GMAT là gì? Bài thi GMAT gồm những gì? Thang điểm GMAT của các trường thế nào? Muốn đăng ký thi GMAT phải làm thế nào? Nội Dung1 Bài thi GMAT là gì?2 Cấu trúc bài thi GMAT2.1 Analytical Writing Assessment3 Integrated Reasoning3.1 Quantitative3.2 Data Sufficiency là gì?3.3 Phần Problem Solving quen thuộc3.4 Verbal3.5 Critical…
Đang xem: Gmat là gì
GMAT là gì? Bài thi GMAT gồm những gì? Thang điểm GMAT của các trường thế nào? Muốn đăng ký thi GMAT phải làm thế nào?
Nội Dung
2 Cấu trúc bài thi GMAT3 Integrated Reasoning4 Thách thức của phần Sentence Correction5 Bài thi thích ứng trên máy tính (CAT)
Bài thi GMAT là gì?
GMAT (Graduate Management Adminssion Test) là bài thi về ngôn ngữ, toán và viết được tiêu chuẩn hóa trên máy tính để đánh giá khả năng bẩm sinh thành công trong lĩnh vực học thuật bậc trên đại học.Các trường kinh tế tại Mỹ và một số nước nói tiếng anh thường sử dụng bài kiểm tra này như một trong những tiêu chí để lựa chọn các chương trình quản trị kinh doanh bậc trên đại học.
Cấu trúc bài thi GMAT
Bài thi GMAT gồm 4 phần: Analytical Writing Assessment, Integrated Reasoning, Quantitative, Verbal với thang điểm từ 200 đến 800.
Analytical Writing Assessment
Thời gian: 30 phútCấu trúc: 1 bài luậnMục đích: Kiểm tra khả năng phân tích bài tranh luậnPhần thi AWA (tức phần thi Đánh giá khả năng Viết Phân tích) của bài thi GMAT – GMAT Analytical Writing Assessment giúp các trường kinh doanh phân tích kỹ năng viết luận văn của sinh viên. Điểm của phần này được tính riêng biệt với thang điểm 200-800 nói trên. Bài thi viết luận được đánh thang điểm từ 0-6, tăng 0.5 điểm một và dựa trên cơ sở là điểm người chấm và điểm máy chấm. Kết quả cuối cùng là trung bình của hai điểm này.
Phân tích một Luận điểmKiểu câu hỏi này trình bày một lập luận ngắn gọn tương tự như một tuyên bố mà bạn thường tìm thấy trong những câu hỏi lý luận nguyên nhân. Nhiệm vụ của bạn là viết 1 bài tiểu luận nhận xét về cấu trúc của một luận điểm và giải thích tính về tính thuyết phục của bài viết. Bạn không nên trình bày quan điểm của mình mà hãy trình bày lời nhận xét của tác giả. Hãy tham khảo các câu hỏi sau:
Kết luận của bài là gì?Những bằng chứng nào được sử dụng để hỗ trợ cho kết luận này?Những giả định nào được tác giả sử dụng trọng việc dẫn dắt các dẫn chứng tới kết luận này?Lập luận này có tính thuyết phục không?Làm thế nào để lập luận trở nên rõ ràng hơn?Integrated Reasoning
Thời gian: 30 phútCấu trúc: 12 câu hỏi, một số câu có nhiều phầnMục đích: Kiểm tra khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách sử dụng các dữ liệu được cho sẵnKiểu câu hỏi của dạng bài này – GMAT Integrated Reasoning (IR) được thiết kế tương tự như những vấn đề bạn sẽ gặp phải ở các trường kinh tế và trong sự nghiệp của bạn. Phần IR là phần duy nhất trong bài thi GMAT cung cấp cho bạn một máy tính toán ngay trên màn hình máy tính – nhưng đừng quá dựa dẫm vào công dụng này; câu hỏi của IR được thiết kế để kiểm tra các vấn đề phức tạp hơn nhiều so với những phép tính toán đơn giản.
