Sơ Đồ Tư Duy Sử 10 : Hệ Thống Kiến Thức Trọng Tâm Không Thể Bỏ Qua

Sơ đồ tư duy môn Lịch sử giúp học sinh hệ thống lại kiến thức một cách khoa học bởi Lịch sử bao gồm khối lượng kiến thức lớn, dàn trải, không những thế còn có nhiều mốc thời gian và sự kiện khó nhớ.

Đang xem: Sơ đồ tư duy sử 10

Đối với phương pháp học tập mới mẻ và khoa học này, nhiều học sinh vẫn chưa biết cách vận dụng vào quá trình học tập của bản thân. Cô Lê Thị Thu Hương, giáo viên bộ môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục sonlavn.com sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả để các em có thể ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi vào 10 sắp tới. 

Cùng tham khảo cách cô Lê Thị Thu Hương áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy vào môn Lịch sử

Lập sơ đồ tư duy theo phương pháp nào?

Khối lượng kiến thức của môn Lịch sử là vô cùng lớn, tùy vào tư duy của bản thân mà mỗi học sinh sẽ có một cách vẽ sơ đồ khác nhau. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của cô Hà, phương pháp chung nhất vẫn là cách hệ thống lại các vấn đề thành nhiều nhánh chính, rồi từ các nhánh sẽ triển khai thành những ý nhỏ phân theo từng cấp độ.

Khi lập sơ đồ tư duy, học sinh cần lưu ý lựa chọn những từ khóa đặc biệt, xâu chuỗi những sự kiện có liên quan với nhau thành một vấn đề, đây chính là cách để ghi nhớ hiệu quả nhất, từ một vấn đề có thể gợi nhắc sang những vấn đề khác.

Cô Hương hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930

Những lưu ý khi lập sơ đồ tư duy môn Lịch sử

Màu sắc sẽ giúp học sinh phân biệt các vấn đề một cách rõ ràng, tuy nhiên theo cô Hương nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến sơ đồ bị rối mắt. Chúng ta chỉ nên sử dụng từ 2 – 3 màu phân chia theo bậc cụ thể, vẽ màu tùy hứng sẽ gây ảnh hưởng đến việc hệ thống lại chuỗi kiến thức.

Bên cạnh đó, học sinh có thể vẽ sơ đồ theo nhiều hình dạng khác nhau như hình cái cây, hình tòa tháp, thay vì những đường thẳng cứng nhắc như vậy trông sẽ mềm mại và cuốn hút hơn.

Xem thêm: Cách Chuyển Khoản Online Agribank Online, Phí Chuyển Tiền Ngân Hàng 2021

Trong sơ đồ tư duy học sinh chỉ nên viết các từ khóa quan trọng, không nên viết dài dòng, gây rối mắt và tạo cảm giác ngại đọc lại. Những từ khóa chính giúp học sinh có thể liên tưởng tốt hơn và phát triển ngôn ngữ một cách đa dạng.

Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh học tập chủ động, có hiệu quả đối với môn Lịch sử lớp 9, phục vụ cho kỳ thi vào lớp 10. Hy vọng hướng dẫn của cô Lê Thị Thu Hương sẽ giúp học sinh dễ dàng áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.

Nhằm hỗ trợ cho các em học sinh lớp 9 chuẩn bị thật tốt cho bài thi vào 10 môn Lịch sử, Hệ thống Giáo dục sonlavn.com cùng Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương đã phát triển khóa học HM10 Cấp Tốc Lịch sử dựa trên chuỗi video bài giảng trực quan, sinh động và phòng luyện đề trực tuyến nhằm nâng cao kỹ năng làm bài.

Xem thêm: Bài Thơ Đàn Ghita Của Lorca Đầy Đủ Nhất, Bài Thơ Đàn Ghi

Với khóa học HM10 Cấp Tốc Lịch sử, học sinh sẽ cơ hội hệ thống, rà soát lại toàn bộ kiến thức trong chương trình học, kết hợp cùng việc tham gia phòng luyện để cải thiện kỹ năng giải đề. Trong quá trình giảng dạy, cô Thu Hương sẽ bật mí về những phương pháp học tập hiệu quả, không gây nhàm chán để xóa tan nỗi sợ môn Lịch sử khi thi vào lớp 10 của nhiều học sinh.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tư duy