Phan Châu Trinh là nhà yêu nước lớn, sớm có tinh thần dân chủ ở nước ta. Hoạt động yêu nước của ông đã góp phần làm dấy lên phong trào đấu tranh cách mạng đầu thế kỉ XX.
Đang xem: đập đá ở côn lôn
Chân dung cụ Phan Châu Trinh
Cũng như nhiều nhà cách mạng khác, Phan Châu Trinh đã dùng ngòi bút viết nên những áng văn thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân như Tỉnh quốc hồn ca I và Tỉnh quốc hồn ca II, Tây Hồ thi tập, Xăn-tê thi tập…
Bài Đập đá ở Côn Lôn (hay còn gọi tắt là Đập đá) là bài thơ ông làm tại nơi ông bị tù khổ sai ở đảo Côn Lôn, do bị vu cho tội khởi xướng phong trào chống thuế Trung Kì (1908).
Nhờ sự can thiệp của Hội liên minh quyền ở bên Pháp mà Phan Châu Trinh được ân xá trước hạn: tháng 6 – 1910, ông đã được phóng thích, bị quản thúc ở Mĩ Tho, sau đó năm 1911 thì ông đi Pháp (theo tài liệu của GS. Huyền Lý).
Đập đá Côn Lôn
Phan Châu Trinh là con người cương trực, thẳng thắn, không sợ cường quyền, dám lớn tiếng lên án bọn quan lại sâu mọt đục khoét nhân dân, đứng hẳn về phía lí tưởng dân chủ, cách mạng, nuôi chí đổi mới nước nhà, làm cho dân giàu nước mạnh.
Thơ của Phan Châu Trinh, cũng như thơ văn của các nhà cách mạng khác, là tấc lòng của họ, khí phách của họ, chí khí anh hùng của họ. Đọc bài thơ chính là ta được bắt gặp phẩm cách con người của Phan Châu Trinh.
Bài thơ mở đầu vào câu thơ mới về tư thế của kẻ làm trai là làm chủ giang sơn, gây tiếng tăm vang dội:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Một tư thế đội trời đạp đất, một hoạt động kinh thiên động địa, “Lừng lẫy” là tính từ chỉ sự vang đội, ở đâu cũng nghe thấy tiếng vang. Hình ảnh “làm cho lở núi non” là một hình ảnh hùng vĩ, vang dội, như động đất, núi lửa, kinh thiên động địa.
Hình ảnh đập đá đã thể hiện trước khí thế và sức mạnh của con người. Đá tượng trưng cho những gì khó khăn, ngáng trở mà con người phải khắc phục.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Những từ “xách búa”, “ra tay” thật khỏe khoắn, hăng hái. Những từ “đánh tan”, “đập bể” (vỡ) lại đầy sức mạnh, mà các từ số lượng “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” càng tôn thêm cho sức mạnh kia.
Cả hai câu thơ đầy khí thế, tưởng chừng như sẵn sàng đập tan những gì cứng rắn, khó khăn, ngăn trở trên đời.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
“Thân sành sỏi” là thân phận người tù khổ sai, như mảnh sành, hòn sỏi, người ta giày xéo, vùi dập, nhưng không quản ngại “dạ sắt son” lạ dạ sắt như sắt, đỏ như son, thủy chung, không bao giờ thay đổi – dù nắng mưa dãi dầu vân không sờn lòng.
Hai câu thơ diễn tả sức chịu đựng gian khổ, thử thách nghe như lời tự khẳng định và như một lời thề.
Hai câu kết trở về với thực tế và tỏ rõ khí phách coi thường hiểm nguy:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước.
Hai chữ “vá trời” nhắc lại tích Nữ Oa vá trời, đồng thời gợi ra hình ảnh “những kẻ vá trời” được miêu tả trên – thì ra những kẻ đập đá, làm lở núi non trên đây là những kẻ luyện đá vá trời, những kẻ đưa vai phù nghiêng đỡ lệch cho vận mệnh đất nước, chứ không phải tù khổ sai!
Nhưng khác với nhân vật thần thoại hành động thuận buồm xuôi gió, ở đây “những kẻ vá trời” trong thực tại “khi lỡ bước” – gặp tai ách, rủi ro, nhưng họ vẫn là loại người “vá trời”, những anh hùng phi thường, khác thường. Cho nên
Gian nan chi kể việc con con!
Gian nan, tù đày chỉ là việc nhỏ bé, không đáng kể so với lí tưởng vá trời – cứu nước to lớn của họ.
Cả bài thơ toát lên lòng tự hào của sự nghiệp cứu nước chính nghĩa, ý thức rõ ràng về công việc lớn lao mà mình đang làm. Và từ tầm cao lí tưởng ấy, tác giả nhìn khó khăn trước mắt chỉ là những thử thách “con con”.
Đấy là chí khí cách mạng, là khí phách coi thường hiểm nguy của những người chí sĩ.
Bài thơ vừa thực vừa ảo, vừa tả thực, vừa mang tính chất tượng trưng, thần thoại. Ta có thể xem đây là bài thơ vịnh cảnh đập đá ở Côn Lôn và là sự kí thác niềm tin, lí tưởng, khí phách của tác giả.
Bài thơ hoàn toàn viết theo tinh thần và phong cách cổ điển. Điển tích thông dụng, dễ hiểu. Hơi văn lưu toát, mạnh mẽ, có khả năng truyền cảm mau chóng tới người đọc.
Phan Châu Trinh (1872 – 1926), người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập đầu thế kỉ thứ XX. ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày, viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi
kể việc con con!
Nhan đề bài thơ là Đập đá ở Côn Lôn nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo.
Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nỗ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo.
Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc đứng giữa đất Côn Lôn, bị tù đày khổ sai là một thử thách nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vẫn lừng lẫy làm cho lở núi non.
Hai từ đứng giữa biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ làm cho lở núi non thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ đánh tan và đập bể vừa tả thực sức mạnh đập đá năm bảy đống và mấy trăm hòn, đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đỗ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (tháng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã thể hiện hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp.
Thân sành sỏi và dạ sắt son là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phẩm chất cách mạng của nhà thơ:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chí sờn dạ sắt son.
Các từ ngữ: bao quản và càng bền biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp trong nhiều bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau: Kiên trì và nhẫn nại.
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần.
(Trích Bốn tháng rồi – Nhật kí trong tù)
Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự (vá trời) mà không thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày gian nan chỉ là việc con con không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chí sĩ:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con.
Đập đá ở Côn Lôn tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng, ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng.
Người xưa thường lấy thơ để giãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất và hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn này.
Xem thêm: ' The Invisible Guest ' Review, The Invisible Guest
Cái tâm, cái chí của chí sĩ Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.