Cây trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Crinum Latifolium L, họ Thủy Tiên hay còn gọi là Náng(Amaryllidaceae) thường mọc hoang hay trồng làm cảnh ở nước ta. Gần đây, loại cây này rất được chú ý vì đạt được những kết quả tích cực bước đầu trong việc hỗ trợ điều trị khối u, nhất là u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tuyến tiền liệt.
Tên gọi: Trinh nữ hoàng cung thuộc họ Thủy Tiên, có nhiều tên gọi khác nhau như là Tây nam văn châu lan, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Vạn châu lan.
Đang xem: Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì
Phân bố: Loài thảo dược này có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được nhân rộng ra nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong đó chủ yếu có ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaysia và một phần thuộc phía nam Trung Quốc.
Mô tả: Trinh nữ hoàng cung là loại cây thân hành không phân nhánh, bẹ lá xếp xen kẽ nhau thành thân giả dài khoảng 10 – 15cm, lá mỏng có màu xanh nhạt lượn sóng dài khoảng 20 – 40cm, bản rộng chừng 4 – 6cm. Củ trinh nữ hoàng cung màu trắng hình cầu tròn. Hoa có màu nhạt phớt tím nhẹ. Cây thường ra hoa vào các tháng 4 – 5 – 6.
Thành phần hóa học:
Từ năm 1983 cho đến nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu được 32 loại Alkaloids khác nhau ở các bộ phận của cây. Trong đó, các thành phần nổi bật đáng quan tâm nhất là β -epoxyambellin, Licorine, Crinafolin, Crinafolidin có tác dụng trên tế bào T – lymphocyte, có khả năng ức chế sự phát triển của khối u.
Những thành phần khác của cây: Hamayne, Aldehyd, Terpen v, Latisodin, Pratosin, Pratorimin, Methanol, Glucan A, Glucan B, 2-epilycorin, 2-epipancrassidin…
Bộ phận sử dụng: Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là lá tươi hoặc phơi khô, sao khô. Một vài quốc gia khác, người dân dùng cánh hoa và thân cây phơi khô để chữa bệnh.
Công dụng:
Trong đông y, Trinh nữ hoàng cung được coi là một vị thuốc để chữa đau nhức, phong thấp, phù thũng, viêm loét dạ dày.
Hiện nay, loại thảo dược này được đánh giá rất cao và được xếp vào những cây thuốc nằm trong sản phẩm thuốc quốc gia, vì có khả năng chữa trị những khối u lành tính cũng như u ác tính trong tương lai.
Theo TS. DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm là người đã gắn bó với những công trình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung suốt 30 năm qua cho biết, cây thuốc này có chứa các hoạt chất sinh học kích thích miễn dịch, ngăn ngừa sự tạo mạch tế bào ung thư, có tác dụng trên tế bào T – lymphocyte.
Với 32 loại alcaloids được phân tích và tìm ra trong loài thảo dược này, các nhà nghiên cứu cho biết Licorine, Crinafolin, Paratorimin, Crinafolidin là những alcaloids nổi bật nhất có khả năng ức chế sự phát triển của khối u. Thông qua kết quả sàng lọc cho thấy, trinh nữ hoàng cung có tác dụng sinh học mạnh vượt trội hơn nhiều cây thuốc nam khác, nhờ vào dịch chiết alkaloid từ lá cây.
Xem thêm: Là Gì? Nghĩa Của Từ Consult Là Gì : Định Nghĩa, Ví Dụ Trong Tiếng Anh
Trinh nữ hoàng cung còn được nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, cụ thể là chuột nhắt có khối u ở đùi. Hợp chất cao methanol được tách chiết từ thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của cây thuốc này đã hạn chế sự phát triển khối u ở đùi của chuột nhắt, ngăn ngừa sự di căn tế bào ác tính. Đặc biệt, Lycorin là loại alkaloid có hoạt tính sinh học mạnh, có khả năng ức chế protein và DNA trong tế bào bệnh của chuột. Qua thử nghiệm, thành phần này đã giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus bại liệt, đó là ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt…
Dịch chiết từ lá Trinh nữ hoàng cung đã được sử dụng để bào chế thuốc hay các thực phẩm chức năng, với tác dụng chủ yếu là điều trị và hỗ trợ điều trị u phì đại tuyến tiền liệt hay u xơ tử cung. Theo thống kê nghiên cứu về hiệu quả điều trị của thuốc CRILA và CRILA FORTE với bệnh u xơ tử cung tại bệnh viện phụ sản Trung ương, do PGS.TS Vương Tiến Hòa làm chủ nhiệm cho kết quả đạt 79,5%. Hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc này với u phì đại lành tính tuyền liệt đạt 89,18% (đề tài do GS.TS Trần Đức Thọ làm chủ nhiệm, thực hiện tại Viện Y học Cổ truyền Quốc gia, Viện Y học Cổ truyền Tp. Hồ chí Minh, Viện Lão khoa Hà Nội). Mặc dù chưa có kết quả cụ thể về hiệu quả điều trị của các sản phẩm tây y với u nang buồng trứng, nhưng đây cũng là một dấu hiệu khá tích cực.
Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung cũng được sử dụng trong các bài thuốc có công dụng điều hòa khí huyết, ổn định nội tiết tố, giúp phụ nữ giảm bớt những cơn bốc hỏa, tình trạng khô âm đạo hay cảm giác khó chịu của thời kì tiền mãn kinh đồng thời phòng ngừa u xơ tử cung và u nang buồng trứng.
Hiện nay, Trinh nữ hoàng cung vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, để chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư, góp phần kìm hãm sự phát triển của các tế bào ác tính và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy có tác dụng tốt là vậy, nhưng không phải loại trinh nữ hoàng cung nào cũng có khả năng chữa khối u. Ví dụ như, loại trinh nữ hoàng cung nguồn gốc từ Campuchia thì có tác dụng để tránh thai.
Theo nghiên cứu, có tới 7 loại trinh nữ hoàng cung khác nhau. Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa u nang phải là loại có tên khoa học là Crinum latifolium L. Nếu chỉ dựa vào việc phân định hình dạng bên ngoài để tìm ra đúng loại trinh nữ có tác dụng chữa bệnh cũng rất khó với cả những người có chuyên môn chứ chưa nói tới bệnh.
Trinh nữ hoàng cung thường bị nhầm lẫn với cây Đại tướng quân, Lan huệ hay cây Lược vàng, vì có hình dạng sinh học khá giống nhau. Để phân biệt và chọn đúng giống có tên khoa học là Crinum latifolium L – có tác dụng chữa trị bệnh và không có độc tính ảnh hưởng tới gan, thận thì phải nghiên cứu bằng đặc tính di truyền riêng biệt của từng cây và phải phân biệt dựa trên cơ sở nghiên cứu ADN của giống cây. Chính vì thế phải cần tới người có chuyên môn mới phân biệt được cây trinh nữ hoàng cung với cây nhóm náng khác.
Trinh nữ hoàng cung được phơi khô để dùng làm nguyên liệu thuốc.
Mua trinh nữ hoàng cung trên thị trường rất khó phân biệt thật giả, nhất là dạng phơi khô. Đối với dạng tươi thì người ta phân biệt chủ yếu dựa vào màu sắc và hình dáng hoa khi nở. Trinh nữ hoàng cung chuẩn thì 3 năm cây mới có hoa, cây nở vào các tháng 4, 5, 6. Tuy vậy, không phải thời điểm nào trong năm cũng quan sát được. Khả năng dựa vào hoa để phân biệt rất khó, ngay cả những nhà sản xuất không dựa vào nghiên cứu về GEN đôi khi cũng có thể nhầm lẫn nguyên liệu thuốc, chứ chưa nói tới người bệnh chỉ nhìn qua hình ảnh hay nghe từ lời đồn thổi. Cho nên, không ít người bệnh đã phải nhập viện cấp cứu do sử dụng loại dược liệu gây ngộ độc.
Xem thêm: Em Của Thời Niên Thiếu – Vì Sao Phim Được Đề Cử Oscar
Vì vậy, lời khuyên dành cho người bệnh đó là không nên tự ý mua lá tươi hoặc lá khô tại thì trường trôi nổi hay những địa chỉ chưa chắc chắn độ uy tín và tin cậy. Nên chọn những cơ sở đã nghiên cứu và chọn giống đúng, thì mới đảm bảo chất lượng, đảm bảo cho sức khỏe và hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Trong dân gian, người ta thường dùng lá trinh nữ hoàng cung để chữa u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến với cách như sau: