. Dưạ trên kinh nghiệm của các hội viên ACCA, dưới đây là một số ý tưởng cho bạn khi hoàn thành xong chương trình ACCA:

Đầu tiên bạn có thể làm việc trong một công ty tài chính, tư vấn tài chính, luật, thuế hoặc các công ty Big4s. Đây là cơ hội lý tưởng cho bạn để tích lũy kinh nghiệm và là bước đệm cho bạn trong các kế hoạch dài hạn tiếp theo. Các công ty luôn chào đón các ứng viên sở hữu chứng chỉ ACCA như một sự đảm bảo năng lực chuyên môn nghề nghiệp. Theo một số khảo sát hiện nay, mức lương khởi điểm cho các ứng viên sở hữu chứng chỉ ACCA tại Việt Nam hiện nay ở mức 700-800 USD tùy theo năng lực, kinh nghiệm của ứng viên.Bạn có thể học thêm các chương trình đào tạo khác, chẳng hạn như chương trình MBA – Thạc sỹ quản trị kinh doanh để giúp bạn tạo dựng vốn kiến thức và nền tảng vững chắc trong sự nghiệp của bạn.

Học Chứng Chỉ ACCA Ở Đâu?

Tại Việt Nam, Smart Train là tổ chức đào tạo Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn chất lượng Platinum (Platinum Tuition Provider) từ ACCA. Đây là danh hiệu cao nhất và uy tín nhất dành cho tổ chức đào tạo đáp ứng tốt những tiêu chuẩn khắt khe trên nhiều phương diện của ACCA như chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thi đậu, quy mô học viên…. Trong các kỳ thi ACCA vừa qua, Smart Train đều được Hiệp hội ACCA chính thức xác nhận đã liên tục giữ vững tỉ lệ thi đậu đạt chuẩn Platinum của ACCA. Là địa chỉ đào tạo ACCA tin cậy của các nhân viên kiểm toán, kế toán đến từ các doanh nghiệp hàng đầu như PwC, Deloitte, EY, KPMG, Grant Thornton, Mazars, Bayer, DKSH, Nestle, HSBC, Cargill, KTC, REE, Vinacapital, ANZ, P&G, AA Corporation, Dupont, Pepsi, PV Drilling, Amway, VNG, AASC, A&C, PetroVietnam, THP Group, BDO…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tổng hợp