Điểm số IR không được tính trong thang điểm 200-800. Bài thi này được đánh thang điểm từ 1 tới 8. Phần IR bao gồm 4 loại câu hỏi khác nhau:
Graphics InterpretationDạng câu hỏi này kiểm tra kỹ năng sử dụng các dữ liệu hình ảnh (được trình bày qua các biểu đồ, sở đồ hoặc các định dạng hình ảnh khác). Hãy chú ý tới các đáp án nhưng đừng để chúng đánh lạc hướng bạn – như trong phần Toán học, chắc chắn sẽ có những đáp án sai để bẫy những sinh viên đọc sai đồ thị.Multi-Source ReasoningDạng câu hỏi này kiểm tra kỹ năng tổng hợp dữ liệu của bạn (2-3 trang chứa văn bản, biểu đồ hoặc bảng). Để làm được những câu hỏi này, bạn hãy tạo ra một phác thảo ngắn gọn các ý chính trong bảng ghi chép của mình (giống như những việc bạn làm ở phần Reading Comprehension) và quay trở lại để nghiên cứu các chi tiết cần thiết để trả lời câu hỏi.Table AnalysisDạng câu hỏi này kiểm tra khả năng giải thích dữ liệu trên bảng tính của bạn. Sử dụng ứng dụng khi cần thiết để hình dung được xu hướng của dữ liệu.Two-Part AnalysisDạng câu hỏi này kiểm tra khả năng trả lời câu hỏi có 2 phần riêng biệt cần được liên kết với nhau trong một tình huống nhất định. Những câu hỏi kiểu này đòi hỏi kỹ năng về toán học và ngôn ngữ. Hãy kiểm tra bài cẩn thận để tránh trường hợp nhầm lẫn thông tin giữa của 2 cột.Quantitative
Thời gian: 75 phútCấu trúc: 37 câu hỏiMục đích: Kiểm tra kỹ năng về số học, đại số, hình họcPhần toán học của GMAT – GMAT Quantitative được thiết kế để kiểm tra kiến thức toán học của bạn ở các phần cơ bản, bao gồm số học, đại số và hình học. Phần này bao gồm 2 loại câu hỏi: Data Sufficiency và Problem Solving.
Data Sufficiency là gì?
Phần này chứa một câu hỏi với hai trạng thái. Công việc của bạn là xác định liệu các trạng thái này có cung cấp đủ dữ liệu để trả lời các câu hỏi hay không. Kiểu câu hỏi này thực sự đòi hỏi bạn phải nhanh chóng xác định những thông tin nào bạn sẽ cần phải biết và loại bỏ những phương án sai một cách hiểu quả nhất.
Phần Problem Solving quen thuộc
Bạn có thể đã quen với dạng bài kiểu này rồi. Problem Solving là một dạng câu hỏi cổ điên trong các bài thi chuẩn hoá. Mỗi câu hỏi của phần này chứa 5 lựa chọn khác nhau, bao gồm khoản 23/37 câu hỏi. Phần này kiểm tra kỹ năng toán học trình độ trung học của bạn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng có nhiều học sinh không đụng tới tính toàn trong một thời gian dài. Vì vậy, chìa khoá thành công là phải hiểu rõ vấn đề của từng câu hỏi và luôn tỉnh táo để tránh các bẫy trong đề bài.
Verbal
Thời gian: 75 phútCấu trúc: 41 câu hỏiMục đích: Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, ngữ pháp, lý luậnPhần kiểm tra về ngôn ngữ của GMAT – GMAT Verbal được thiết kế để kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ năng viết bài luận bằng tiếng Anh, lập luận phân tích và khả năng đọc hiểu của bạn. Phần này bao gồm 3 kiểu câu hỏi: lý luận phê bình, sửa lỗi câu và đọc hiểu.
Xem thêm: Phim Người Thầy Y Đức – Người Thầy Y Đức Tập 1
Critical Reasoning là gì?
Phần này kiểm tra các kỹ năng liên quan trong việc đánh giá, lập luận cũng như xây dựng kế hoạch hành động. Phần này gồm 1 bài lập luận ngắn và những câu hỏi liên quan tới nó. Bạn cần trả lời các dạng câu hỏi này: Câu nào dưới đây làm yếu đoạn tranh luận trên? Câu nào dưới đây là khiến nó trở nên rõ ràng hơn? Bạn cũng có thể được yêu cầu tìm giả định của đoạn tranh luận hoặc nêu lên giả định của chính mình.
Để thành công trong phần Critical Reasoning đòi hỏi 4 điều sau:
Am hiểu về cấu trúc của đoạn tranh luânNhận dạng kết luận của bàiXác định các dẫn chứng hỗ trợ kết luận của bàiXác định những giả định giúp kết nối các dẫn chứng và kết bài với nhauQuan trọng hơn cả, hãy đọc bài một cách cẩn thận. Các câu hỏi phần Critical Reasoning nổi tiếng về cách dùng từ ngữ phức tạp.Thách thức của phần Sentence Correction
Những kỹ năng viết luận văn bằng tiếng Anh của bạn có tốt không? Bạn sẽ tìm ra câu trả lời qua những câu hỏi của phần Sentence Correction. Bạn sẽ đối mặt với nhiều câu hỏi dài và sai ngữ pháp. Mỗi câu hỏi thuộc dạng này có chứa 1 phần bị gạch chân. Có 5 sự lựa chọn được đưa ra để thay thế cho phần gạch dưới. Bạn cần phải phân tích phần gạch chân và xác địng câu trả lời nào là chính xác nhất.
Các câu hỏi của phần Sentence Correction thường bao gồm 2 hoặc nhiều lỗi. Thời gian là điều cốt yếu tuỳ vào độ dài và khó của từng câu hỏi. Bạn cần làm các câu hỏi ngắn nhanh hơn để có thời gian suy nghĩ cho các câu hỏi khó hơn.
