Chúng ta thường nghe về thuật ngữ nợ công trên các bản tin về kinh tế, tài chính của quốc gia. Vậy nợ công là gì? Bạn đã hiểu rõ điều gì về khái niệm này? Bài viết sau đây sonlavn.com sẽ cùng bạn đi giải đáp các thắc mắc xung quanh thuật ngữ quen thuộc này.
Đang xem: Nợ công là gì
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong một vài giai đoạn nhất định, Nhà nước của một quốc gia cần huy động nhiều nguồn lực từ cả trong và ngoài nước. Khi các khoản thu truyền thống như các loại thuế phí, lệ phí không đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu, Nhà nước phải vay nợ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Khoản nợ đó được gọi là nợ công.
Khái niệm nợ công là một khái niệm phức tạp, nó được hiểu đơn giản là khoản nợ của một quốc gia mà Chính Phủ của quốc gia đó có trách nhiệm chi trả. Do đó, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ khác như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rằng nợ công khác hoàn toàn với nợ quốc gia.
Nợ công và nợ quốc gia là hai khái niệm khác nhau.
Nợ quốc gia là toàn bộ số nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm cả nợ công của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) của quốc gia đó. Điều này có nghĩa nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia.
Theo định nghĩa từ Ngân hàng thế giới, nợ công là nghĩa vụ nợ của các nhóm chủ thể sau đây:
– Nợ của Chính phủ và nợ từ các Bộ, Ban, ngành thuộc quản lý của Chính phủ;
– Nợ của các cấp chính quyền địa phương;
– Nợ của Ngân hàng trung ương;
– Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách được Chính phủ thông qua hoặc Chính phủ sẽ là người có trách nhiệm trả nợ nếu tổ chức đó vỡ nợ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, định nghĩa nợ công bao gồm 3 nhóm chính là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của địa phương. Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong hoặc ngoài nước, được ký kết, phát hành và ủy quyền phát hình theo quy định của pháp luật.
Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành nhằm thực hiện các chính sách liên quan đến tài chính trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là nợ của do các doanh nghiệp, tổ chức, tín dụng vay trong nước hoặc nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Vì lẽ đó, khái niệm về nợ công tại Việt Nam được đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ của quốc tế. Nhận định này cũng được nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chính sách công thừa nhận. Tuy có nhiều cách giải thích khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản thì khái niệm này có những đặc điểm như sau:
– Nợ công là khoản nợ mà Nhà nước có trách nhiệm phải chi trả. Không như khoản nợ thông thường, nợ công là khoản nợ mà Nhà nước (hoặc các cơ quan thuộc quản lý của Nhà nước) có trách nhiệm phải trả đầy đủ khoản nợ ấy. Trách nhiệm này của Nhà nước được thể hiện dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Trách nhiệm trực tiếp được hiểu là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và cũng là người trả khoản nợ đó (bao gồm: Chính phủ Việt Nam hoặc chính quyền địa phương). Còn gián tiếp là trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh cho một tổ chức trong nước vay nợ. Trong trường hợp chủ thể vay không thể trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (Ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài).
– Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công được quản lý rất chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục đích quan trọng của nhà nước.
– Mục tiêu cao nhất của việc huy động và sử dụng nợ công là để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung. Nợ công được huy động và sử dụng không để thỏa mãn lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội. Nhà nước sinh ra là của dân, do dân, vì dân. Do đó, các khoản nợ công đều phải đáp ứng mục đích vì lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển kinh tế – xã hội.
Việc nghiên cứu và làm rõ bản chất kinh tế của nợ công trong kinh tế học sẽ giúp các nhà làm luật xây dựng các quy định pháp luật phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội nhằm đạt được hiệu quả trong việc sử dụng nợ công tại Việt Nam. Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nước bắt buộc phải chi tiêu vượt quá khả năng thu của mình (các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) thì bắt buộc phải vay vốn và điều đó làm gia tăng nợ công của Chính phủ. Như vậy, nợ công là hệ quả của việc Nhà nước tiến hành vay vốn và có trách nhiệm chi trả khoản nợ đó. Lúc này, nghiên cứu về nợ công phải bắt nguồn từ quan niệm từ việc Nhà nước đi vay như thế nào, vay để làm gì…
Trong lĩnh vực tài chính công, một nguyên tắc hết sức quan trọng về ngân sách được các nhà kinh tế học hết sức coi trọng và hiện nay nguyên tắc này cũng được áp dụng tại nhiều quốc gia, đó là quy tắc thăng bằng. Trong kinh tế học cổ điển, nguyên tắc thăng bằng trong ngân sách được hiểu đơn giản là số chi bằng số thu. Về ý nghĩa kinh tế, nguyên tắc này giúp Nhà nước hạn chế việc chi tiêu hoang phí. Về mặt chính trị, điều này giúp Chính phủ tránh lạm thu thông qua việc quyết định các khoản thuế, phí.
Tính thăng bằng là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý nợ công.
Xem thêm: Hướng Dẫn 2 Cách Chuyển Tiền Atm Bằng Điện Thoại Đơn Giản Và Tiện Lợi Nhất
Tuy nhiên, ngược lại với các nhà kinh tế học cổ điển, một nhà kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ ở nửa đầu thế kỷ XX là John M.Keynes (1883-1946) và những người ủng hộ ông (gọi là những người theo trường phái Keynes) lại cho rằng, trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc đầu tư của tư nhân giảm thấp, thì Nhà nước cần ổn định đầu tư bằng cách vay tiền (tức là cố ý tạo ra thâm hụt ngân sách) và tham gia đầu tư các công trình công cộng như đường xá, cầu cống và trường học cho đến khi quốc gia có sự cân bằng trở lại. Học thuyết này của Keynes (sau này được đóng góp và chỉnh sửa bởi Milton Friedman và Paul Samuelson) được rất nhiều Chính phủ áp dụng ngày nay để vượt qua khủng hoảng và vượt qua tình trạng trì trệ của nền kinh tế.
Hầu hết các quốc gia theo đuổi nền kinh tế thị trường đều có hoạt động vay nợ. Việc vay nợ hầu hết thực hiện theo học thuyết Keynes, nhưng có hai điều chỉnh như sau:
– Thứ nhất, cố ý làm thâm hụt ngân sách và bù đắp bằng các khoản vay không được thực hiện vĩnh viễn, bởi xét về lý thuyết thì những khoản vay chỉ có tác dụng ngắn hạn, về lâu dài lại có ảnh hưởng tiêu cực, do đó Nhà nước cần có giới hạn về mặt thời gian trong việc sử dụng hiệu quả nợ công.
– Thứ hai, các khoản nợ công cần được kiểm soát kỹ lưỡng để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đồng thời hạn chế các tác động không mong muốn từ việc sử dụng các khoản vay.
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí đều đóng vai trò quan trọng trong quản lý và sử dụng nợ công. Theo tiêu chí về nguồn gốc của vốn vay thì nợ công gồm hai loại: nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài. Theo luật Việt Nam, nợ nước ngoài không được hiểu là bên cho vay là nước ngoài, mà toàn bộ các khoản nợ công không chỉ bao gồm nợ trong nước.
Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nợ, giúp xác định chính xác tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Mặt khác, việc quản lý nợ nước ngoài còn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt Nam.
Nợ công đem đến cả tác động tích cực và tiêu cực cho nền kinh tế quốc gia.
Như phân tích nêu trên, nợ công vừa có tác động tích cực nhưng cũng có tác động tiêu cực. Việc xác định tiêu cực và hạn chế những mặt tiêu cực là điều cần thiết trong xây dựng và quản lý nợ công. Những tác động tiêu cực do nợ công gây ra có thể là:
Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Với một nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường như Việt Nam, để phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ thì vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu vốn sẽ được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
– Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội hay có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ mà mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công và tư.
– Nợ công tận dụng nguồn trợ vốn từ nước ngoài và từ các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, tài trợ quốc tế cũng là một trong những hoạt động ngoại giao – kinh tế mà các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia kém phát triển, tăng cường hợp tác kinh tế song phương.
Xem thêm: Người Sinh 23 Tháng 6 Là Cung Gì, Sinh Ngày 23/6 Là Cung Gì
Ngược lại, nợ công cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất định như gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản vay từ nước ngoài. Nếu Nhà nước giám sát lỏng lẻo việc sử dụng và quản lý nợ công, nguồn vay này sẽ tỏ ra kém hiệu quả và gây ra tình trạng tham nhũng, lãng phí.