Lợi nhuận thuần là chỉ số tài chính quan trọng nhằm phân tích tình hình kinh doanh và điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Đây còn là chỉ số để các cổ đông và nhà đầu tư đặc biệt lưu ý để tính toán cho các dự án của mình.
Đang xem: Lợi nhuận thuần
Viết Bài Xuyên Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về chỉ số này nhé.
Việc tìm hiểu rõ về lợi nhuận thuần sẽ giúp bạn hoạch định chính xác chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại của công ty/doanh nghiệp.
Xem thêm: 14 Cách Dịch Văn Bản Anh Sang Việt Nhanh Và Chuẩn Nhất, Dịch Văn Bản
Lợi nhuận thuần là chỉ số phản ánh lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ các chi phí duy trì hoạt động, thuế, cổ tức ưu đãi và lãi suất. Chi phí này phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Để xác định chỉ số lợi nhuận thuần trong báo cáo tài chính người ta thường dùng 2 công thức như sau:
Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu thuần – Tổng số vốn bán hàng + ( Tổng doanh thu các hoạt động tài chính – Tổng chi phí tài chính) – (Tổng chi phí bán hàng + Tổng chi phí quản lý của doanh nghiệp)
HOẶC:
Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu thuần – Tổng số giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ được trong kỳ.
Lợi nhuận thuần là chỉ số lợi nhuận thu được khi khấu trừ các khoản chi phí
Trong đó:
Tổng doanh thu thuần: Khoản doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ những khoản sau: các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại, chi phí hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.Tổng số vốn bán hàng: Toàn bộ các khoản chi phí bỏ ra để làm ra và duy trì sản phẩm, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vận chuyển.Tổng doanh thu các hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi vay tài chính, lợi nhuận được chia trong quá trình sản xuất kinh doanh.
*Công thức số 2 là công thức được dùng phổ biến.
TÌM HIỂU NGAY: Tỷ Suất Lợi Nhuận Là Gì?
Lợi nhuận thuần giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tình trạng lãi hay lỗ. Từ đó, chủ doanh nghiệp phát hiện ra những vấn đề cần khắc phục khiến doanh thu giảm và đưa ra biện pháp xử lý cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp (ví dụ như: quản lý lỏng lẻo, trải nghiệm khách hàng kém, vốn ít, chăm sóc khách hàng không nhiệt tình, giá trị sản phẩm,…).Lợi nhuận thuần giúp cổ đông xem xét, phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác và dễ dàng hơn. Nếu công ty cổ phần không đủ lợi nhuận thuần, giá trị cổ phần có thể giảm và ảnh hưởng đến các cổ đông. Đây là điều các cổ đông cực kỳ quan tâm để có những quyết định đúng đắn.Đây cũng là một chỉ số để các nhà phân tích, nhà đầu tư so sánh tình hình kinh doanh trên thị trường trong cùng một lĩnh vực để họ biết có thể dự đoán được doanh nghiệp có thể tạo ra những giá trị gì và mình cần chi bao nhiêu cho cổ phiếu hoặc góp vốn cho các doanh nghiệp đó.
Lợi nhuận thuần là chỉ số phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp khá chính xác
Nhắc đến lợi nhuận thuần, không thể nào bỏ qua chỉ số tỷ suất lợi nhuận thuần trong báo cáo tài chính. Vậy tỷ suất lợi nhuận thuần là gì? Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu tiếp theo ở phần thông tin dưới đây nhé
Tỷ suất lợi nhuận thuần (còn gọi là tỷ suất doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tiếng Anh là Net profit margin ratio). Đây cũng là chỉ số trên báo cáo tài chính mà các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư rất quan tâm nhằm xác định được vị thế cạnh tranh cũng như khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp so với các nơi khác trong cùng một lĩnh vực.
Tỷ suất lợi nhuận thuần = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng doanh thu thuần) x 100 (%)
(Đơn vị tính: %)
Lưu ý: Chưa trừ đi các khoản vay, lãi suất vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tùy vào từng doanh nghiệp theo dõi và hạch toán thuế theo doanh thu thế nào mà phân bổ tỷ suất lợi nhuận thuần theo từng lĩnh vực sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp.
Chỉ số này giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát được các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp, nhất là chi phí và quyết định xây dựng chiến lược phù hợp.Chỉ số này thường có giá trị cho nhà đầu tư nhiều hơn vì có thể đánh giá khả năng sinh lời và xem xét để đưa ra quyết định đầu tư bao nhiêu cho doanh nghiệp.
NÊN XEM:
Một bảng kế hoạch hoàn hảo sẽ giúp gia tăng chỉ số lợi nhuận thuần của doanh nghiệp
Để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có những kế hoạch để tối ưu lợi nhuận thuần. Viết Bài Xuyên Việt sẽ gợi ý cho bạn một số nguyên tắc để thiết lập kế hoạch nhằm tối ưu lợi nhuận thuần một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng khám phá nhé.
Xem thêm: 6 Mẫu Tóm Tắt Văn Bản Thạch Sanh Ngắn Gọn, Tóm Tắt Truyện Thạch Sanh Ngắn Gọn
Kiểm soát nguồn thu và chi của doanh nghiệp, cắt giảm hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp.Theo dõi các khoản công nợ chặt chẽ, thanh toán đúng hạn, tránh phát sinh lãi suất.Kiểm soát hàng tồn, hàng ứ đọng, kêu gọi vốn hoặc chủ động xoay vòng vốn.
Phân tích các chỉ số về lợi nhuận thuần để nắm được tình hình kinh doanh qua từng thời kỳ.Cân đối các khoản thu, chi, dòng tiền trong cùng kỳ.Dự báo được doanh thu, chi phí, lợi nhuận phát sinh.Lập kế hoạch, mục tiêu và những ưu tiên, khó khăn, thuận lợi cho doanh nghiệp.
Viết Bài Xuyên Việt hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về lợi nhuận thuần. Bạn có thể hiểu thêm về số liệu này, vận dụng và phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhà mình nhé!