Đối với hóa học, việc nắm được cách tính hiệu suất là những kiến thức cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng đối việc học, cũng như để áp dụng vào những ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống hiện nay. Vậy hiệu suất là gì? Cách tính hiệu suất phản ứng, công thức tính hiệu suất phản ứng cộng,… và những công thức hóa học quan trọng không thể bỏ qua sẽ được chúng tôi cung cấp một cách cụ thể, chi tiết ngay ở bài viết sau đây.
Đang xem: Công thức tính hiệu suất
Hiệu suất là đại lượng được dùng để đánh giá khả năng dùng để thực hiện công việc, nhằm tránh gây ra những lãng phí đối với công việc làm mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc,… Theo đó, hiệu suất càng cao thì công việc càng thuận lợi, tốt lên và ngược lại nếu như hiệu suất làm việc thấp. Việc thực hiện tính hiệu suất như việc tìm cách để đo được nguồn năng lượng tối đa.
Hiệu suất là gì?
Công thức tính hiệu suất thực chất là việc tìm ra tỉ số giữa công có ích và công toàn phần. Ký hiệu của hiệu suất là H. Đối với những bài toán hiệu suất chúng ta có công thức như sau:
H = A1/A
Trong đó:
– A1: công có ích.
– A: công toàn phần.
Kết quả thể hiện công việc đó có đạt hiệu quả hay không. Từ công thức này chúng ta suy ra được nhiều công thức phù hợp với từng công việc cụ thể.
Công thức của hiệu suất phản ứng
Hiệu suất phản ứng là lượng sản phẩm tối đa sau khi xảy ra phản ứng hoá học được tạo ra trong phương trình hoá học. Các phản ứng hầu như đều không xảy ra hoàn toàn. Từ đó, chúng ta có công thức tính hiệu suất hóa học như sau:
Công thức dùng để tính hiệu suất của phản ứng
Công thức tính khối lượng hóa học tham gia khi có hiệu suất
Hiệu suất phản ứng luôn nhỏ hơn 100%, do đó lượng chất tham gia trên thực tế để sử dụng cho phản ứng cần nhiều hơn để có thể bù đắp cho các hao hụt. Khi có được khối lượng sản phẩm tính theo phương trình phản ứng, ta có khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất.
Bài tập có hiệu suất phản ứng:
Nung nóng 0,1 (mol) CaCO3, sẽ thu được 0,08 mol CaO. Yêu cầu tính hiệu suất phản ứng hóa học?
Giải:
Trước hết, ta có phương trình sau:
CaCO3 ——–> CaO + CO2
0,1 mol —> 0,1 mol
Ta có 0,1 mol CaCO3 tạo ra được 0,1 mol CaO (thực tế thì chỉ đo được 0,08 mol CaO). Do đó CaO theo phản ứng có lượng mol là 0,1 (khối lượng lý thuyết) và lượng thu được thực tế là 0,08.
Áp dụng công thức ta có:
H(%) = (thực tế/lý thuyết)*100
= (0,08/0,1)*100 = 80%.
Với bài toán có hiệu suất phản ứng trên đây đã giúp các bạn học sinh hiểu hơn về công thức tính hiệu suất.
Ví dụ để hiểu rõ hơn về hiệu suất
Đối với vật lý, việc tính hiệu suất cũng được áp dụng như đối với lĩnh vực hóa học, nhằm để tính hiệu suất của nguồn điện, bếp điện,…
Theo đó, cách tính hiệu suất vật lý có công thức như sau:
H = A1/A
Ví dụ cụ thể:
1 người kéo 1 vật nặng 500N lên độ cao 4m bằng ròng rọc. Lực tác động của người này tới ròng rọc là 200N. Yêu cầu tính hiệu suất của ròng rọc.
Xem thêm: Sinh Năm 1989 Cung Gì – Khám Phá Nữ Sinh Năm 1989 Thuộc Cung Gì
Giả:
Áp dụng công thức H (hiệu suất) = A1/A. Theo đó, ta phải đi tìm A1 và A trước:
A1: Công nâng trực tiếp vật lên cao (công có ích):
A1 = P*h = 500*3 = 1500 (J)
Vì dùng ròng rọc động, cho nên sẽ bị thiệt 2 lần về đường đi. Thực tế dây kéo sẽ là:
S = 2*h = 2*4 = 8 (m)
A: Công toàn phần:
A = F*S = 200*8 = 1600 (J)
Áp dụng công thức: H = A1/A, ta có:
H = 1500/1600*100% = 93,7%
Hiệu suất của ròng rọc là 93,7%.
Đối với lĩnh vực sản xuất, việc sử dụng những phương pháp tính hiệu suất nhằm để có thể thực hiện các tính toán về các sản phẩm được tạo thành qua các lý thuyết và thực tế.
Ι Tham khảo: Đề Pa là gì?
Với ứng dụng trong sản xuất chúng ta vẫn sử dụng công thức chung là H = A1/A hoặc là H = Mtt * 100% / Mlt.
Nhờ công thức này chúng ta sẽ có thể tính toán được một cách đơn giản hiệu suất tạo thành. Qua đó có những từ dự trù chi phí tốt nhất hay có những thay đổi nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Ứng dụng của công thức tính hiệu suất
Để có thể tính được số mol cũng như những công thức tính phần trăm số mol chúng tôi sẽ hướng dẫn một số công thức cơ bản như sau:
– Tính theo khối lượng:
n = m/M
Trong đó:
m: khối lượng
M: khối lượng phân tử, khối lượng mol
– Tính theo thể tích (chất khí ở điều kiện chuẩn):
n =V/22,4
Trong đó:
V: thể tích khí.
C% = m(ct) x 100% / m(dd)
Trong đó:
– m(ct): khối lượng chất tan
– m(dd): khối lượng dung dịch.
C% = C(M) x M/10 x D.
Trong đó:
– C(M): là nồng độ mol
– M: là khối lượng mol
– D: là khối lượng riêng.
Xem thêm: Tổng Giám Đốc Tha Tôi Đi – Tổng Giám Đốc, Tha Tôi Đi!
Như vậy, với những thông tin chúng tôi đã cung cấp về cách tính hiệu suất trên đây đã có thể mang tới cho các bạn học sinh và những ai quan tâm đến công thức này có thể hiểu rõ được và áp dụng trong từng công việc cụ thể của mình.