Các Biện Pháp Tu Từ – Biện Pháp Tu Từ Là Gì

Các biện pháp tu từ đóng vai trò quan trọng trong cách diễn đạt và truyền tải cảm xúc. Vậy biện pháp tu từ là gì? Hãy cùng sonlavn.com tổng hợp tất cả các biện pháp tu từ được học qua bài viết dưới đây nhé!

*

Tổng hợp kiến thức về các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là gì?

Đây là cách sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt trong ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm và tạo ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, người nghe.

Đang xem: Các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ có tác dụng gì?

So với cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Đồng thời, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể hơn, sinh động hơn. Trong các tác phẩm văn học, các biện pháp tu từ được dùng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.

Tổng hợp các biện pháp tu từ thường gặp và ví dụ minh họa

Có mấy biện pháp tu từ? Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9, chúng ta đã được học các biện pháp tu từ sau:

*

Bảng tóm tắt các biện pháp tu từ đã học

Biện pháp tu từ cú pháp

Là cách phối hợp và sử dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng giá trị biểu cảm trong cách diễn đạt.

Một số biện pháp tu từ cú pháp thường gặp là:

Đảo ngữ:

Là biện pháp thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp trong câu nhằm tác dụng nhấn mạnh và làm cho câu văn trở nên sinh động, hài hòa về âm thanh hơn,…

Ví dụ:

“Lơ thơ tơ liễu buông mành,

Con oanh học nói trên nhành mỉa mai.”

=> “Lơ thơ” được đảo lên đầu câu nhằm tác dụng nhấn mạnh sự ít ỏi của sự vật.

Chêm xen (thêm thành phần phụ chú cho câu)

Là chêm thêm một cụm từ không có quan hệ ngữ pháp vào trong câu. Biện pháp này có tác dụng giúp bổ sung thêm thông tin cho câu hoặc bộc lộ cảm xúc. Nó thường đứng sau dấu gạch nối “- “ hoặc đứng trong dấu ngoặc đơn. “()”.

Ví dụ:Bạn ấy (cô gái mặc váy trắng) trông xinh chưa kìa!”

Bộ phận chêm thêm “Cô gái mặc váy trắng” có tác dụng bổ sung thêm thông tin cho đối tượng được đề cập đến.

Câu hỏi tu từ

Là câu hỏi được đặt ra nhưng không cần câu trả lời mà chủ yếu là để nhấn mạnh nội dung người nói đề cập đến. Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe vào một mục đích cụ thể nào đó. Do vậy, chúng tồn tại dưới hình thức một câu hỏi nhưng thực chất đó là một câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc.

Ví dụ:

“Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?”

=> Câu hỏi tu từ “Bây giờ tan tác về đâu?” được sử dụng để nhấn mạnh sự chia lìa, mất mát, hoang tàn của quê hương trong chiến tranh.

Biện pháp tu từ so sánh

Là biện pháp được dùng để so sánh, đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác dựa trên một điểm tương đồng nào đó.

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong quá trình diễn đạt.Gợi trí tưởng tượng phong phú cho người đọc, người nghe. Mục đích của so sánh đôi khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà được diễn tả giúp người đọc, người nghe có thể hình dung sự vật một cách cụ thể và sinh động hơn.

Ví dụ: “Đẹp như tiên”, “hôi nhu cú”,…

Một phép so sánh được cấu tạo từ hai vế là: vế so sánh và vế được so sánh. Giữa hai vế thường xuất hiện các từ so sánh và được chia thành hai loại:

So sánh ngang bằng với các từ so sánh như: là, giống như, tựa như, y như, bao nhiêu …bấy nhiêu. Ví dụ: “Xinh như hoa”, “Cười tươi như hoa”,…So sánh không ngang bằng với các từ so sánh như: kém, hơn, chẳng bằng, hơn là, không bằng,… Ví dụ: “Bạn nên chọn chân váy chữ A hơn là chân váy dài”.

*

So sánh là đối chiếu các sự vật, hiện tượng dựa trên một điểm tương đồng nào đó

Biện pháp tu từ nhân hóa

Là gọi tên của sự vật, hiện tượng, con vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc mô tả suy nghĩ, hành động, tính cách của con người. Nhờ vậy mà sự vật, hiện tượng trở nên sinh động và gần gũi hơn. Đồng thời, nó còn giúp tăng tính biểu cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”. (Trò chuyện với vật như đang trò chuyện với người).

Hay: Chị ong nâu, ông mặt trời, chú gà trống,… (dùng những từ ngữ vốn để chỉ người để gọi vật).

Biện pháp tu từ liệt kê

Là sự tiếp nối hoặc sắp xếp các từ/ cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc một khía cạnh, tư tưởng hay tình cảm nào đó.

Phép liệt kê được sử dụng trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết được phép liệt kê, chúng ta có thể quan sát xem trong bài viết có xuất hiện các từ, cụm từ nối tiếp nhau hoặc được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy, dấu phẩy.

Trong tiếng Việt, phép liệt kê được chia thành 4 loại như sau:

Theo cấu tạo: Gồm có liệt kê theo cặp và không theo cặp.Theo ý nghĩa: Gồm có liệt kê tăng tiến và không tăng tiến.

Ví dụ: Gia đình tôi gồm có 4 người: Tôi, chị gái tôi và bố mẹ tôi (liệt kê tăng tiến).

Nhà bà ngoại em nuôi rất nhiều con vật như: chó, mèo, lợn, gà, thỏ và chim (liệt kê theo từng cặp).

