Phân Tích Bài Ca Ngất Ngưởng (Nguyễn Công Trứ, Bài Ca Ngất Ngưởng

Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng là một trong những yêu cầu cơ bản đối với học sinh sau khi học tác phẩm này. Thực hiện yêu cầu này không khó nếu các bạn nắm được những vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Sau đây Kiến Guru xin gợi ý các bạn một số nội dung cần có trong bài viết để các bạn có một nguồn tư liệu tham khảo và làm đề phân tích Bài ca ngất ngưởng thật tốt nhé!

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

Trong bài phân tích bài thơ Bài Ca Ngất Ngưởng này, đầu tiên chúng ta nên giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Công Trứ.

Đang xem: Bài ca ngất ngưởng

*

1. Tác giả

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là người con của vùng đất học vang danh – Hà Tĩnh.Ngay từ bé, ông đã tỏ rõ khí chất của một con người bản lĩnh, cứng cỏi. Sau khi đỗ đạt vinh quy, ông có hai mươi tám năm phụng sự cho triều đình. Dù chỉ là một vị quan, nhưng Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện tư tưởng, chính kiến của mình chứ không hề nhân nhượng trước bất kì phe phái, thế lực nào trong chốn quan trường. Đối diện với nhiều thăng trầm và dù tính tình phóng khoáng, ngất ngưởng nhưng trước sau như một, Nguyễn Công Trứ vẫn là người hết lòng vì dân, vì nước. Biểu hiện là trong suốt quá trình làm quan hay đến khi lui về sống cuộc sống riêng của mình, ông vẫn rất nhiệt tâm với công cuộc khai khẩn, tu bổ nhà chùa hay dẹp giặc ngoại xâm. Đặc biệt khi về già, ở tuổi bảy mươi, ông vẫn thể hiện khí khái của mình bằng việc tự nguyện xin xông pha ra trận địa để quyết chiến với kẻ thù.

Về sáng tác thơ văn, đa phần các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ đều viết bằng chữ Nôm nhưng được biểu hiện bằng nhiều thể loại khác nhau: phú, hát nói, thơ Đường luật. Dấu ấn tác giả thể hiện đặc sắc nhất trong các tác phẩm ấy chính là nét phong lưu tài tử và tiết tháo khảng khái của ông.

2. Tác phẩm

Bài phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng xin được tiếp tục với phần giới thiệu về tác phẩm. Bài ca ngất ngưởng được viết bằng thể loại hát nói. Tác phẩm được đánh giá là một trong những bài thơ xuất sắc của Nguyễn Công Trứ ở thể loại này. Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh có tính dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ, đó là khi ông đã cáo quan về hưu. Bài ca ngất ngưởng được viết để người đọc có dịp nhìn lại hành trình cuộc đời của tác giả.

*

II. Hướng dẫn phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Việc phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng sẽ được triển khai qua bốn vấn đề sau:

1. Cảm hứng chủ đạo của tác giả

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được gợi lên bởi từ “ngất ngưởng”. Từ này mang ý nghĩa gợi tư thế không chắc chắn, dễ bị ngã đổ, chao nghiêng. Trong bài thơ, “ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ diễn tả mang hàm ý nói về tư thế, thái độ sống phóng khoáng, tự do và có phần ngang tàng của ông.

Qua cảm hứng ấy, có thể thấy phần nào thấy được việc Nguyễn Công Trứ tự nhận thức như thế nào về bản lĩnh, khí khái của mình. Đó cũng nét tính cách mà ông bộc lộ trong suốt quá trình làm quan và kể cả khi đã cáo lui về hưu.

Nói về cảm hứng chủ đạo là nội dung quan trọng của việc phân tích Bài ca ngất ngưởng.

