Ma hay Mâra là một biểu tượng trong Phật giáo và cả trong Ấn Độ giáo, dùng để chỉ một vị trời hay vị thần linh đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết, giống như định nghĩa của chữ Ma Phạm trên đây. Tên của ma có nghĩa là thần chết. Ma là chúa tể của mọi dục vọng, thèm khát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là chủ nhân ông của thế giới vật chất và mọi hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của vị chủ nhân ông này là phải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chung quanh ta.
Đang xem: Ma là gì
Ma không những tượng trưng cho những biểu hiện của dục vọng như vừa kể mà còn tượng trưng cho những thèm khát, những xung năng tiềm ẩn thật sâu kín bên trong tâm thức ta. Do đó ma nằm trong da thịt ta, trong tâm thức ta, tức trong sự vận hành chung của ngũ uẩn. Tuy con ma ẩn nấp trong ngũ uẩn của ta rất tinh ranh thế nhưng nếu ta thật chú tâm thì đôi khi cũng có thể trông thấy nó được hay bất chợt chạm trán với nó. Thí dụ vì nóng giận, vì một phút thiếu suy nghĩ, vì thèm muốn khích động quá độ mà ta phạm vào một hành động thật đáng trách, sau đó thì hối hận và ta tự nghĩ rằng không ngờ mình lại có thể phạm vào một hành động tồi tệ đến như thế. Ta có cảm giác hình như “ma quỷ xúi khiến” ta phạm vào việc ấy chứ thật ra ta nào có tồi tệ đến thế. Như thế là ta đã thấy ma rồi đấy, sự hối hận là một trong các cách giúp mình trông thấy con ma đang ẩn nấp trong thân xác và tâm thức của chính mình.
Ma còn mang một cái tên nữa mà kinh sách ít nói đến, đó là con ma Ái dục (kâma, xin đừng lầm lộn với karma), đó là sự yêu mến, lòng yêu thương, nôm na là con ma tình yêu. Ái dục hay con ma tình yêu là một thứ bản năng, tinh anh của sự sống, luôn luôn “canh chừng” và “chăm lo” cho ta rất cẩn thận. Con ma này hiển hiện một cách tuyệt vời, thật đẹp, hoặc thật thanh tú, nó làm phát sinh ra mọi hình tướng, màu sắc và âm thanh đủ loại. Con ma đó hiến dâng cho ta những ảo giác biến động như vừa kể do chính nó tạo ra, mang lại mọi thứ lạc thú và mọi cảnh giới tuyệt đẹp thuộc vào thế giới luân hồi, và tạo ra mọi thứ hạnh phúc của thế tục.
Vấn đề rắc rối và gay go là con ma tình yêu không bao giờ chú ý đến hậu quả của những thứ do nó tạo ra. Nó rất hào phóng, cho không tiếc tay, “tham” bao nhiêu nó cũng cho, “yêu” bao nhiêu nó cũng khuyến khích thêm, “bám víu” bao nhiêu nó cũng sẵn sàng tiếp tay. Thế nhưng hậu quả của những ảo giác ấy mà nó đem tặng cho ta thật ra chỉ là khổ đau mà thôi : “lạc thú”, “hạnh phúc lứa đôi”, “sinh ra thêm một đám khổ đau”, hay đấy chỉ là mưu mô, lường gạt, tự ái, thất tình, tự tử, đâm chém… Những khổ đau ấy ma không cần biết. Ma cho ta lạc thú, nhưng đồng thời cũng tập cho ta thèm khát lạc thú. Điều này có nghĩa là ngũ uẩn quen dần với lạc thú, lệ thuộc vào lạc thú và bị kích động bởi lạc thú, hậu quả rất phức tạp và đa dạng kể ra không hết được. Ma vừa là kẻ sáng tạo và đồng thời cũng vừa là kẻ phá hoại là như thế đó.
Tóm lại khi nhìn ma qua các khía cạnh như liệt kê trên đây, thì ta sẽ hiểu ngay là ma ngự trị ở đâu: trong đầu của chúng ta. Nó nằm sẵn trong tâm thức ta, trong da thịt ta, trong sự vận hành của thân xác và tâm trí ta. Nói cách khác là ma không phải là một thực thể bên ngoài, có nghĩa là không có ta thì cũng không có ma, cái “ta” càng mạnh và càng phức tạp thì “ma” cũng càng đông và càng hung dữ. Ma quân hay những đạo binh ma chính là sự thèm khát, thất vọng, buồn bực, đói khát, bám víu, tham lam, lười biếng, đờ đẫn, sợ hãi, nghi ngờ, hận thù, tiện nghi, kiêu căng, tự phụ, yêu thương một cách ích kỷ, tự mãn với cái “tôi” của chính mình v.v. và v.v… Nếu cứ tiếp tục suy luận theo chiều hướng đó thì ta sẽ thấy ma còn đông đảo và đa dạng hơn nhiều so với những gì do kinh sách liệt kê, chúng hiển hiện cùng khắp trong thế giới luân hồi này.
