ISP là từ viết tắt của “Internet Service Provider”, được dịch là nhà cung cấp dịch vụ internet. ISP chính là đường dây nối kết mọi thứ trên mạng internet.
Đang xem: Nhà cung cấp dịch vụ internet (isp) là gì
ISP là nhà cung cấp giải pháp kết nối mạng toàn cầu cho cá nhân và tổ chức. Vậy cách thức hoạt động của ISP là gì? Ưu và nhược điểm của các nhà cung cấp dịch vụ ISP lớn hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho những vấn đề này nhé.
ISP là từ viết tắt của “Internet Service Provider”, được dịch là nhà cung cấp dịch vụ internet. ISP chính là đường dây nối kết mọi thứ trên mạng internet. Vì thế, khi máy tính hay thiết bị di động được kết nối internet thì bạn có thể gửi và xem email, đọc báo, trò chuyện với người thân qua các ứng dụng.
Nếu xét trong hoạt động gửi thư điện tử, ISP đóng vai trò là bưu điện. Khi bạn gửi email cho một người bất kỳ thì email sẽ được chuyển đến ISP (tức nhà cung cấp dịch vụ internet mà bạn đang dùng). Sau đó, hệ thống của ISP thực hiện phân tích, tìm kiếm và gửi thông tin được truyền tải vào thư điện tử đến người nhận. Quá trình này diễn ra cực kỳ nhanh chóng chỉ trong 1 – 2s tính từ khi bạn click nút “Gửi”.
Đây là tài khoản internet hay địa chỉ email hoặc không gian của website và là yếu tố quan trọng khi sử dụng ISP. Nhờ vào tài khoản ISP, bạn mới được phép truy cập vào internet. Do đó, bạn phải ghi nhớ tài khoản ISP để sử dụng cho các lần đăng nhập kế tiếp. Nếu quên tài khoản, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ internet để được hỗ trợ.
Trước đây, ISP có 3 loại là dial up, DSL (công ty viễn thông cung cấp) và internet tốc độ cao (công ty truyền hình cung cấp). Tuy nhiên, hiện nay thị phần của dịch vụ dial up bị thu hẹp, do nó có nhược điểm là truy cập chậm nên người dùng ít sử dụng. Vì thế, sau đây bài viết chỉ đề cập đến 2 loại phổ biến là DSL và internet tốc độ cao.
Dịch vụ này được các công ty viễn thông như Viettel, FPT, VNPT, CMC… cung cấp với xu hướng hiện nay là nhà cung cấp dịch vụ phát triển mạng internet dựa trên cáp.
Chính sự kém phát triển và lạc hậu của DSL đã đánh dấu sự ra đời của công nghệ mới, Fiber internet. Công nghệ này còn có tên gọi khác là Broadbrand hay Fiber optical. Ưu điểm của Fiber internet là tốc độ kết nối cao gấp hàng trăm lần so với cáp, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
ISP là trung gian kết nối các website với người truy cập. Những trang này bao gồm nhiều thể loại như tin tức, bán hàng, chia sẻ kinh nghiệm,…
Xem thêm: Tử Vi Cung Lai Bạch Dương — Kim Ngưu ? Tình Bạn Và Tình Yêu Sẽ Ra Sao
Thư điện tử cũng là một trong những sản phẩm mà ISP cung cấp cho người dùng.
Nhờ vào việc cung cấp tính năng truy cập mạng internet, người dùng dễ dàng sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ hay tiếp nhận thông tin. Còn mạng xã hội lại cung cấp chức năng nhắn tin, gọi thoại video…
ISP cung cấp khả năng truyền tải thông tin (hình ảnh, tập tin, video…) qua mạng internet. Tuy nhiên, ngày nay khả năng này thường được các website mạng xã hội tích hợp sẵn.
Nhờ có ISP, người dụng có thể tìm kiếm mọi thứ trên internet thông qua các website tìm kiếm, trong đó nổi bật nhất là google. …
Hiện nay, nhiều website đều sử dụng giao thức HTTPS và chứng chỉ an toàn SSL để mã hóa. Tất nhiên, ISP vẫn có thể thấy được một số thông tin từ các web này. Còn đối với website không mã hóa thì ISP thấy được toàn bộ dữ liệu của chúng.
ISP sẽ thấy được URL của toàn bộ các trang mà người dùng truy cập. Bên cạnh đó, ISP cũng có quyền truy cập vào tất cả hoạt động mà người dùng đã thao tác trên internet.
Không chỉ biết về các trang web đã truy cập, ISP còn xác định được vị trí của người dùng, thời gian lưu trên trang, thiết bị họ đang sử dụng.
Các website sử dụng giao thức HTTPS sẽ giúp giảm lượng thông tin mà ISP được phép truy cập từ người dùng internet. Khi truy cập những website này, ISP không thể biết được URL hay đầy đủ các nội dung mà người dùng xem.
Tuy nhiên, ISP vẫn biết địa chỉ website mà người dùng đã truy cập dù nó không biết họ đã thao tác gì trên đó. Nhờ thế, ISP có thể đoán được độ tuổi, sở thích, thói quen dùng internet, thời gian trực tuyến và một số thông tin khác của người sử dụng internet.
Xem thêm: Drama Là Gì – Trong Giới Trẻ
Dưới đây là 3 nhà cung cấp ISP lớn nhất tại Việt Nam. Mỗi nhà cung cấp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, tùy thuộc vào nhu cầu của mình mà bạn lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tối ưu nhất.
Ưu điểm:
Đường truyền cáp AON/Gpon hiện đại. Đường truyền có chất lượng ổn định, đặc biệt đường truyền quốc tế rất nhanh. Giá rẻ. Chất lượng dịch vụ khách hàng tốt.
Nhược điểm:
Vì quá nhiều mảng dịch vụ và Viettel lại tập trung mảng di động hơn, nên chưa thỏa mãn hết nhu cầu của người dùng, nhất là khu vực Hà Nôi có độ phủ sóng còn ít.
Ưu điểm:
Có bề dày kinh nghiệm lâu năm. Độ phủ sóng rộng. Cơ sở hạ tầng tốt, ổn định, Chất lượng của đường truyền ổn định. Dịch vụ khách hàng tốt. Xây dựng nhiều gói dịch vụ cạnh tranh.
Nhược điểm:
Thủ tục đăng ký phức tạp.
Ưu điểm:
Đường truyền cáp AON/Gpon hiện đại. Đi tiên phong về mở rộng dịch vụ internet. Đường truyền ổn định, tốc độ cao, Quy trình đăng ký và lắp đặt đơn giản, nhanh chóng. Chất lượng dịch vụ khách hàng khá tốt.
Nhược điểm: