Bạn thường thấy bạn bè mình rủ nhau order quần áo, giày dép, mĩ phẩm, trang sức,…. Nhưng tiếc là bạn không thực sự hiểu order là gì và phải làm thế nào để order? Vậy thì những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn đó.
Đang xem: Order là gì
Khái niệm OrderCác khái niệm liên quan đến order trong buôn bán, mua sắm hàng hóaDịch vụ order hàng hóa
Phát âm: /’ɔ:də/
Nghĩa: Thứ, bậc, ngôi, hàng, cấp, loại, giai cấp; nội quy, thủ tục; ra lệnh,…
Ví dụ:
The higher order: Giai cấp trênIn alphabetical order: Theo thứ tự ABCTo call to order: Phải nhắc lại theo đúng nội quyTo be ordered abroad: Được lệnh ra nước ngoài
Trên thực tế, ngoài những nghĩa trên, trong từng bối cảnh cụ thể, “order” còn mang ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:
Chắc hẳn bạn sẽ thấy từ “order” được sử dụng rất nhiều trong các nhà hàng, quán ăn. Vậy trong trường hợp này, “order” có nghĩa là gì?
Thực tế, nếu bạn thấy ai đó ngồi trong nhà hàng và thực hiện hành vi “order” thì điều đó có nghĩa là họ đang “gọi món”.
Như vậy “order” trong bối cảnh nhà hàng có nghĩa là “gọi món”.
Hành vi order trong thương mại xảy ra khi một bên yêu cầu bên khác mua, bán, giao hàng hoặc nhận hàng, dịch vụ theo các điều khoản, điều kiện được chỉ định. Hiểu một cách nôm na thì “order” có nghĩa là “đặt hàng”.
Tại sao lại nói là “đặt hàng”? Thực tế, khái niệm “order”- đặt hàng hoàn toàn chính xác và có thể thể hiện được bản chất của hành vi mua hàng này.
Trên thực tế, nguồn hàng order thường không có sẵn nên bạn cần đặt trước và đợi một khoảng thời gian nhất định thì mới có thể nhận được hàng.
Chẳng hạn, khi đang lướt facebook, bạn nhìn thấy một shop bán bộ váy rất đẹp và muốn sở hữu nó. Tiếc rằng, cửa hàng đó lại không có hàng sẵn, nên bạn inbox cho shop và “order” bộ váy ấy. Lúc này, việc mua bán mới chỉ chỉ có hình thức là đơn đặt hàng; tức là sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng ngay lập tức mà phải đợi chủ shop nhập hàng sau đó giao hàng đến tay người tiêu dùng.
Bên cạnh khái niệm order, các bạn cũng nên biết thêm một số từ có liên quan khác như hàng order, Pre- order, Purchase order, bán hàng order,….
Order có nghĩa là đặt hàng thì hàng order có nghĩa là hàng được đặt bởi người tiêu dùng. Chúng thường là sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng, bạn cần đặt cọc để cửa hàng đó nhập về. Thời gian mà bạn có thể nhận được sản phẩm mà mình muốn mua thường dao động từ 3 đến 5 ngày nếu là hàng nội địa Việt Nam, và từ 10 đến 14 ngày nếu là hàng nhập từ quốc tế.
Thông thường khi nói về order hàng hóa thì người ta thường nghĩ đến việc đặt hàng từ nước ngoài nhiều hơn.
Những mặt hàng order được ưa chuộng nhất là thời trang (quần áo, giày dép,…), phụ kiện, các vật dụng văn phòng phẩm độc lạ,…
Pre- order là hình thức đặt cọc tiền trước khi hàng được phát hành, tất nhiên thời gian phát hành phải rõ ràng và ghi cụ thể trong phần mô tả của mỗi sản phẩm.
Khái niệm này mới chỉ được sử dụng trong thị trường Việt Nam một vài năm gần đây ở một số hệ thống bán hàng lớn về các thiết bị công nghệ, điện máy lớn như Thế giới di động, FPT,….
Hiểu nôm na thì Pre- order là đặt tiền mua hàng trước cả khi sản phẩm được sản xuất và tung ra thị trường.
Purchase order là đơn đặt hàng- thứ để xác nhận rằng bạn đã đặt mua một sản phẩm bất kỳ.
Những shop bán hàng order có nghĩa là sản phẩm mà họ bày bán không có sẵn mà chỉ được nhập về khi khách hàng đặt hàng, giao tiền cọc để người bán nhập sản phẩm về.
Xem thêm: Tóm Tắt Văn Bản Thuyết Minh Ngắn Nhất, Soạn Bài Tóm Tắt Văn Bản Thuyết Minh
Những năm gần đây, có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp với hình thức kinh doanh này. Với mô hình này, người bán không cần mở cửa hàng, không cần có kho hàng, không cần đến nguồn vốn khủng mà vẫn có thể bán hàng.
Lợi nhuận thu được chủ yếu là từ dịch vụ order, có nghĩa là sự chênh lệch giữa phí nhập trực tiếp và bán lại cho khách hàng (đã trừ phí vận chuyển).
Hình thức bán hàng order ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì những ưu điểm sau:
Vốn đầu tư thấp
Vì không cần bỏ chi phí để xây dựng cửa hàng, trả tiền mặt bằng, kho bãi, thuê nhân viên,… và các khoản chi tiêu khác nên người làm kinh doanh có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.
Không chỉ thế, hầu hết các đơn đặt hàng order đều cần khách hàng cọc trước một số tiền nhất định vì thế người bán chỉ cần bỏ ra một số tiền nhất định để nhập được hàng về.
Tránh được rủi ro ôm hàng
Bán hàng order có đặc điểm là chỉ nhập hàng khi có khách yêu cầu và đặt cọc tiền. Chính vì thế, các bạn không cần lo lắng về tình trạng tồn hàng, lỗi thời như khi bán hàng trực tiếp.
Hình thức nhập hàng phong phú
Với bán hàng order, các bạn có thể nhập hàng theo rất nhiều cách khác nhau; bạn có thể đến tận nơi để lấy hàng hoặc ngồi nhà và đặt hàng trên các website bán hàng nổi tiếng.
Nguồn hàng đa dạng
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin cùng các website thương mại điện tử nên người bán hàng order có thể tiếp cận với rất nhiều nguồn hàng khác nhau ở khắp mọi nơi trên thế giới từ các mặt hàng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đến Anh, Pháp, Đức,…
Những trang thương mại điện tử nổi tiếng nhất hiện nay bao gồm: Taobao, Alibaba, Amazon, Ebay, Bestbuy,….
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng hình thức kinh doanh này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
Khó chủ động về nguồn hàng
Vì đến khi có khách đặt hàng, người bán mới nhập hàng để giao vì vậy, các bạn có thể gặp một số vấn đề như không biết hàng đó còn hay không. Nếu khi check lại với bên cung cấp mà được báo hết hàng thì bạn sẽ buộc phải nói lời xin lỗi khách hàng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì uy tín cửa hàng sẽ giảm đi nhiều khiến khách không muốn sử dụng dịch vụ của bạn nữa.
Các rủi ro khi giao nhận hàng
Vì thường không có điều kiện lấy hàng trực tiếp nên người bán buộc lòng phải liên hệ nhờ bên cung cấp ship hàng cho bạn. Và vì vậy, bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như:
– Hàng đến chậm hơn dự kiến, dẫn đến việc trễ hẹn với khách.
– Hàng bị hư hại trong quá trình di chuyển và điều đó đồng nghĩa là bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
– Hàng về không giống như quảng cáo, nếu bạn vẫn cố tình ship hàng đó cho khách thì uy tín của cửa hàng sẽ giảm sút, còn nếu không giao hàng thì bạn sẽ phải chịu lỗ.
Rủi ro đến từ chính khách hàng
Đã có rất nhiều trường hợp khi khách hàng order hàng xong, nhà sản xuất, cùng các bên liên quan đã làm hết tất cả các thủ tục, nhưng đến khi giao hàng thì người nhận lại hủy hàng và viện cớ để không nhận hàng.
Điều này đã gây ra những thiệt thòi rất lớn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ nhập hàng, bán hàng, vận chuyển hành order. Khi đó người bán sẽ phải chi trả các loại phí: vận chuyển, ½ phí sản phẩm và ôm hàng tồn nếu không có khách hàng khác mua lại sản phẩm đó.
Xem thêm: Người Sinh 3 4 Là Cung Gì – Người Sinh 3 Tháng 4 Là Cung Hoàng Đạo Gì
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến order và hình thức bán hàng order. Hi vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn “Order là gì?” cũng như có cái nhìn cơ bản về hình thức bán hàng order.