Xem thêm: Sinh Ngày 23 Tháng 10 Là Cung Gì ? Thiên Bình Sinh Ngày 23 Tháng 10
Tuy nhiên người đọc biết đâu cũng có thể lấy làm lạ là phần trình bày trên đây dựa vào kinh sách đã mô tả và liệt kê ra đủ mọi thứ ma, thế nhưng vẫn không thấy đề cập gì đến các loại ma có thể làm cho ta dựng tóc gáy, hét lên và phóng chạy, hoặc làm cho người ngủ mê kêu ú ớ, tay chân lạnh ngắt và toát mồ hôi đầm đìa. Vậy ta cứ thử lấy thêm một chút can đảm nữa để tìm hiểu loại ma này xem sao.
Một thí dụ cụ thể về Ma
Để tránh cách trình bày tổng quát, siêu hình và ẩn dụ như trên đây, ta thử đưa ra một vài thí dụ cụ thể và đơn giản hơn vể những con ma thường hiện ra để dọa nạt những con người bình dị như chúng ta đây, kể cả trẻ con cho đến người lớn. Chẳng hạn khi ta bước vào một gian phòng tối, ta thấy trong một góc phòng có một con ma, tóc xõa, mặt xanh mét, đang nhe răng trợn mắt… và cười với ta một cách thật rùng rợn.
Nếu ta bình thản, từ tốn, không khiếp sợ, tiến thẳng đến con ma, thì ta sẽ không thấy nó khi ta đến gần. Vì thật ra đấy chỉ là những ảo giác do ta tạo ra trong đầu và do bóng tối mờ ảo nuôi thêm trí tưởng tượng của ta. Nếu như ta vẫn “không dám” tiến đến gần “nó” thì ta cứ bật đèn lên, thì con ma cũng sẽ biến mất. Ngược lại, nếu ta hét lên một tiếng, “vắt giò lên cổ” mà phóng chạy, thì nhất định con ma sẽ đuổi theo, và nhất định là ta sẽ không thể nào chạy nhanh hơn nó được, vì chính ta cõng nó mà chạy. Nó ở trong đầu ta, trong thân xác đang “nổi da gà” của ta.
Tệ hơn nữa, có thể sau đó ta lại đem chuyện “thấy ma” ấy mà vừa thở hổn hển, vừa kể lại với đầy đủ chi tiết cho một người khác nghe. Đấy là cách mà ta giới thiệu con ma mà ta trông thấy cho một người thứ hai, có thể người này cũng hơi sợ thế nhưng vẫn cứ đón rước nó với sự thích thú và đem cất nó vào trong đầu mình, sau đó lại đem nó ra để kể cho người thứ ba nghe, người thứ ba lại kể cho người thứ tư. Cứ mỗi lần chuyển sang đầu một người khác thì con ma lại trở nên hung tợn hơn và khiếp đảm hơn một chút, mắt nó trợn to hơn, răng nó dài hơn, và nó cười rùng rợn hơn. Biết đâu sau một vòng chu du hết người này sang người khác thì con ma ấy lại được người nghe sau cùng thuật lại cho chính ta nghe, và có thể là ta sẽ còn sợ con ma đó hơn cả con ma mà chính ta đã từng trông thấy tận mắt trước đây.
Xem thêm: Cách Tạo Đường Viền Cho Văn Bản Đẹp, Dễ Làm, Cách Tạo Đường Viền Cho Trang Trên Word
Đức Phật có đưa ra một thí dụ dễ hiểu. Khi bước ngang ngưỡng cửa lúc nhá nhem tối, ta thấy một con rắn. Ta hoảng hốt và giật lùi lại. Thế nhưng khi nhìn kỹ lại thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng. Con rắn ở trong đầu ta, con ma cũng ở trong đầu ta là như vậy. Vì thế nếu trông thấy có con ma trong góc phòng thì nên bật đèn lên hay tiến đến gần “nó” để xem thực hư ra sao mà không nên thét lên một tiếng rồi cõng nó mà chạy.