– Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật:
+ Mỗi ngưòi trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, sơ lược mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
+ Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
– Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
Đang xem: Giáo án chiếc thuyền ngoài xa
13 trang
kidphuong
81023
88Download
Xem thêm: Giải Bài 12 Hóa 9 Bài 12
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn 12 bài: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xem thêm: Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Loạn 12 Sứ Quân, : Nguyên Nhân, Diễn Biến Và Ý Nghĩa
Chiếc thuyền ngoài xaNguyễn Minh ChâuA. Mục tiêu cần đạt1. Về kiến thức: Giúp học sinh:- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật:+ Mỗi ngưòi trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, sơ lược mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.+ Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.2. Về kĩ năng:Rèn luyện cho học sinh:- Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.- Rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học một cách chủ động, sáng tạo.3. Về tư tưởng, thái độ:Giúp học sinh:- Có quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính.- Có cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá con người và cuộc sống theo đúng bản chất của nó.- Có cái nhìn đa diện và sâu sắc về cuộc đời và con người.B. Thiết kế dạy học I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Phương pháp:- Đọc – hiểu tác phẩm.- Nêu và giải quyết vấn đề.- Xây dựng tình huống học tập để HS trao đổi, thảo luận. – Phương pháp phân tích, cắt nghĩa, bình giá trên cơ sở trao đổi, thảo luận.2. Tài liệu và phương tiện dạy học – Tài liệu dạy học: SGK, SGV+ Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Nxb GD. H. 2005- Phương pháp dạy học:+ Tranh ảnh, tư liệu về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm của ông.+ Một số đoạn phim tư liệu trích trong phim tài liệu văn học “Chuyện kể về một nhà văn”.II. Tiến hành dạy học 1. ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũGiáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới* Lời vào bài:“CTNX” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975. Với tác phẩm này, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là “nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).Hoạt động của GV và HSNội dung kiến thức cần đạtHoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.- GV: Em hãy trình bày những nét chính về nhà văn Nguyễn Minh Châu- HS dựa vào TD. SGK và phần chuẩn bị bài ở nhà trình bày theo 2 ý lớn:+ Tiểu sử+ Sự nghiệp văn học – GV chiếu băng hình tư liệu Đoạn 1, 2, 3 Đặt câu hỏi và gọi HS trả lờiDựa trên phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết: Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia thành mấy giai đoạn? Đặc điểm của từng giai đoạn?2 giai đoạn+ Trước 1975: Cảm hứng sử thi+ Sau 1975: Cảm hứng nhân sinh, thế sựA. Giới thiệu tác giả, tác phẩm I. Tác giả1. Tiểu sử:- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)- Quê quán: Làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.- Xuất thân:+ Gia đình nông dân nghèo+ Gia nhập quân đội năm 1950+ Là nhà văn trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.- Con đường văn nghiệp:+ Bắt đầu viết văn từ 1960, đến 1967 gây được sự chú ý với tiểu thuyết “Cửa sông”.+ Sau 1975, ông là cây bút tiên phong trong phong trào đổi mới văn học.2. Sự nghiệp sáng tác: 2 giai đoạn- Trước1975:+ Cảm hứng sử thi, lãng mạn với giọng điệu ngợi cao trang trọng.+ Nhân vật trung tâm là những người lính, người anh hùng trong chiếu đấu.+ Ngôn ngữ trữ tình, lãng mạn.