Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì – Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Theo từ điển Bách Khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa: Khoa học(tiếng Anh:science) là toàn bộ hoạt động cóhệ thốngnhằmxây dựngvà tổ chứckiến thứcdưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được vềvũ trụ. Thông qua các phương pháp kiểm soát,nhà khoa họcsử dụng cáchquan sátcác dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất vàbất thườngcủatự nhiênnhằm thu thậpthông tin, rồi sắp xếp cácthông tinđó thànhdữ liệuđể phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vậthiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương phápthử nghiệmnhằmmô phỏnghiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm.Tri thứctrong khoa học là toàn bộ lượngthông tinmà các nghiên cứu đã tích lũy được.Định nghĩavề khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học làtri thứctích cực đã đượchệ thống hóa.

Đang xem: Nghiên cứu khoa học là gì

Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013), khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

*

Theo Từ điển Giáo dục, Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và hệ thống hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm cả hoạt động để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết quả của hoạt động ấy, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng của một bức tranh về thế giới. Từ khoa học cũng còn dùng để chỉ những lĩnh vực tri thức chuyên ngành. Những mục đích trực tiếp của khoa học là miêu tả, giải thích và dự báo các quá trình và các hiện tượng của thực tiễn dựa trên cơ sở những quy luật mà nó khám phá được.

Sheldon (1997) cho rằng khoa học là một hoạt động trí tuệ được thực hiện bởi con người, được thiết kế để khám phá cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật – hiện tưởng.

Theo Vũ Cao Đàm khoa học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng.

2. Nghiên cứu khoa học (scientific research):

Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013), Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

Theo Earl R. Babbie (1986), nghiên cứu khoa học (scientific research) là cách thức: (1) Con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống; và (2) Là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích cá sự vật hiện tượng.

Theo Armstrong và Sperry (1994), nghiên cứu khoa học dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Kết quả của nghiên cứu khoa học tạo ra những ứng dụng cho thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chức tài trợ xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học được phân loại tùy lĩnh vực học thuật và ứng dụng. Nghiên cứu khoa học là một tiêu chí được sử dụng rộng rãi trong đánh giá vị thế của các cơ sở học thuật.

Xem thêm: Thế Giới Thiệu Về Loài Voi, Voi Châu Á, Loài Voi Thông Minh Và Độc Đáo

Như vậy, nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm hiểu, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ thực nghiệm, để phát hiện ra cái mới về bản chất sự vật, về thế tự nhiên và xã hội.

3. Phương pháp khoa học (scientific method):

Theo Bauer (1992), phương pháp khoa học (scientific method) là một hệ thống kỹ thuật nhằm nghiên cứu các hiện tượng, mục đích là để thu được kiến thức mới, hoặc hoàn chỉnh và kế thừa các kiến thức có trước đó.

Theo Beveridge (1950) nhấn mạnh hơn về khía cạnh khoa học là: Để được coi là khoa học, phương pháp điều tra phải được dựa trên việc thu chứng cứ thực nghiệm hoặc chứng cứ đo lường được, tuân thủ theo những nguyên tắc lý luận cụ thể.

Từ điển Oxford định nghĩa phương pháp khoa học là một phương pháp của khoa học tự nhiên từ thế kỉ XVII, bao gồm quan sát có hệ thống, đo lường, thực nghiệm, xây dựng, kiểm định và điều chỉnh các lý thuyết.

Theo Bernstein (1983) cho rằng, khác với việc các khoa học lấy thực tiễn chứng minh cho thực tiễn, đặc điểm nổi trội của phương pháp khoa học là cách thức thu thập kiến thức để ủng hộ một lý thuyết khi những dự đoán về một lý thuyết được xác nhận và thách thức một lý thuyết khi những dự đoán đó là không đúng.

Theo Slick (2002), phương pháp khoa học được sử dụng trong khoa học như một phương tiện đạt được sự hiểu biết về thế giới. Về cơ bản, phương pháp khoa học bao gồm: Quan sát – Giả thuyết – Thu thập và xử lý dữ liệu – Giải thích và kết luận – Dự đoán. Những dự đoán được đưa ra dựa trên những bằng chứng có được trong thực nghiệm.

4. Vai trò của Nghiên cứu khoa học:

Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay, khoa học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất của xã hội, hoàn thiện các quan hệ xã hội và hình thành con người mới.

Nghiên cứu khoa học có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra, nói cách khác là tìm kiếm kiến thức và sự hiểu biết. Tuy nhiên, nếu ta có thể chia xẻ, phổ biến thông tin, kiến thức mà ta có được thông qua nghiên cứu sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều. Nói cách khác, bản chất của nghiên cứu khoa học là một quá trình vận dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nghiên cứu có nghĩa là trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc thực tiễn; làm hoàn thiện và phong phú thêm các tri thức khoa học; đưa ra các câu trả lời để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Xem thêm: Giải Bài Tập Sgk Tiếng Anh Lớp 9, Chương Trình Tiếng Anh Lớp 9

Với cách nhìn như vậy, nghiên cứu khoa học còn có vai trò làm thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của người đọc, thuyết phục người đọc tin vào bản chất khoa học và kết quả thực nghiệm nhằm đưa người đọc đến quyết định và hành động phù hợp để cải thiện tình hình của các vấn đề đặt ra theo chiều hướng tốt hơn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tổng hợp