Văn bản khai nhận thừa kế là mẫu biểu dùng thực hiện thủ tục nhận tài sản thừa kế do người đã chết để lại. Luật sư Trí Nam chia sẻ hướng dẫn quy trình thủ tục khai nhận di sản thừa kế để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng khi cần.
Đang xem: Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế
Căn cứ vào quy định về địa điểm mở thừa kế theo Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì người khai nhận di sản thừa kế có thể liên hệ các cơ quan sau để lập văn bản khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã hoặc văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản hoặc nơi có di sản/ phần lớn di sản (Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người đã chết).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngay tháng năm …
VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Tôi là (ghi rõ họ và tên):
Sinh ngày:
CMND/CCCD số: Cấp ngày:
Nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
Tôi là người thừa kế duy nhất theo pháp luật của ông/bà … chết ngày … theo Giấy chứng tử … do Uỷ ban nhân dân … cấp ngày …
Tôi xin nhận tài sản thừa kế của ông/bà … để lại như sau:
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
Tôi xin cam đoan:
– Những thông tin đã ghi trong Văn bản nhận tài sản thừa kế này là đúng sự thật;
– Ngoài tôi ra, ông/bà … không còn người thừa kế nào khác.
NGƯỜI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Theo quy định của Luật thừa kế mới nhất thì: Văn bản khai nhận thừa kế duy nhất là văn bản khai nhận di sản thừa kế của người thừa kế duy nhất theo quy định pháp luật. Trường hợp có nhiều người thừa kế thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế thì Quý vị thay đổi nội dung mẫu văn bản khai nhận di sẳn thừa kế luật sư chia sẻ như sau:
✔ Phần thông tin người khai nhận thừa kế: Chuyển từ Tôi là -> Chúng tôi là trong đó ghi nhận thông tin chi tiết của từng người thừa kế.
✔ Phần thông tin nhận di sản cần ghi rõ việc phân chia thừa kế của từng người thừa kế.
Tham khảo: Cách phân chia di sản thừa kế
Kể từ thời điểm người để lại di sản chết hoặc quyết định tuyên bố người đã chết của Tòa án có hiệu lực thì những người được hưởng di sản thừa kế được quyền khai nhận tài sản thừa kế trong thời hạn sau:
✔ Đối với tài sản là động sản: là 10 năm.
✔ Đối với tài sản là bất động sản: là 30 năm.
Hết thời hạn nói trên nếu người được hưởng thừa kế không thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế, thì di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu của người quản lý di sản (Điều 623 Bộ luật dân sự).
Để thực hiện việc công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế người được hưởng di sản thừa kế cần chuẩn bị những tài liệu sau:
✔ Bản sao công chứng CMTND, hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của những người được hưởng di sản thừa kế.
Xem thêm: Cách Chuyển Sim 4G Sang 3G Viettel Tại Nhà, Chỉ 30 Giây, Miễn Phí, Có Thể Đổi Hộ
✔ Bản sao giấy khai sinh của người được hưởng di sản thừa kế chưa thành niên.
✔ Bản gốc giấy chứng tử/ Quyết định tuyên bố người đã chết.
✔ Bản gốc di chúc nếu khai nhận thừa kế theo di chúc.
✔ Bản gốc giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế là bất động sản, hoặc động sản như ô tô, xe máy, sổ tích kiệm, …
Sau khi văn bản khai nhận di sản thừa kế được công chứng, chứng thực, văn bản sẽ được niêm yết công khai tại UBND xã trong vòng 15 ngày. Hết thời hạn không có khiếu kiện, khiếu nại thì việc công chứng, chứng thực văn bản khai nhận thừa kế được hoàn thành. Người hưởng di sản thừa kế được phép thay đổi chủ sở hữu di sản theo văn bản khai nhận di sản thừa kế đã ghi. Ví dụ: Sang tên sổ đỏ với di sản thừa kế là bất động sản, sang tên ô tô với di sản thừa kế là động sản, thay đổi đăng ký kinh doanh đối với thừa kế cổ phần, vốn góp.
✔ Người thừa kế theo di chúc được yêu cầu UBND xã/văn phòng công chứng thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Người không đồng ý với việc phân chia di sản thừa kế, hoặc không thể công chứng thỏa thuận phân chia thừa kế theo Luật công chứng có quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Do vậy khi phát sinh việc khai nhận di sản thừa kế của người đã chết để lại Luật sư thấy rằng các gia đình sẽ cần quan tâm đến 03 vấn đề sau: (i) Một là quy định pháp luật về việc phân chia di sản thừa kế; (ii) Hai là cách khai nhận di sản thừa kế; (iii) và ba là quyền được khởi kiện yêu cầu phân chia lại di sản thừa kế khi bạn không đồng tình với tình trạng hiện tại.
✔ Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tham khảo: Cách lập di chúc thừa kế tài sản
✔ Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
✔ Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”
Về nguyên tắc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự, cụ thể:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Do đó, trong trường hợp người lập di chúc không cho con chưa thành niên, cha,mẹ, vợ chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động hưởng phần di sản hoặc cho những người này hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Tham khảo: Dịch vụ tư vấn pháp luật tại Hà Nội
Công ty Luật Trí Nam cung cấp dịch vụ trọn gói trong việc lập văn bản khai nhận di sản thừa kế hợp pháp và thực hiện thủ tục sang tên di sản thừa kế. Dịch vụ được các luật sư giỏi, dày kinh nghiệm triển khai đảm bảo:
✔ Thứ nhất, luật sư tư vấn đầy đủ, chính xác quy định về thừa kế cho những người được hưởng di sản thừa kế để sau khi đã hoàn thành thủ tục khai nhận di sản thừa kế sẽ không phát sinh tranh chấp gia đình.
✔ Thứ hai, luật sư có kinh nghiệm giải quyết các vướng mắc trong khai nhận thừa kế như giấy tờ di sản thừa kế bị mất, rách nát, hư hỏng không thể công chứng, chứng thực văn bản khai nhận thừa kế.
Xem thêm: Thuật Ngữ Mt Là Gì ? Ý Nghĩa Của Từ Mt Viết Tắt Của Từ Gì
✔ Thứ ba, luật sư đại diện kiểm tra quy trình khai nhận thừa kế của các hộ gia đình để đại diệm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ khi phát hiện sai phạm trong thủ tục khai nhận thừa kế. Giả sử việc giải quyết tranh chấp thừa kế phải khởi kiện tới Tòa án thì thủ tục khởi kiện luôn nhanh gọn và chính xác.