+ Tác phẩm tiêu biểu:. Cửa sông (Tiểu thuyết). Những vùng trời khác nhau (Tập truyện ngắn). Dấu chân người lính (Tiểu thuyết)đ GV nhấn mạnh đến sự tác động của hoàn cảnh xã hội đối với sáng tác văn học nghệ thuật – GV(?) Sau 1975, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu có sự đổi mới như thế nào? Tại sao ông lại có sự đổi mới như vậy?- HS trả lời:+ Sau 1975, Nguyễn Minh Châu chuyển từ cảm hứng sử thi, lãng mạng sang cảm hứng nhân sinh, thế sự. Trong sáng tác của ông, nhân vật trung tâm là những con người bình thường trong bối cảnh cuộc sống thường nhật.+ Cuộc sống xã hội thay đổi, những vấn đề đời sống của con người cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.- Sau 1975:+ Chuyển sang cảm hứng nhân sinh, thế sự; khai thác cuộc sống ở góc độ đời tư đời sống con người.+ Nhân vật trung tâm là những con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.+ Ngôn ngữ đời thường, bình dị nhưng giàu tính chính luận, triết luận.+ Tác phẩm tiêu biểu:. Bức tranh (Tập truyện ngắn). Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Tập truyện ngắn). Bến quê (Tập truyện ngắn)- GV(?): Em hãy nêu xuất xứ truyện “CTNX”. Theo em, tác phẩm này có vị trí như thế nào trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975?đ GV tổng kết, nhấn mạnh ý- HS trình bày xuất xứ tác phẩm, đưa ra ý kếin đánh giá của cá nhân về tác phẩm.II. Tác phẩm- Xuất xứ: Sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê”. Sau được tác giả đưa vào tập “CTNX”, năm 1988.- Vị trí:+ “CTNX” là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ đời tư – thế sự của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sáng tác sau 1975.+ “CTNX” là tác phẩm đánh dấu sự thành công quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tóm tắt và tìm bố cục tác phẩm.đ GV hướng dẫn HS đọc văn bản.đ GV kiểm tra phần tóm tắt của HSB. Đọc – hiểu văn bảnI. Đọc, tóm tắt và tìm bố cục của văn bản1. Đọc văn bảnđ GV hệ thống các sự kiện chính lên bảng, gọi 1 HS tóm tắt văn bản2. Tóm tắt văn bản Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ Phùng đến vùng biển là nơi anh đã từng chiến đấu để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh đã páht hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh một người chồng đánh đập vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau đó, sự việc luôn lặp lại và Phùng đã ra tay can thiệp. Chánh án Đẩu (người đồng đội cũ của Phùng) mời người đàn bà đến toà án huyện. Tại đây, chị đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất định không chịu bỏ chồng, đưa ra lí do bằng chính câu chuyện kể về đời mình. Tấm ảnh của Phùng được chọn vào bộ lịch năm sau, trở thành kiệt tác nghệ thuật. Mỗi lần ngắm tấm ảnh, tuy là ảnh trắng đen, bao giờ Phùng cũng thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai cùng với hình ảnh người đàn bà lam lũ, nghèo khổ.- GV(?) Văn bản truyện “CTNX” chia thành mấy phần? Nội dung từng phần.đ GV định hướng bố cục 3 phần của văn bản truyện cho HS.3. Bố cục: Ba phần- Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất?): hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.- Phần 2: (từ “Đây là lần thứ hai giữ phá”): Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện.- Phần 3 (đoạn còn lại): tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống truyện- GVnhắc lại khái niệm tình huống chuyện- GV: Qua việc tóm tắt tác phẩm, em hãy cho biết truyện có mấy tình huống? Đó là những tình huống nào?- GV định hướng HS chú ý đến 3 tình huống chính của tác phẩm.- HS liệt kê 3 tình huống chính của truyện.II. Đọc – hiểu chi tiết1. Tình huống truyệna. Ba tình huống chính- Tình huống 1: Nghệ sĩ Phùng choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của thiên nhiên vùng phá nước sinh động, thơ mộng.- Tình huống 2: Nghệ sĩ Phùng kinh ngạc khi chứng kiến cảnh bạo hành của gia đình người đàn bà hàng chài.