Áp suất là gì? Áp suất khí quyển là gì? Nhận biết áp suất khí quyển. Độ lớn của áp suất khí quyền. Công thức tính áp suất khí quyển. Đơn vị áp suất khí quyển. Một số lưu ý về áp suất khí quyển. Cách đo lường áp suất khí quyển
Chúng ta thường hay nghe về khái niệm áp suất cũng như áp suất khí quyển qua các môn học hoặc qua giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được định nghĩa áp suất, hay áp suất khí quyển cũng như những vấn đề cơ bản liên quan đến chúng. Vậy qua bài viết hôm nay, sonlavn.com sẽ cùng bạn tìm hiểu để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này, cũng như có thêm thông tin, kiến thức nhằm hỗ trợ cho công việc hay học tập khi cần thiết.
Đang xem: áp suất khí quyển
Áp suất được hiểu là một nguồn lực được tạo ra do tác động của một đơn vị lực lên một bề mặt một vật thể khác theo chiều vuông góc.
Ví dụ: Áp lực đẩy do dùng tay đẩy vào tường, dùng bơm đẩy một lượng khí vào bánh xe làm cho bánh xe căng lên,..
Áp suất khí quyển là gì
Áp suất khí quyển hay còn gọi là áp suất không khí, được hiểu là áp lực trong bầu khí quyển Trái Đất hay của một hành tinh khác, ngôi sao khác.
Đa số các trường hợp, áp suất khí quyền gần như tương đương với áp suất thủy tĩnh do trọng lượng của không khí ở trên điểm đo. Theo đó, khi độ cao tăng thì khối lượng khí quyển giảm xuống ít hơn, do đó áp suất khí quyển giảm với độ cao ngày càng tăng.
Áp suất khí quyển tác động theo mọi phương.
Xem thêm: Toeic Là Gì ? Tại Sao Phải Học Và Thi Toeic Toeic Là Gì
Để nhận biết được áp suất khí quyển, người ta tiến hành thí nghiệm nhận biết sau:
Hút bớt không khí trong hộp sữa vỏ bằng giấy: vỏ hộp bị bẹp theo mọi phíaCắm một ống thủy tinh ngập trong nước, dùng ngón tay bịt 1 đầu và nhấc ống ra khỏi nước: nước trong ống không bị chảy ra khỏi ống và khi bỏ ngón tay thì nước lại chảy ra khỏi ống
Để xác định độ lớn của áp suất khí quyển, người ta thực hiện thí nghiệm của Torixenli và sau đó tính được áp suất khí quyển có độ lớn khoảng 103360 Pa (làm tròn là 100 000 Pa)
Ngoài đơn vị Pascal (Pa) người ta còn dùng một số đơn vị khác:
1 atm (átmốtphe) = 101325 Pa (gần bằng 100000 Pa) 1 Torr = 1 mmHg (milimét thủy ngân) = 133,3 Pa
Công thức tính áp suất khí quyển
Áp suất khí quyển được xác định theo công thức:
P = F / S
Trong đó:
P là kí hiệu của áp suất khí quyền ( N/m2 )F là kí hiệu của lực tác động lên trên bề mặt ép ( N )S là kí hiệu của diện tích bề mặt bị ép ( m2 )
Trong thực tế, áp suất khí quyển rất hiếm khi chính xác vì nó luôn thay đổi và thay đổi ở các vị trí khác nhau
Áp suất khí quyển phụ thuộc vào một số điều kiện như:
Điều kiện thời tiết. Ví dụ: Áp suất khí quyền trong ngày mưa sẽ thấp hơn áp suất khí quyền trong ngày nắngĐộ cao. Theo đó, càng lên cao, áp suất khí quyển càng nhỏ
Một trong những đơn vị để đo áp suất khí quyển là khí quyền tiêu chuẩn ( atm ) bằng 101325 Pascal. Ngoài ra còn có đơn vị với tên gọi là bầu không khí kỹ thuật ( at ), 1at = 0,968 atmMột số đơn vị khác cùng dùng để đo áp suất khí quyển như Torr, hPa, kPa hoặc mbarKhi nhắc tới áp suất khí khí quyển thì phải luôn nhắc tới áp suất tuyệt đối.
Áp suất khí quyền sẽ thay đổi khi đi trên máy bay, mặc dù có áp suất được tạo ra bên trong máy bay, áp lực vẫn giảm khi máy bay lên cao hơn. Áp lực sẽ ngày càng tăng trong tai khi máy bay hạ cánh và đến độ cao thấp hơn và sự thay đổi này thường diễn ra rất nhanhÁp suất khí quyển bằng áp suất của thủy ngân trong ống Torixenli, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian và những thay đổi này ảnh hưởng đến thời tiết của nơi đó.
Đo áp suất khí quyển
Áp suất khí quyển thường được đo bằng thủy ngân hoặc áp kế aneroid. Cụ thể, áp kế thủy ngân đo chiều cao của cột thủy ngân trong ống thủy tinh thẳng đứng và khi áp suất không khí thay đổi thì chiều cao của cột thủy ngân cũng thay đổi theo, giống như một nhiệt kế.Các nhà khí tượng đo áp suất không khí theo đơn vị gọi là khí quyển (atm). Một bầu khí quyển tương đương với 1.013 millibars (MB) ở mực nước biển, chuyển thành 760 milimét khi đo trên áp kế thủy ngân.
Áp suất không khí không đồng đều trên khắp hành tinh, phạm vi bình thường của áp suất không khí của Trái đất là từ 980 MB đến 1.050 MB. Sự khác biệt này là do hệ thống áp suất không khí thấp và cao, nguyên nhân là do sự gia nhiệt không đều trên bề mặt Trái đất và lực dốc áp suất.
Áp suất khí quyển cao nhất vào khoảng 1.083,8 MB, được đo tại Agata, Siberia, vào ngày 31 tháng 12 năm 1968. Áp suất thấp nhất từng được đo là 870 MB, được ghi nhận là Typhoon Tip đánh vào phía tây Thái Bình Dương vào ngày 12 tháng 10 năm 1979.
Xem thêm: 31 Tháng 8 Là Cung Gì – Bói Ngày Sinh Cho Ngày 31 Tháng 8, Bạn Là Cung Gì
Qua bài viết này, sonlavn.com đã chia sẽ đến bạn những thông tin về áp suất, áp suất khí quyển cũng như những vấn đề cơ bản xoay quanh hai khái niệm này. Nếu vẫn còn thắc mắc nào về vấn đề này hoặc bất kì vấn đề nào khác liên quan thì bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi, đội ngũ nhân viên sonlavn.com luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.