Hướng dẫn Soạn Bài 1: Tôn trọng lẽ phải, sách giáo khoa GDCD lớp 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 4 5 sgk GDCD 8 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 8.
Đang xem: Gdcd 8 bài 1
Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 4 sgk GDCD 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!
a) Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên?
Trả lời:
Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ: là biểu hiện rõ nét của sự liêm khiết, minh bạch, chí công vô tư.
b) Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?
Trả lời:
Cách xử sự trên có điểm chung là không màng danh lợi, không vụ lợi cá nhân, tất cả vì lợi ích của tập thể, minh bạch, rõ ràng. Nhờ vậy, cả 3 nhân vật trên đều nhận được sự tôn trọng, tin tưởng, ngưỡng mộ của mọi người.
c) Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?
Trả lời:
Trong mọi điều kiện, theo em việc học tập những tấm gương đó luôn luôn phù hợp. Bởi lẽ, nhờ học tập và làm theo cách sống đó thì xã hội mới ổn định, trong sạch, vững mạnh được.
– Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
– Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
– Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
– Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
– Làm lành các mối quan hệ trong xã hội góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
– Tôn trọng lẽ phải là:
+ Chấp hành quy định nơi mình đang sống, làm việc.
+ Phê phán những việc làm sai trái.
+ Lắng nghe ý kiến của người khác, phân tích đúng hợp lí.
+ Tôn trọng các quy định của trường lớp.
– Không tôn trọng lẽ phải:
+ Làm trái với quy định của pháp luật nhà nước.
+ Không thực hiện đúng nội quy của trường, lớp nơi sống và nơi làm việc.
+ Thích việc gì thì làm.
+ Không đưa ra chính kiến của mình và không tự quyết định được.
+ Không muốn mất lòng ai, gió chiều nào xoay chiều đó.
– Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
– Biết lắng nghe ý kiến của người khác và tự sửa lỗi của mình.
Xem thêm: 16 Tháng 6 Là Cung Gì – Người Sinh Ngày 16/6 Thuộc Cung Hoàng Đạo Nào
– Biết thực hiện tốt các nội quy quy định nơi ở, học và làm việc.
– Sẵn sàng có ý kiến chỉnh sửa lỗi sai của người khác 1 cách tế nhị.
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 4 5 sgk GDCD 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!
Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao?
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ:
a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ;
b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo ;
c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo ;
d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Trả lời:
Em lựa chọn cách giải quyết: (c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.
Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao?
a) Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường;
b) Xa lánh, không chơi với bạn;
c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.
Trả lời:
Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập;
b) Chỉ làm những việc mà mình thích;
c) Phê phán những việc làm sai trái;
d) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình;
đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai;
e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải;
g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Trả lời:
Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.
Trả lời:
Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.
Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.
Trả lời:
– Thật vàng, không sợ lửa.
– Nói phải củ cải cũng nghe.
– Danh ngôn: “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”
Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
Trả lời:
Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần:
– Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, kỉ luật.
– Biết lắng nghe, biết phê bình và tự phê bình.
– Sống trung thực, liêm khiết, thật thà.
Xem thêm: As Long As Nghĩa Là Gì ? Cấu Trúc Và Cách Dùng Thường Gặp As Long As Là Gì
– Biết phân biệt đúng sai, đấu tranh cho lẽ phải.
Bài tiếp theo:
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 4 5 sgk GDCD 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 8 thật tốt!