Lấy ý tưởng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lý Bích Hoa, Bá vương biệt Cơ chính là tác phẩm để đời của đạo diễn Trần Khải Ca khi mang về cho ông giải thưởng Cành Cọ Vàng tại liên hoan phim Cannes năm 1993 cùng nhiều thành tựu to lớn khác.
Đang xem: Bá vương biệt cơ
Poster phim Bá vương biệt Cơ
Bên cạnh tài năng của đạo diễn, không thể không nhắc đến Trương Quốc Vinh, người đã làm nên một Trình Điệp Y khắc sâu vào tâm trí của người hâm mộ. Bằng lối diễn xuất thần và tác phong nghiêm túc, chuyên nghiệp, Trương Quốc Vinh hoàn toàn làm lu mờ tất cả để chỉ khiến khán giả mãi nhớ về vai diễn của anh.
Trailer của phim Bá vương biệt Cơ
Dù đã gần ba thập kỷ trôi qua, Bá vương biệt Cơ vẫn luôn đủ sức chạm đến tận sâu trái tim những ai tìm đến nó, để cùng được đau nỗi đau nào xa lạ, cùng được căm phẫn, xót xa cho những điều đẹp đẽ đang dần chìm vào quên lãng.
1Bá vương biệt Cơ và hành trình đi tìm nàng Ngu Cơ chẳng dễ dàng
2Giấc mơ hoang đường của cả một đời người
4Nàng Ngu Cơ đẹp đẽ thuần khiết của Bá vương biệt Cơ
Có thể nói, Trương Quốc Vinh chính là người góp công không nhỏ trong việc tạo nên thành công của Bá vương biệt Cơ. Anh đã ngỏ ý để hợp tác với đạo diễn Từ Phong nhằm cho ra mắt bộ phim, thế rồi vị nữ đạo diễn trực tiếp đánh tiếng mời Trần Khải Ca tham gia sản xuất.
Tất nhiên, hiện thực hóa Bá vương biệt Cơ là một trong những quyết định sáng suốt nhất cuộc đời làm đạo diễn của Trần Khải Ca, tạo nên nhiều tiếng vang lớn lẫn mang về cho ông hàng loạt các giải thưởng danh giá khác.
Vai diễn để đời của Trương Quốc Vinh trong Bá vương biệt Cơ
Dàn diễn viên chính trong Bá vương biệt Cơ là các tên tuổi sáng giá của điện ảnh Trung Hoa thời bấy giờ, với Trương Phong Nghị trong vai Đoàn Tiểu Lâu, Củng Lợi vai Diệu Linh.
Thế nhưng, câu hỏi khó lại được đặt ra cho nhân vật Trình Điệp Y, liệu ai có thể đủ sức hóa thân vào linh hồn của bộ phim. Một vài cái tên đã được cân nhắc, để rồi cuối cùng Trương Quốc Vinh là người được chọn.
Đáp lại những sự nghi ngờ lẫn coi thường đến từ đoàn làm phim, anh từng bước chứng tỏ được năng lực của bản thân, biến Bá vương biệt Cơ trở thành tác phẩm đặc biệt đến nỗi ai cũng phải thốt lên rằng nó sinh ra là để dành cho anh.
Nàng Ngu Cơ tuyệt vời nhất của màn ảnh Trung Hoa
Nếu không phải là Trương Quốc Vinh, sẽ không thể nào có một Trình Điệp Y vừa dịu dàng uyển chuyển, vừa mềm mại yêu kiều. Từng cử chỉ dáng điệu, từng ánh mắt nụ cười đều gây sát thương cao đối với những ai trót lỡ theo dõi bộ phim.
Đọng lại trong lòng khán giả chính là hình ảnh của nàng Ngu Cơ một đời son sắt, mãi mãi bảo vệ lý tưởng và giấc mơ cao đẹp dành cho Kinh kịch, dành cho nghệ thuật dân tộc.
