Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 Tháng 5 Nên Cúng Gì? Cúng Và Ăn Gì

Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết giết sâu bọ, đã đến mang theo những phong tục hay ho của người Việt ta. Bên cạnh đó còn có những món ăn quen thuộc mà bạn nhất định phải thử vào ngày này. Cùng Mẹo vào bếp tìm hiểu thêm về những món ngon này bạn nhé!

Đang xem: Mùng 5 tháng 5

1. Bánh tro (Bánh ú tro)

Với phần nếp đã được ngâm cùng nước tro (đã được đốt từ các loại cây khô), bánh ú tro nhờ vậy mà có hương thơm rất lạ, chẳng giống với những loại bánh ú khác.Bánh tro có hình chóp tam giác nhỏ nhắn, được gói trong một lớp lá tre hoặc lá chuối rồi hấp đến khi chín mềm. Bánh là sự hoà quyện giữa phần nếp tro và đậu xanh ngọt thanh, bùi và béo vô cùng hấp dẫn. Ngoài loại bánh có nhân, bánh tro đôi khi còn làm không nhân và chấm với mật mía mang đến sự ngọt ngào và ngon miệng đến khó tả.
Bánh tro (Bánh ú tro)

2. Thịt vịt

Tại miền Trung, chẳng phải đơn thuần mà thịt vịt được ưa chuộng vào ngày Tết Đoan Ngọ. Chúng không chỉ có tính hàn, giúp cơ thể được giải nhiệt, trở nên mát mẻ hơn vào những ngày đầu hè oi bức. Ngoài ra, từ đầu tháng 5 trở đi, vịt vào mùa nên thịt của chúng sẽ béo, thơm và chắc hơn hẳn.Không chỉ một, bạn có thể chế biến vịt thành hàng trăm những món ăn ngon. Vịt quay với lớp da giòn tan và thơm lừng. Cháo vịt lại ngọt, thơm với thịt vịt mềm, dai hấp dẫn. Mì vịt tiềm, vịt nấu chao hay bún măng vịt cũng đều là những món vịt rất ngon mà bạn nên trổ tài làm thử đó!
Thịt vịt

3. Cơm rượu nếp

Thông thường, cơm rượu sẽ được ăn đầu tiên vào buổi sáng sớm khi bạn vừa thức dậy trong ngày Tết Đoan Ngọ. Người dân tin rằng, trong dạ dày chúng ta có những loại vi khuẩn mà những loại thức ăn chua, chát sẽ loại bỏ được chúng nên cơm rượu nếp sẽ là sự ưu tiên hàng đầu.Cơm rượu nếp là hỗn hợp nếp nguyên hạt đã được đồ thành xôi, sau đó rắc một lớp men rồi ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Dù già hay trẻ, đây đều là một món dễ ăn nhờ vào vị ngọt thanh, chua nhẹ khó cưỡng.
Cơm rượu nếp

4. Chè trôi nước

Là một món tuy đơn giản nhưng lại rất đặc biệt, chè trôi nước được yêu thích và góp mặt trong nhiều dịp quan trọng trong năm như 23 tháng Chạp đưa Ông Táo về Trời, Tết Hàn thực,… Do đó, Tết Đoan Ngọ nhất định không thể thiếu món chè ngon này.Những viên chè tròn, đều mang nhiều màu sắc đẹp mắt. Bên trong là nhân đậu xanh ngọt ngào, kết hợp cùng đường thơm nức, nước cốt dừa lại béo ngậy. Chỉ cần nghĩ đến là muốn ăn ngay một chén rồi bạn nhỉ!
Chè trôi nước

5. Trái cây

Mọi dịp lễ của người Việt Nam luôn có một mâm quả thật đẹp, bao gồm những loại trái cây ngon nhất mùa.Không chỉ đẹp mắt nhờ màu sắc hài hoà, hương vị của các loại trái cây đầu mùa như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… còn thơm ngon. Người dân luôn mong muốn mầm bệnh được tiêu trừ, cây trái sẽ sinh sôi nảy nở, tươi tốt hơn.

Xem thêm: Bộ Đề Kiểm Tra Tiếng Anh Lớp 7, Cả Năm (Có Đáp Án)


Để ngày Tết Đoan Ngọ thêm trọn vẹn, bạn nhớ hãy thử qua những món ăn ngon bởi sự thơm ngon cũng như ý nghĩa mà chúng mang lại nhé!
Top 25 nhà hàng ngon ở Sài Gòn
24 thực phẩm giàu chất sắt cho người ăn chay
Thực phẩm chứa nhiều nước cho ngày hè

Xem thêm: Giải Đáp: Bốc Bát Họ Nghĩa Là Gì, Bốc Bát Họ Là Gì

Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)Gọi mua: 1800.1061 (7:30 – 22:00)Kỹ thuật: 1800.1764 (7:30 – 22:00)Khiếu nại: 1800.1063 (8:00 – 21:30)Bảo hành: 1800.1065 (8:00 – 21:00)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tổng hợp