Bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) khác với bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý hay một vấn đề trong đời sống. Ngoài bố cục ba phần có mở bài, thân bài và kết bài thì ngoài ra một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện phải nêu bật được các luận điểm, luận cứ nhằm nêu lên sư cảm nhận và ý kiến cá nhân của người viết về tác phẩm (hay đoạn trích) văn học đó. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)” Ngữ văn 9 hay nhất mà sonlavn.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để có thể hiểu được rõ hơn cách làm một bài văn nghị luận dạng này là như thế nào đồng thời, có thể làm được một bài văn hoàn chỉnh dựa vào những lý thuyết được học.
Đang xem: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
123456
1 1
2 1
3 0
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.Câu hỏi:a) Các đề bài đã nêu ra vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?Trả lời:a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận sau:Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương.Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim LânThân phận của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài yêu cầu ở người đọc những thao tác làm bài khác nhau. Cụ thể như:
Suy nghĩ: Thể hiện được những suy nghĩ, nhận định của bản thân về một vấn đề nào đó của tác phẩm.Phân tích: Phân tích một khía cạnh nào đó của tác phẩm để rút ra được những giá trị của tác phẩm.
II. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
Làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) thông qua các bước sau:
Tìm hiểu đề và tìm ýLập dàn bàiViết bàiĐọc lại bài viết và sửa chữa
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
III- LUYỆN TẬP
Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài
Bài làm:Mở bài: Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác để lại trong long người đọc nhiều day dứt và ám ảnh. Mỗi câu chuyện của ông đều mang dáng dấp của một đời người, một kiếp người lầm than trong xã hội. Nam Cao tập trung khai thác số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, bế tắc, cùng cực đã khiến cho cuộc đời họ chìm vào nước mắt. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.Thân bài:Một đoạn của thân bài:Cái chết của lão Hạc có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó chính là xuất phát từ lòng tự trọng của lão. Lão không muốn gây phiền hà cho lối xóm bà con nên đã âm thầm lo liệu mọi đường cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì con. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Kiến thức cơ bản
• Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
• Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
– Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
– Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
– Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
• Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
• Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK:
Đề bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
(…Tr 64 – 65 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Câu hỏi
a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào? (Gợi ý: Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,…)
Trả lời:
a) Các đề bài trên yêu cầu học sinh trình bày ý kiến cá nhân của mình trong việc phân tích, nhận xét hay đánh giá về một cốt truyện, một cuộc đời nhân vật, số phận hay tính cách của một nhân vật. Đây là những đề thuộc dạng mở, học sinh có thể kết hợp nhiều phương pháp nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích…
b) Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề luận đòi hỏi hai hướng giải quyết vấn đề khác nhau, cách làm bài phải khác nhau.
– Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm rồi đưa ra nhận xét khách quan.
– Đề hỏi về “suy nghĩ” yêu cầu học sinh nêu ra nhận xét của riêng mỗi em, có phần mang tính chủ quan hơn.
Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Tìm hiểu đề và tìm ý bằng cách chép lại đề trên giấy rõ ràng, gạch dưới các từ quan trọng, các ý quan trọng, và tìm xem yêu cầu chính của đề bài là gì.
Xem thêm: “ Sóng Thần Ở Haeundae ”: Phim Sóng Thần Đầu Tiên Của Điện Ảnh Hàn Quốc
Ví dụ: Với đề 3 suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du, phải tìm ra yêu cầu:
a) Đề nghị luận nhắc đến nhân vật nào, tác phẩm nào?
b) Phải làm bài theo hướng phân tích hay trình bày suy nghĩ?
c) Ngoài yêu cầu phân tích hoặc nêu suy nghĩ, có còn yêu cầu nào khác không
2. Lập dàn bài: Bằng cách triển khai ba phần:
a) Mở bài
b) Thân bài
c) Kết bài
Trong phần thân bài, chúng ta cần sử dụng các câu hỏi tìm ý phía dưới.
3. Viết bài: bằng cách trả lời, triển khai các câu hỏi tìm ở phía dưới theo những phương pháp lập luận giải thích, lập luận chứng minh… Yêu cầu đầu tiên là phải viết đúng ngữ pháp. Yêu cầu cuối cùng là lời văn mạch lạc, bóng bảy, trau chuốt.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ.
Luyện tập
Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.
Trả lời
1. Mở bài
Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
2. Thân bài
Tham khảo 1 đoạn phần thân bài:
Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về sự nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ này, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một hiểu lầm thật bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy” sự việc làm cho người đọc thỏa mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến chết.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a) Các đề bài trên đã nêu ra những vẫn đề nghị luận
Nghị luận về vấn đề thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.Nghị luận về vấn đề diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.b) Sự khác nhau giữa các yêu cầu khi làm một bài văn say nghĩ và phân tích là:
Phân tích: Phân tích một tác phẩm hoặc một đoạn trích hay một phương diện nào đó của tác phẩm là đưa ra nhận định của bản thân hay quan điểm về giá trị của tác phẩm. Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá chung của cá nhân về một tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Cho đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Đọc SGK dàn ý chi tiết.
III. Luyện tập bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Phần mở bài:
Nam Cao là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phê phán những bất công trong xã hội hiện thực, đề cao giá trị phẩm giá con người, nêu lên những cuộc đời bất hạnh, nghèo khó trong xã hội. Tác phẩm Lão Hạc cũng là một tác phẩm như thế. Truyện đã thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc số phận của một con người bần cùng, cảm động trước số phận của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chất quý báu của họ.
Xem thêm: Tứ Đại Lưu Lượng – Một Thời Của Cbiz Dần Bị Lãng Quên
Phần thân bài
Lão Hạc yêu con chó vàng của lão, lão coi nó như một người bạn, một người con, một người tri kỷ. Đối với ông nó như một kỷ niệm mà người con trai để lại cho ông, nhìn nó ông lại thương cho người con tội nghiệp của mình, đồng thời ông cũng thương cho chính số phận của mình, cả đời lam lũ, nghèo khó, ông coi nó như “đứa con cầu tự”. Chính vì thế, dù có những lúc khó khăn rơi vào cảnh bần cùng nhất ông cũng chưa bao giờ nghĩ tới việc bán nó. Vậy mà, cuối cùng chính tay ông lừa bán nó. Ta có thể thấy hết được sự đau khổ, cùng quẫn của lão Hạc. Phải day dứt, phải dằn vặt biết bao nhiêu hẳn ông lão mới có thể đưa ra cái quyết định ấy với tâm trạng vô cùng đau đớn “lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước”. Sự đau khổ của ông lão khiến cho ông giáo cũng phải đau lòng “muốn ôm chầm lấy lão mà khóc”. Ông lão đau đớn không hẳn vì mất con Vàng mà bởi ông không thể tha thứ cho chính mình. Oong cho rằng mình đã già như thế này mà còn đi lừa một con chó. Ông nhìn thấy cả sự trách móc, oán hận trông đôi mắt của con chó mà ông yêu quý. Con người đáng thương ấy hẳn phải có một trái tim nhân hậu biết mấy mới cảm thấy day dứt, hối hận về hành động của mình như vậy.