Xem thêm: Quy Trình Là Gì – Phân Biệt Quá Trình Và Qui Trình

*

2. Sáu câu thơ đầu

Trong sáu câu thơ đầu, nhà thơ đã tóm tắt sơ lược về cuộc đời làm quan của mình. Mở đầu, ông tuyên bố suy nghĩ của mình về chí làm trai:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Câu thơ ấy có nghĩa là trong trời đất, dường như không có điều gì mà tác giả không xem là phận sự của mình. Bên cạnh đó ông xem việc “vào lồng” chính là cơ hội để ông bộc lộ tài năng, tính cách của bản thân hơn việc xem đó là thử thách, là trói buộc. Từ quan niệm đó của mình, Nguyễn Công Trứ đã lược thuật về những nhiệm vụ ông đảm đương như Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên. Thái độ khi khoe danh vị chức tước bộc lộ rõ là sự tự tin, bởi ông làm được những điều đó đều dựa vào tài năng, sức lực của mình. Ông có thế mạnh cả về văn chương lẫn tài dùng binh. Đó chính là cơ sở để nhà thơ khẳng định lí tưởng cũng như tài năng, công trạng của chính mình.

3. Mười câu thơ tiếp theo

Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ giới thiệu về sở thích của mình cũng như quan niệm của ông về cách sống ở đời. Đầu tiên, ông thể hiện niềm vui nếu được cưỡi bò đeo đạc ngựa hay đi chùa mà theo sau là gót tiên. Đó đều là những sở thích có phần khác thường, lạ lẫm thậm chí là ngông nghênh. Nhưng dẫu cho “bụt có nực cười”, ông vẫn một mực giữ thái độ “ngất ngưởng” và coi là tôn chỉ của cuộc đời.

Sau đó, Nguyễn Công Trứ gửi gắm vào những dòng thơ quan niệm sống cụ thể. Ông nói về chuyện “được mất”, đặt mình vào thế đối sánh với thái thượng nhằm nói lên sự bất cần, không màng đến dư luận, đến sự dèm pha của người đời. Ông nói về thú vui ca, tửu, cắc, tùng để tự sự về cảm giác thích thú, vui vẻ trước cuộc sống muôn màu mà ông khám phá. Ông cũng nói về việc sống thoát tục nhưng không phải là Phật, cũng chẳng phải là tiên. Tất cả những điều nói trên nhằm thể hiện một điều, đó là quan niệm mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ.

4. Ba câu thơ cuối

Những câu thơ cuối là một sự khẳng định một lần nữa về bản thân. Trước hết đó là sự khẳng định về tài năng và phẩm chất trung kiên của bản thân. Ông dẫn ra các trường hợp về những người nổi tiếng có chiến công hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật,… như một sự đối chiếu để nói về tài năng cũng như sự trung thành của một bề tôi.

Thứ hai, cái ông muốn khẳng định hơn cả có lẽ là sự “ngất ngưởng” – đây cũng là điều được ông thể hiện thường xuyên trong bài. Ông bảo “Trong triều ai ngất ngưởng được như ông” như một lời tuyên ngôn về cá tính của mình – ông sẽ sống đúng với tinh thần ngất ngưởng ấy, dù có vượt ra ngoài quan điểm hà khắc của giáo lí Nho gia.

Xem thêm: Sinh Ngày 27 Tháng 7 Là Cung Gì ? Sinh Ngày 27 Tháng 7

Làm rõ ba câu cuối cũng chính là phần khép lại nội dung của bài phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng.

5. Nghệ thuật độc đáo

Về nghệ thuật của Bài ca ngất ngưởng, các bạn học sinh cần phân tích làm rõ những điểm đặc sắc về nghệ thuật sau: sự thành công trong việc sử dụng thể hát nói, giọng điệu trào phúng, tự tin và bên cạnh đó là việc dẫn dắt những điển tích, điển cố. Khi phân tích những đặc điểm nói trên, cần chỉ rõ vị trí cụ thể của nó và nêu hiệu quả sử dụng các biện pháp nói trên đối với tác phẩm, các bạn nhé!

Quả thật, khi các bạn vận dụng những gợi ý trên đây cho bài làm phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng, việc đạt được những số điểm như mong muốn sẽ không còn khó khăn nữa. Kiến Guru chúc các bạn thành công!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: bài tập tổng hợp