Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại4 bài trả lời: 4 bình luận38 người thích: Lãng Khách, miss_ngoc tuyen, hapham, apologize, keptoc, cattram, Diệp Y Như, pugongyingyueding, ĐinhPhúc, sao_bang205, alba.nt, nguyenngocthao, thetruong610, Trinhngoc, meomuop_1, Phạm Thôn Nhân, Bạch_Vân, dâu ngốc, pigcute, Eun_Soo, daokhanhson, phụng_kiếm, Sir.Khanh, friendship_land, thangtn, chanhtonghl, university, tuantu12345, mitom, quan rach dit, eragonphoenix, thientraquang, hoan2001986, echngoidaygieng, tngo9308, hieuday93, nhokkira, 小希Từ khoá: cây đàn (9) Lorca (1) thơ phổ nhạc (581) thơ sách giáo khoa (553) Ngữ văn 12 <2007-2020> (12)
Đang xem: đàn ghita của lorca
– Bên trời phiêu lãng (Hoàng Ngọc Ẩn)- Chiêu hồn nước (Phạm Tất Đắc)- Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)- Hỏi mẹ (Nguyễn Lãm Thắng)- Lời mời viễn du (Charles Baudelaire)
Xem thêm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biểu Hiện Sa Tử Cung Sau Sinh Là Gì
Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn(Ph.G. Lorca)những tiếng đàn bọt nướcTây Ban Nha áo choàng đỏ gắtli-la li-la li-lađi lang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chếnh choángtrên yên ngựa mỏi mònTây Ban Nhahát nghêu ngaobỗng kinh hoàngáo choàng bê bết đỏLorca bị điệu về bãi bắnchàng đi như người mộng dutiếng ghi-ta nâubầu trời cô gái ấytiếng ghi-ta lá xanh biết mấytiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tantiếng ghi-ta ròng ròngmáu chảykhông ai chôn cất tiếng đàntiếng đàn như cỏ mọc hoanggiọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đáy giếngđường chỉ tay đã đứtdòng sông rộng vô cùngLorca bơi sang ngangtrên chiếc ghi-ta màu bạcchàng ném lá bùa cô gái di-ganvào xoáy nướcchàng ném trái tim mìnhvào lặng yên bất chợtli-la li-la li-la…
Xem thêm: Được Của Ló Nghĩa Là Gì – Được Của Ló Là Gì Trên Facebook
Phân tích bài “Đàn ghita của Lorca” (Thanh Thảo)
“Tôi không muốn nhìn thấy máu!” (!Que no quiero verla!), Lorca đã thảng thốt kêu lên trong một bài thơ định mệnh của mình, bài “Bi ca cho Ignacio Sanchez Mejias”. Nhưng “máu đã chảy tràn” chỉ một năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu đó chính của Lorca. Nhà thơ đã không nhìn thấy máu mình chảy tràn trên đất Tây Ban Nha. Nhưng toàn thế giới đã thấy, và đã kêu nghẹn lên câu thơ “Tôi không muốn nhìn thấy máu!”.Linh cảm về “một cái chết được báo trước” luôn ám ảnh Lorca, và chính nó đã trở thành một trong những động lực lớn nhất của thơ ông. Tình yêu, sự chết và cái đẹp là ba nỗi ám ảnh lớn trong thơ Lorca, nó hoán đổi nhau, cái này là tiền đề cho cái kia, kết thành một vòng tròn vĩnh hằng. Lorca đã chấp nhận và tôn vinh sự chết như đã chấp nhận và tôn vinh tình yêu, cái đẹp vì ông đã thấy trong cái đẹp có sự chết cũng như trong cái chết có tình yêu. Trong bài thơ Bài ca mộng du, khi hai người bạn mê man trèo lên lan can cao tít, “lan can của vầng trăng – nơi nước gieo vang dội”, họ trèo lên và để lại phía sau những vệt máu, vệt nước mắt, để lại phía sau cả cuộc đời họ để đi tới tận cùng khát vọng của mình, tình yêu của mình, cái đẹp của đời và cái chết của mình. Hình ảnh cuối cùng mà họ nhìn thấy là một nàng di-gan đong đưa, móc nối vào “nhũ băng vầng trăng” mà đong đưa, hình ảnh rõ nhất của cái đẹp và sự chết hoà trộn vào nhau. Nhưng:đêm bỗng dưng thân thiếtnhư một chốn quê nàođám dân phòng say xỉnđập vào cửa ồn àoCái hình ảnh quá xoàng xĩnh ấy bỗng dưng thành biểu tượng của đời sống, bỗng dưng thân thiết đến nghẹn ngào trước đôi mắt sắp khép lại vĩnh viễn của nhà thơ. Trong những bài thơ đẹp nhất, du dương nhất Lorca thỉnh thoảng vẫn có những “cú rơi” như thế, những cú rơi khiến ta phải chới với hai tay mình mong ghì siết lấy đời sống, tình yêu và cái đẹp, ghì siết mà cảm một cách da thịt rằng mình đang ôm ghì cái chết. Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn ngữ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên. Năng lượng sáng tạo trong ông nhiều tới mức dường như ông phóng bút là thành thơ, mở miệng là thành những khúc romance, ballad… “Khi tôi chết – hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta”, cây đàn ghi-ta ở đây giống như cây đàn lyre, là biểu tượng của thi ca, khởi phát và giữ nhịp cho thơ ca, chứ không đơn giản như có nhạc sĩ ở ta nhầm nó là “cây đàn ghi-ta – của Victo Hara” hay “cây đàn ghi-ta, của đại đội ba”.Lorca muốn được chết “tử tế trên giường mình”, muốn được nằm trong đất cùng với cây đàn thơ của mình, nhưng sự Tàn Bạo lại không muốn vậy. Bởi bọn phát xít là giống ruồi nhặng, chúng là cái chết mang hình con nhặng, “cái chết đẻ trứng vào vết thương” như một câu thơ tuyệt vời của Lorca đã chỉ chính xác. Mà những vết thương như thế có quá nhiều trong thơ Lorca, nó song hành với hình ảnh một chàng kỵ sĩ cô đơn “con ngựa đen, vầng trăng đỏ”, với hình ảnh nàng di-gan như ngọn lửa xanh “xanh thân hình, xanh tóc”. Và Lorca hỏi: “Há anh không thấy vết thương tôi – Từ ngực lên tới cổ?”Khi Lorca cầm trên tay cây đàn thơ của mình, chàng như một torero (đấu sĩ) bước vào đấu trường trong cuộc chiến một mất một còn với con-bò-tót-định-mệnh, một “con bò cô đơn với trái tim cao thượng”. Chàng sẵn sàng chết trước cặp sừng oai dũng của con bò trọng danh dự ấy, với “những vết thương bốc cháy như mặt trời”. Đau đớn thay, chàng đã phải chết vì những con nhặng “đẻ trứng vào vết thương”, chàng đã bị ám sát, ám hại một cách lén lút và hèn hạ. Dường như không thể phân biệt được cuộc đời của Lorca với thơ của ông, bởi chúng quyện chặt vào nhau, và thơ Lorca chính là cuộc đời của ông, đúng đến từng câu thơ, từng giây phút một. Tôi nhớ, lần đầu tiên tôi được đọc một số bài thơ Lorca, qua bản dịch của Hoàng Hưng, những bản dịch được bạn bè chép tay truyền cho nhau, tôi đã cảm nhận về Lorca như vậy, và bây giờ, sau 40 năm, tôi vẫn cảm nhận như thế.Lorca là “một cơ quan của Thiên Nhiên được sinh ra để làm thơ”, như câu nói của M.Gorki về X.Êxênhin. Và cái “cơ-quan-thơ” đó hoạt động cho tới phút những viên đạn phát-xít găm vào ngực nó. Nhưng trước cái ngày bi thảm của năm 1936, Lorca đã đón trước Định Mệnh của mình từ lâu lắm, và đón bằng tất cả những bài thơ của mình. Vì thế, có lẽ cái chết đối với Lorca không đột ngột, dù nó đột ngột với toàn thế giới. Ông đã bình thản đi tới cái chết, trên tay là cây đàn thơ, một cây ghi-ta màu bạc. Từ những cảm nhận mơ hồ, bị ngắt quãng nhưng cũng dài lâu ấy, vào năm 1979 tôi đã viết bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca. Cả bài thơ bật lên nhờ một câu thơ của Lorca dẫn dắt: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”, và chính là qua thơ Lorca mà tôi hình dung ra cái chết của ông.Nếu lá bùa cô gái di-gan tượng trưng cho Cái Đẹp huyền bí có thể trấn an mọi xoáy nước hung dữ nhất, thì Tình Yêu của Lorca – chính là trái tim ông – lại có thể làm tâm hồn chúng ta không thể nào yên được, không thể lạnh và lặng được. Lorca đã mang cái Đẹp, Tình Yêu đến giáp mặt với sự Chết, hoà vào sự Chết để mở ra những nẻo đường kỳ ảo cho Cuộc Sống, cho tâm hồn con người. Khi những con nhặng phát-xít “đẻ trứng vào vết thương”, những cái trứng của sự huỷ diệt, thì Lorca lại ươm những hạt-giống-thơ của mình vào tận trong lòng sự Chết, để cuộc sống có thể nở hoa từ đó. “Li-la li-la li-la” viva Lorca lila Lorca lila lila lila…