Điều Kiện Cif Là Gì ? Cif Là Gì Trong Ngoại Thương

Khái niệm CIF là gì chắc không còn là thuật ngữ chuyên ngành quá xa lạ đối với những người trong nghề , tuy nhiên với những người không có kinh nghiệm thì có lẽ khá khó để hình dung. Nay tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm này mà không cần phải

Vậy CIF là gì

CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng:Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, cước phí, bảo hiểm). Và thông thường được gắn liền với một cảng biển ví dụ như : CIF Quy Nhon

Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

Đang xem: Cif là gì

Trong ví dụ trên với CIF Quy Nhơn, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Quy Nhơn, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

Chuyển giao rủi ro ở đâu? Ai là người chịu rủi ro ?

*

Sơ đồ mô tả điều kiện CIF là gì

Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ. Vì vậy nếu có chuyện gì không may có thể xảy ra thì người mua chứ không phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm.

Tóm lại, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Viết tới đây thì chắc các bạn nghĩ rằng cứ chọn điều kiện CIF cho an toàn vì chỉ nhận hàng ở tại cảng Việt Nam còn những chặng trước đó không cần phải lo lắng gì nữa. Nhưng thực tế luôn không như mong đợi vì người bán chỉ trả chi phí bảo hiểm nhưng họ có chịu trách nhiệm và rủi ro chặng đường biển đó không ? Chắc chắn là không và nếu có vấn đề bất trắc xảy ra thì bên mua phải tự làm việc với bảo hiểm sở tại, nếu công ty bảo hiểm đó không có đại lý ở Việt Nam thì quả là một việc phiền phức cho nên các bạn chú ý điểm này nhé

Những điều kiện giao hàng khác

Tất nhiên ngoài CIF còn các điều kiện khác để áp dụng phù hợp với các phương thức vận tải, địa điểm giao hàng, chuyển giao chi phí, rủi ro…

Dưới đây là những điều kiện phổ biến khác sử dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:

FOB – Giao hàng lên tàu. Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. (Tôi thấy khá nhiều người thắc mắc FOB là gì, cũng tương tự như câu hỏi với điều kiện CIF). Ví dụ: nếu công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện FOB Hải Phòng, nghĩa là bạn sẽ giao hàng cho người bán tại cảng này, sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan và giao hàng cho hãng tàu.

Xem thêm: Thẩm Quy Định Về Chữ Ký Trên Văn Bản, Quy Định Về Chữ Ký Trên Văn Bản

ExWork – Giao hàng tại nhà máy. Người mua nhận hàng tại nhà máy của người bán, sau đó chịu chi phí, rủi ro, và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước nhập khẩu.CFR – Tiền hàng và cước phí. Gần giống như điều kiện CIF, nhưng người bán không mua bảo hiểm cho hàng.DDU – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Người bán giao hàng tại địa điểm của người mua ở nước nhập khẩu, nhưng chưa nộp thuế phát sinh tại nước nhập khẩu.

Xem thêm: Cây Thủy Tùng – Cây Gỗ Thủy Tùng

DDP – Giao hàng tại đích đã nộp thuế. Gần giống như DDU, nhưng người bán nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tổng hợp