Anh dường như đã xóa tan mọi khoảng cách giữa diễn xuất và đời thực, để chỉ đem lại một tác phẩm không thể nào xuất sắc hơn. Nét diễn như không diễn của Trương Quốc Vinh hãy còn ám ảnh người xem mãi về sau này.
Bá vương biệt Cơ mở đầu bằng khung cảnh tại một nhà hát, trên sân khấu là hai người đàn ông đã hơn hai mươi năm không còn tham gia diễn kịch cùng nhau. Sau đó, thời gian dần lùi về những tháng năm thời thơ ấu của hai người, hai đứa trẻ Trình Điệp Y và Đoàn Tiểu Lâu.
Đức Chí (Trình Điệp Y thuở nhỏ) vốn là con của một gái điếm, bởi vì mỗi ngày một lớn lên khiến mẹ cậu bé không thể giấu diếm để tiếp tục nuôi dưỡng cậu nên bà đành bán con cho gánh hát, để cậu theo học nghề diễn Kinh kịch.
Nét diễn xuất thần của tiểu Điệp Y cũng là một yếu tố tạo nên giá trị của Bá vương biệt Cơ
Tại nơi này, Đức Chí gặp Sĩ Tứ (Đoàn Tiểu Lâu thuở nhỏ), được cậu bạn bảo vệ khỏi sự kỳ thị và chế giễu của những đứa trẻ khác trong đoàn hát. Ngày qua ngày, cả hai lớn lên cùng nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học kịch, cùng diễn Bá vương biệt Cơ, vở kịch cổ đang rất được yêu thích.
Đức Chí lúc này đã trở thành Trình Điệp Y được rất nhiều người mến mộ, bên cạnh Sĩ Tứ nay cũng đã là một Đoàn Tiểu Lâu vạm vỡ gió sương. Trình Điệp Y ngày càng lún sâu vào tình cảm dành cho Đoàn Tiểu Lâu, còn người kia thì hoàn toàn chẳng đoái hoài.
Xem thêm: GiảI M㣠Cung Kim Ngưu Thuộc Mệnh Gì, Hợp Với Màu Gì
Mọi thứ dường như tan vỡ khi người thân yêu nhất phản bội mình
Trình Điệp Y yêu say đắm Đoàn Tiểu Lâu, hay chỉ bởi vì anh không thể thoát khỏi vai diễn về nàng Ngu Cơ thủy chung son sắt với Sở vương Hạng Vũ trong vở kịch đã làm nên tên tuổi hai người.
Cứ thế, tình cảm trở thành nỗi ám ảnh suốt cuộc đời Trình Điệp Y, khiến anh đi từ thất vọng này đến vỡ tan khác. Cả một đời hy sinh cho mộng tưởng mình thêu dệt, đến cuối cùng chỉ còn lại đắng cay, phản bội và những ngộ nhận huyễn hoặc.
Xuyên suốt bộ phim Bá vương biệt Cơ là những sự lặp lại của phản bội, của phụ bạc, khiến nhân vật chính dần rơi vào nỗi ám ảnh đầy day dứt. Vòng xoáy thời đại buộc con người phải thay đổi để thích nghi, hay đó chỉ là lời ngụy biện cho những kẻ đê hèn sống mà không có lý tưởng.
Bi kịch nhen nhóm kể từ lúc Đoàn Tiểu Lâu tuyên bố cưới vợ, mà người vợ này lại là một cô gái điếm. Mặc cho lời khuyên ngăn của Trình Điệp Y, Tiểu Lâu vẫn một mực phải cưới cho bằng được Diệu Linh .
Mâu thuẫn ngày một tăng giữa ba nhân vật chính trong Bá vương biệt Cơ
Bầu trời sụp đổ trong lòng Trình Điệp Y khi phải đánh đổi để có được thanh kiếm mang về tặng cho người mình thương mến nhưng đáp lại chỉ là sự phớt lờ và chối bỏ. Khoảnh khắc anh ngoảnh mặt quay đi, chính là khoảnh khắc tan nát cả cõi lòng.
