Cách Chuyển Giấc Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc Và Cách Khắc Phục

*

– Luyện ngủ cho con là cả một hành trình, mà không phải lúc nào cũng có thể sớm thu được quả ngọt. Từng thất bại nhiều lần khi hỗ trợ con trong quá trình luỵện ngủ, nhưng chị Tanya Phạm (sống tại Nga) đã tự đúc rút ra kinh nghiệm và thành công bất ngờ.

Chị Tanya Phạm chia sẻ, 100% các mẹ đều mệt mỏi vì sau kì trăng mật các em bé cứ ngủ 30-40 phút lại dậy gào khóc. Nhưngmẹ thì không hiểu lý do vì sao và làm thế nào để giúp con.

Đang xem: Cách chuyển giấc cho trẻ sơ sinh

Kiến thức “khô khan” nhưng nhất định mẹ cần biết về giấc ngủ của bé

Bà mẹ trẻ nhấn mạnh, ngủ của chúng ta đều trải qua một xâu chuỗi liên tục và lần lượt 2 giai đoạn ngủ lặp đi lặp lại là:

– Ngủ sâu (non-REM) đây là khoảng thời gian để não bộ, cơ thể phục hồi, chúng ta thường ngủ rất say, khó đánh thức ở giai đoạn này.

– Ngủ nông (REM) là khoảng thời gian các noron thần kinh, não bộ phát triển và kết nối mạnh mẽ. Các bé thường học kĩ năng cả về thể chất lẫn tinh thần trong chu kì ngủ này. Do đó, cha mẹ có thể thấy bé tập lật, lẫy, bò, ngồi, đứng trong khi ngủ. Đây cũng là chu kì ngủ mà chúng ta hay mơ, dễ bị tỉnh giấc nhất.

Chị Tanya Phạm và bé Gấu (Ảnh: NVCC)

Chỉ khác là 1 chu kì ngủ ở người lớn thường kéo dài 90 phút và chúng ta dễ dàng chuyển tiếp giấc ngủ sang chu kì ngủ mới, còn trẻ sơ sinh thì không. Chu kì ngủ của bé rất ngắn chỉ từ 30-45p và không phải bé nào cũng có thể tự chuyển giấc được. Đây chính là lý do các mẹ hay thắc mắc: tại sao con em đang ngủ lại khóc xong lại ngủ tiếp, tại sao con vừa ngủ 30 phút đã dậy.

Câu trả lời chính là do bé tự chuyển giấc chưa tốt hoặc bị catnap. Các mẹ cần phân biệt rõ 2 khái niệm này. Khi bé ngủ được 1 chu kì (30-45 phút) tỉnh dậy, mẹ hỗ trợ suốt đến khi hết nap mà con không thể ngủ lại, đó là catnap. Nhưng bé đang ngủ tỉnh dậy khóc, mẹ áp dụng nút chờ sau đó hỗ trợ, con ngủ lại được, là do bé chuyển giấc chưa tốt.

Kể cả nguyên nhân là do catnap hay bé chưa chuyển giấc tốt thì đều đáng sợ. Vì con không có giấc ngủ chất lượng, thì thời gian thức (Wt) kế tiếp con không thể thức nổi, dễ cáu gắt, ngủ gật làm lịch Easy ngày hôm đó thất bại.

Chữa capnap như thế nào?

“Bản thân mình đã từng đi hỏi khắp nơi, đọc sách ngày đêm để kiếm cách chữa catnap cho con. Và mình phát hiện ra sự thật rằng catnap không thể chữa được. Tuy nhiên, các mẹ đừng buồn.

Mẹ chỉ có thể giúp con bằng cách kiểm tra lại lịch sinh hoạt hiện tại, có còn phù hợp với con hay không? Bé đã biết tự ngủ tốt chưa? Con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay khủng hoảng ngủ hay không? Mẹ có áp nút chờ triệt để chưa? Mẹ có hỗ trợ con sai cách hay không?”, mẹ bé Gấu nhấn mạnh.

Bà mẹ trẻ đã dành cả thanh xuân để hỗ trợ con chuyển giấc nhưng thất bại (Ảnh: NVCC)

Dạy con cách tự chuyển giấc

Theo chị Tanya Phạm, có 1 vài cách sau đây mẹ có thể tập cho bé để con học cách tự chuyển giấc:

1.Nút chờ.

2.Wake to sleep – đánh thức để ngủ.

Mẹ biết con cứ ngủ được 30 phút là sẽ dậy khóc, thì sẽ canh tầm 20-25 phút, khi con đang trong quá trình ngủ sâu sẽ vào vuốt má, sờ tai, thấy bé đang ngủ say thở dài phượt một cái hoặc trở mình là được.

Xem thêm: Hát Về Mẹ Không Quảng Cáo – 15 Bài Hát Về Mẹ Khiến Cả Thế Giới Phải Khóc

3.Canh vỗ – Không cho con có cơ hội được khóc.

Mẹ canh khi con ngủ được 20-25 phút, vừa bắt đầu ọ ẹ trở mình thì hỗ trợ ti giả và vỗ luôn. Hoặc mẹ vào phòng bế bé lên vỗ, đung đưa. Bé sẽ không phân biệt được vì bé đang ngủ mẹ bế vỗ, nhắm mắt nằm trên cũi/giường mở mắt cũng vậy nên không sợ bé bị quen.

Những sử dụng nút chờ một cách khoa học chính là bí quyết thành công của bà mẹ Việt Kiều (Ảnh: NVCC)

Tuy nhiên, bà mẹ Việt kiều cũng nhấn mạnh: “Trong những cách mình vừa nói thì cách 2-3 chỉ là tạm thời. Hiệu quả với những bé còn nhỏ, nhưng con càng lớn càng không có tác dụng. Vì nguyên nhân chính vẫn là con chưa biết cách và mẹ không cho con cơ hội “học chuyển giấc”.

Mình đã từng dành cả thanh xuân để hỗ trợ con vì nhiều lý do. Cũng như các mẹ, mình xót con, cảm thấy ác/ có lỗi khi để con khóc, áp lực từ gia đình… cho đến khi mình quá mệt mỏi vì con catnap 100% các giấc ngày. Mẹ hỗ trợ kiểu nào con cũng không thể ngủ lại được, chữ Y- your time trong Easy là thời gian mẹ nghỉ ngơi, dành cho bản thân, mà mình thì lại ngồi canh con khóc, hỗ trợ con… Mình thậm chí bị ám ảnh bởi tiếng khóc của con đến nỗi ngủ cũng mơ thấy con khóc.

Vậy là mình quyết định áp dụng nút chờ cho con triệt để khi con được 5 tuần. Ban đầu là 1, 3 rồi 5, 7 phút. Mẹ sẽ không thấy hiệu quả ngay đâu. Vì con cần thời gian để làm quen, để học cách tự chuyển giấc. Mình chờ hái quả ngọt đến mức chai lì, không còn cảm xúc khi nghe tiếng con khóc nữa, con vừa ngủ được tí đã dậy khóc, mình áp dụng nút chờ, nhìn đồng hồ hết nút chờ là vào hỗ trợ con. Cứ như thế ngày này qua ngày khác.

Bất ngờ, vào 1 ngày đẹp trời con ngủ thẳng 2h hết nap không 1 tiếng ọ ẹ. Mình còn ngạc nhiên, đi ra đi vào kiểm tra, thậm chí sờ mũi con xem còn… thở không. Mình mừng phát khóc, bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của mẹ cuối cùng cũng giúp con biết cách tự chuyển giấc rồi”, chị Tanya Phạm xúc động kể lại.

Kết quả chị đã thu được quả ngot một thời gian ngắn sau đó (Ảnh: NVCC)

Và từ đó đến nay, chị nhàn rất nhiều, con biết tự chuyển giấc 95%, rất ít khi cần mẹ hỗ trợ vì giờ con còn biết tự mò ti giả nhét vào miệng rồi. Theo đó, bà mẹ trẻ nhấn mạnh sử dụng nút chờ không phải mẹ ác với con hay bỏ mặc con, mà là mẹ đang cho con cơ hội và thời gian để học chuyển giấc. Bé học càng nhiều, càng sớm thì càng nhanh thành thạo.

Còn nếu mẹ thấy không thể sử dụng nút chờ cho con, xác định hỗ trợ con thì yên tâm, trước sau gì con cũng sẽ biết tự chuyển giấc, chỉ là có thể sẽ rất lâu… đến khi con 1 tuổi chẳng hạn.

Nhanh hay chậm là tuỳ từng bé. Đặc biệt, mẹ áp nút chờ càng sớm thì càng nhanh hiệu quả, nếu đợi bé lớn (qua 12w) mới sử dụng nút chờ thì mẹ xác định là bé sẽ gào khóc rất nhiều. Con lớn rồi, có nhận thức rồi nên sẽ khó hơn các bé nhỏ rất nhiều.

Xem thêm: Bệnh Polyp Cổ Tử Cung Là Gì ? Triệu Chứng & Thuốc Bệnh Polyp Cổ Tử Cung Là Gì

Bên cạnh đó, mẹ đừng áp dụng nút chờ 5-7 hôm xong bảo nút chờ không có hiệu quả, Vì bé của chúng ta cần rất nhiều thời gian để làm quen, để học 1 thói quen mới. Tóm lại, chị Tanya Phạm nhận đình muốn con biết tự chuyển giấc, mẹ cần áp dụng nút chờ cho con triệt để và kiên nhẫn, thật kiên nhẫn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Chuyển file