- Tình huống 3: Phùng và Đẩu ngạc nhiên khi người đàn bà nhất định không chịu bỏ người chồng tàn ác.- GV yêu cầu HS chú ý từng tình huống, phân tích và chỉ ra ý nghĩa của chúng.- GV: Trở lại vùng phá nước, Phùng đã bắt gặp “một cảnh đất trời cho”. Em hãy tưởng tượng và miêu tả lại cảnh đẹp ấy?- GV: Nhận xét của em về cảnh thiên nhiên vùng phá nước thơ mộng?b. ý nghĩa của tình huống truyện- Tình huống 1:+ “Một cảnh đắt trời cho”: Con thuyền dập dềnh trên biển mờ sương buổi ban mai.đ Bức hoạ diệu kì mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người.đ “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích.- GV(?) Khi chụp được bức ảnh “toàn bích”, tâm trạng của Phùng như thế nào?- HS căn cứ văn bản để trả lời.. Phùng bối rối. Phùng mãn nguyện với cái đẹp do ngoại cảnh mang lại.- HS thảo luận, trả lời:+ Vẻ đẹp của ngoại cảnh khiến Phùng rung động thực sự.+ Khoảnh khắc chứng kiến cái đẹp toàn bích cũng là lúc Phùng cảm nhận được giá trị Chân, Thiện, Mĩ của cuộc đời.+ Cái đẹp ngoại cảnh dã gột rửa tâm hồn Phùng.GV (?) Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của ngoại cảnh, Phùng lại nghĩ đến lời của ai đó: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”?đ GV định hướng HS suy nghĩ bằng cách nói về những tác động thẩm mĩ diệu kì của nghệ thuật, của văn học.+ Tâm trạng của nghệ sĩ Phùng: bối rối như bị bóp nghẹt trái tim, tưởng chính mình vừa khám phá cái chân lí của sự toàn thiện.đ Phùng hạnh phúc tột đỉnh vì bắt gặp được nét đẹp nghệ thuật của ngoại cảnh.- GV(?): Em hãy tìm câu văn miêu tả hình ảnh con người trong bức tranh “tuyệt bích” của ngoại cảnh?- GV(?): Trong bức tranh, con người xuất hiện cự li như thế nào?Sự xuất hiện của con người có tác dụng gì?- GV nêu vấn đề: Thiên nhiên và con người vùng phá nước trong cảm nhận của nghệ sĩ Phùng có đặc điểm gì chung?- HS trả lời: Con người xuất hiện ở tầm xa cùng với chiếc thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè.Sự xuất hiện của con người làm cho bức tranh ngoại cảnh thêm hài hoà “từ đường nét đến ánh sáng”.- HS phát hiện: Thiên nhiên và con người vùng phá nước mang vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn.+ Hình ảnh con người trong bức tranh ngoại cảnh:. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên mui thuyền.. Đang hướng mặt vào bờ.”.( tr. 90 )đCon người xuất hiện làm cho bức tranh ngoại cảnh hài hoà “từ đường nét đến ánh sáng”.đ Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của thiên nhiên và con người vùng phá nước gây cho nghệ sĩ Phùng niềm hưng phấn nghệ thuật đặc biệt. Nghệ sĩ Phùng đến vùng phá nước để khám phá vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn nơi đây. Anh đã hoàn toàn thoả mãn khi gặp “một cảnh đắt trời cho”. Theo em, người nghệ sĩ này có quan niệm như thế nào về nghệ thuật?đ Nghệ sĩ Phùng là người theo quan điểm nghệ thuật duy mĩ. Anh đã thoả mãn với “cái đẹp của ngoại cảnh” – đó là hình ảnh con thuyền nhìn từ xa.- GV(?): Đằng sau bức tranh tuyệt mĩ của ngoại cảnh, người nghệ sĩ đã chứng kiến cảnh tượng gì?- Tình huống 2:+ Nghệ sĩ Phùng chứng kiến cảnh tượng một người đàn ông đánh vợ dã man.. Lão đàn ông mặt đỏ gay, hùng hỏ rút trong người ra một chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.. Người đàn bà cam chịu đầy nhẫn nhục, không van xin, cũng không bỏ chạy.GV(?): Thái độ của người nghệ sĩ khi chứng kiến cảnh tượng đó? Tại sao Phùng có thái độ như vậy?HS: + Chứng kiến cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng ngạc nhiên đến sững sờ+ Phùng quen nghĩ cuộc đời chỉ có những điều tốt đẹp+ Thái độ của Phùng: Kinh ngạc đến sững sờ, “cứ đứng há mồm ra mà nhìn”.đ Nghệ sĩ Phùng đã thấy được sự thật cuộc đời đằng sau vẻ đẹp điền viên bên ngoài của nó.- HS:+ Cảnh đẹp >