Bá vương biệt Cơ dìu khán giả bước qua từng cung bậc cảm xúc của tình yêu và đổ vỡ. Ngu Cơ yêu Bá Vương, tình yêu ấy dường như theo Trình Điệp Y từ sân khấu đến tận ngoài cuộc sống và đối với anh, Đoàn Tiểu Lâu mãi mãi là một Sở Bá Vương oai hùng chí khí ngút trời.
Những con người của giấc mộng xưa đứng giữa thời khắc chuyển giao của chế độ mới
Rồi giấc mơ tan vỡ, người không thể cạnh bên người đắp xây, Đoàn Tiểu Lâu chỉ là một gã trai thô kệch, đâu so bì được với một quân vương lẫm liệt của Kinh kịch. Gã phản bội lại niềm tin của Trình Điệp Y dành cho mình, rồi cũng sẵn sàng phản bội lại tình yêu gã dành cho người vợ.
Bá vương biệt Cơ xây dựng bối cảnh ở những năm tháng đầy biến động của lịch sử Trung Hoa, khi liên tiếp các đảng phái thay nhau lật đổ giành chính quyền. Ở giữa bối cảnh loạn lạc ấy, mối quan hệ của các nhân vật lại càng được dịp khai thác và đào sâu.
Dẫu cho bao sóng gió thăng trầm, Trình Điệp Y của Bá vương biệt Cơ vẫn giữ nguyên tình yêu đối với Kinh kịch, với cái đẹp của văn hóa dân tộc từ ngàn xưa. Chính vì nỗi ám ảnh với sân khấu đã tạo thành bi kịch trong cuộc đời Trình Điệp Y.
Anh đem hai thứ nhập làm một, cho rằng Kinh kịch cũng chính là cuộc đời anh, rồi mặc định phải một lòng một dạ với quân vương của mình. Đến khi nhận ra sự thật phũ phàng, cả một thế giới quan đảo lộn, Trình Điệp Y chơi vơi không tìm được điểm tựa nào để bám víu.
Cũng chính anh là người đã quyết liệt phản đối việc đưa Cách mạng vào Kinh kịch, cho rằng mỗi một loại hình nghệ thuật chỉ phù hợp với một tiếng nói riêng biệt. Kinh kịch chỉ dành riêng cho những điển tích xưa, thuộc về những gì đã nằm gọn trong lịch sử.
Cái chết của Trình Điệp Y tượng trưng cho sự lụi tàn của cả một nền văn hóa lâu đời
Sau tất cả, anh bị bạn bè quay lưng, bị người thân phản bội, mất hết niềm tin vào mọi thứ, cuộc đời Trình Điệp Y chỉ là một chuỗi những ác mộng kéo dài. Đến cuối cùng, anh lựa chọn chấm dứt chuỗi ác mộng ấy, bằng lưỡi kiếm mà ngày xưa anh đánh đổi để mang về.
Bá vương biệt Cơ khép lại bằng cái chết của Trình Điệp Y, nàng Ngu Cơ suốt một đời ôm mộng ảo và nỗi ám ảnh dành cho những điều đẹp đẽ không có thật, khép lại kỳ vọng của Trình Điệp Y về nền nghệ thuật đang dần bị tha hóa, mai một.
Nhiều ý kiến cho rằng Trương Quốc Vinh trong các tác phẩm của Vương Gia Vệ là xuất sắc nhất, đó là chàng playboy của A Phi Chính Truyện, một Hà Bảo Vinh xốc nổi trong Xuân Quang Xạ Tiết hay gã kiếm khách Âu Dương Phong của Đông Tà Tây Độc.
Xem thêm: Tóm Tắt Công Thức Lý 11 Đầy Đủ, Ngắn Gọn, Dễ Nhớ, Dễ Hiểu, Công Thức Vật Lí 11 Đầy Đủ Nhất
Thế nhưng, hình ảnh nàng Ngu Cơ của Bá vương biệt Cơ mới là đỉnh cao trong diễn xuất của nam tài tử, đó là điều đã được kiểm chứng và công nhận cùng tháng năm.