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Là gọi tên của sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật hoặc hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi cảm khi diễn đạt.

Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:

Ẩn dụ hình thức: Là cách chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hay hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về hình thức. Tuy nhiên với cách ẩn dụ này, người viết đã giấu đi một phần ý nghĩa.

Ví dụ: “Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” => Hoa dâm bụt có màu đỏ trông như những đốm lửa.

Ẩn dụ cách thức: Là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hay hiện tượng với nhau dựa trên nét tương đồng về cách thức. Với hình thức này, người viết có thể đưa nhiều hàm ý ẩn chứa vào trong câu nói.

Xem thêm: Sinh Ngày 22/6 Là Cung Gì ? Mệnh Gì & Tính Cách Con Người

Ví dụ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây – Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Ẩn dụ phẩm chất: Là sự chuyển đổi về tên gọi giữa các sự vật hay hiện tượng nào đó dựa trên những nét tương đồng về phẩm chất và tính chất.

Ví dụ: “Người Cha mái tóc bạc – Đốt lửa cho anh nằm” => Người Cha dùng để chỉ Bác Hồ.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Đặc điểm, tính chất của sự vật đúng ra được mô tả bằng giác quan này nhưng lại được người nói sử dụng giác quan khác.

Ví dụ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” => Thực tế, tiếng chim được cảm nhận bằng thính giác nhưng ở đây tác giả đã chuyển sang cảm nhận bằng thị giác “sáng cả rừng”.

*

Tổng hợp kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ

Là biện pháp dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng hay khái niệm khác có quan hệ gần gũi (mối quan hệ tương cận, chứ không phải tương đồng như ẩn dụ) với nhau nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có 4 hình thức hoán dụ phổ biến:

Lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể: Ví dụ: “ Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.Lấy vật chứa đựng để gọi tên cho vật bị chứa đựng: Ví dụ: Cả lớp reo hò vang dội => “Cả lớp” mang ý nghĩa chỉ những người có mặt trong lớp.Sử dụng dấu hiệu của sự vật, hiện tượng để gọi tên cho sự vật, hiện tượng đó: Ví dụ: Cô gái mặc váy trắng đang ôm chú mèo Anh.Lấy cái cụ thể để nói đến cái trừu tượng.

Biện pháp tu từ nói quá

Là cách nói phóng đại về tính chất, mức độ của sự vật hoặc hiện tượng đang được miêu tả. Nói quá còn được gọi là ngoa ngữ, phóng đại, khoa trương, cường điệu,… và được sử dụng phổ biến trong văn chương.

Biện pháp tu từ nói quá được dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng với người đọc và tăng sức gợi cảm khi diễn đạt.

Ví dụ: “Lỗ mũi mười tám gánh lông – Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

Biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh

Là cách diễn đạt tế uyển chuyển, tế nhị nhằm tránh gây cảm giác nặng nề, ghê sợ, đau buồn; tránh sự thô tục hay thiếu lịch sự. Đồng thời cũng thể hiện thái độ lịch sử, nhã nhặn của người nói, thể hiện sự tôn trọng của người nói đối với người nghe.

Ví dụ: “Bác ấy đã đi rồi!” => Làm giảm sự đau buồn, mất mát.

*

Biện pháp nói giảm, nói tránh

Điệp từ, điệp ngữ

Là cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hoặc cụm từ nhằm nhấn mạnh, gợi liên tưởng, tạo ấn tượng,…. và tạo nhịp điệu trong cách diễn đạt.

Ví dụ:

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta”.

=> Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã sử dụng phép lặp cấu trúc “… là của chúng ta” để khẳng định quyền dân tộc và bộc lộ sự vui sướng, tự hào của bản thân về đất nước “nghìn năm văn hiến”.

Có 3 dạng điệp ngữ thường gặp là:

Điệp ngắt quãng: Là lặp đi lặp lại các từ/ cụm từ ngắt quãng với nhau, không có sự liên tiếp.Điệp chuyển tiếp (còn được gọi là điệp vòng).Điệp nối tiếp: Lặp đi lặp lại các từ/ cụm từ nối tiếp với nhau.

Chơi chữ

Đây là một trong các biện pháp tu từ ngữ âm được sử dụng phổ biến để đả kích, châm biếm hoặc dùng để vui đùa. Chơi chữ vận dụng linh hoạt những đặc điểm về chữ viết, ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng để tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm giúp cho cách diễn đạt trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

Ví dụ: “Nửa đêm, giờ tý, canh ba – Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi”.

Có 4 hình thức chơi chữ thường gặp:

Dùng cách từ đồng nghĩa hoặc từ gần nghĩa.Dùng cách nói lái.Dùng cách từ đồng âm.Dùng từ trái nghĩa.

Tương phản, đối lập

Là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ đối lập nhau nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ: “Anh lên xe trời đổ cơn mưa – Em xuống núi, nắng về rực rỡ”.

=> Tác giả đã sử dụng hai cụm từ đối lập: lên >

Bài tập về các biện pháp tu từ

Dạng 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng của chúng. Dạng bài tập này sẽ giúp học sinh ôn tập kiến thức về các biện pháp tu từ và tăng khả năng cảm thụ văn học.

Xem thêm: Bài Tập Nâng Cao Tiếng Anh Lớp 9 Unit 2 City Life, Unit 2 Lớp 9: City Life

Dạng 2: Viết 1 đoạn văn sử dụng các biện pháp tu từ đã học.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc biện pháp tu từ là gì và tổng hợp các biện pháp tu từ được học qua các cấp. Mong rằng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tổng hợp