Reading Comprehension
Bạn có thể đã quá quen với dạng câu hỏi của phần Reading Comprehension. Các câu hỏi này kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của bạn, cụ thể hơn là những khả năng sau:
Tóm tắt ý chính
Phận biệt giữa các ý tưởng cụ thể và những ngụ ý của tác giảSuy luận dựa trên bài đọcTìm được giọng văn và thái độ của tác giả về một chủ đềMỗi đoạn đọc dài khoảng 350 từ gồm từ 3-8 câu hỏi thuộc nhiều thể loại khác nhau từ kinh doanh, chính trị, khoa học xã hội và lịch sử. Những đoạn đọc này được lấy từ những tạp chí nghiên cứu.
Khi đọc hiểu một đoạn văn, hãy nhớ rằng bạn không nên cố gắng ghi nhớ tất cả các thong tin. Đầu tiên, bạn hãy đọc nó một cách nhanh chóng, cố gắng nghĩ về chủ đề của đoạn văn, mục đích của tác giả, tiếng nói của tác giả trong bài và phạm vi của đoạn văn. Hầu hết các chi tiết bạn cần tìm đều có trong đoạn văn.
Bài thi thích ứng trên máy tính (CAT)
Bài thi Thích ứng trên Máy tính GMAT (Computer Adaptive Test – CAT) không đơn thuần là một bài thi trên máy với nội dung thi như thi trên giấy. Trong bài thi GMAT, CAT sẽ thay đổi căn cứ vào khả năng làm bài của bạn. Bạn phải trả lời xong câu hỏi trên màn hình trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo và một khi đã trả lời xong, bạn không thể quay trở lại được nữa. Tìm hiểu cấu trúc và học một vài chiến lược cụ thể của dạng thi CAT sẽ có tác động tích cực tới điểm số của bạn.
Khi bạn bắt đầu bài thi GMAT, máy tính giả định rằng bạn có số điểm trung bình và sẽ đưa ra những câu hỏi với mức độ khó trung bình. Khi bạn trả lời chính xác, máy tính sẽ nâng mức độ khó của những câu tiếp theo và tăng mức dự báo về khả năng của bạn. Và ngược lại, nếu bạn trả lời câu hỏi không chính xác, máy tính sẽ đưa ra những câu hỏi dễ hơn và giảm dự báo khả năng của bạn. Số điểm của bạn được xác định không chỉ dựa vào số lượng câu trả lời đúng hay sai mà còn tuỳ thuộc vào mức độ khó của các câu hỏi.
Bạn chỉ có 1 cơ hội duy nhất
Vì mỗi câu trả lời đều ảnh hưởng trước tiếp tới mức độ khó của những câu hỏi tiếp theo, dạng bài CAT không cho phép bạn quay trở lại câu hỏi trước. Câu hỏi tiếp theo sẽ hiện ra sau khi bạn hoàn thành câu hỏi trên màn hình. Một khi bạn đã xác nhận câu trả lời của mình thì sẽ không được sửa đổi nữa.
Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy đoán!
Vì bạn không thể quay trở lại câu hỏi trước, nên nếu bạn không biết câu trả lời thì hãy đoán. Hãy thử phỏng đoán câu trả lời theo chiến lược để loại bỏ các phương án sai, v.v.. Ngoài ra, bài thi GMAT có trừ điểm những câu để trống, nên sẽ tốt hơn nếu bạn đoán các câu trả lời ngẫu nhiên.
Thang điểm GMAT của các trường
Mặc dù điểm trung bình của bài GMAT là khoảng 560, theo tờ U.S. News and World Report, điểm trung bình GMAT của các trường hàng đầu như Harvard, Stanford, Wharton, và Booth thường rơi vào khoảng 720. Như bạn đã thấy, chương trình này vô cùng cạnh tranh – một người thi GMAT đạt 720 điểm có nghĩa là được xếp vào 94th percentile.
Xem thêm: ‘ Gia Đình Siêu Nhân 2 – Gia Đình Siêu Nhân 2 (Thuyết Minh) Full
Khái niệm điểm cao phụ thuộc vào những kỳ vọng và mục tiêu mà bạn đưa ta. Nghiên cứu thang điểm GMAT trung bình của những trường bạn muốn đăng ký và sau đó phát triển một kế hoạch luyện tập và chuẩn bị chi tiết để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.
Trường | Điểm GMAT trung bình | Điểm GPA trung bình |
Stanford University | 732 | 3.74 |
Harvard University | 726 | 3.67 |
University of Pennsylvania (Wharton) | 728 | 3.60 |
University of Chicago (Booth) | 724 | 3.60 |
Massachusetts Institute of Technology (Sloan) | 713 | 3.58 |
Northwestern University (Kellogg) | 713 | 3.60 |
University of California- Berkeley (Haas) | 717 | 3.62 |
Columbia University | 716 | 3.50 |
Dartmouth College (Tuck) | 716 | 3.54 |
University of Virginia (Darden) | 706 | 3.50 |