Với nội dung soạn bài Hai đứa trẻ dưới đây chắc chắn sẽ là nguồn tham khảo chất lượng mà Kiến Guru muốn gửi tới bạn đọc tham khảo. Một tác phẩm quá xuất sắc đem đến nhiều giá trị cho bạn đọc như Hai đứa trẻ Thạch Lam chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng học tập và tìm hiểu thú vị cho các bạn đấy. Cùng Kiến Guru khai thác những chi tiết đắt giá của tác phẩm và nắm được nội dung khái quát của bài nhé.
Đang xem: Soạn bài 2 đứa trẻ
– Thạch Lam (1910-1942) sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương.
Tác giả Thạch Lam (1910-1942)
– Ông có sở trường về truyện ngắn, giọng văn giàu chất thơ và luôn mang những giá trị nhân đạo sâu sắc.
– Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Gió đầu mùa, Sợi tóc, Nắng trong vườn,…
– Tác phẩm được rút ra từ tập Nắng trong vườn.
Tác phẩm “Nắng trong vườn” của Thạch Lam
– Yếu tố hiện thực và lãng mạn được nhà văn khai thác triệt để.
– Bố cục tác phẩm:
+ Đoạn 1 (từ đầu đến “cho chúng“): Cảnh chiều tàn cuối ngày và tâm trạng của Liên.
+ Đoạn 2 (tiếp … đến “cảm giác mơ hồ không hiểu nổi“): cảnh phố huyện lúc về đêm
+ Đoạn 3 (phần còn lại): cảnh chờ tàu của chị em Liên.
Soạn Hai đứa trẻ qua miêu tả không gian và thời gian:
+ Không gian buổi chiều tà: “phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn”.
+ Cảnh vật thiên nhiên ngày tàn, nhịp sống buồn của phố huyện nghèo trở nên nhỏ hẹp dần.
+ Quang cảnh ngày tàn nơi phố huyện nghèo đói, bé nhỏ, phiên chợ tàn, cảnh chợ lụp xụp, đơn sơ.
Những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện được tác giả miêu tả chân thực đến xót xa:
– Chị Tí ban ngày đi mò cua bắt ốc … tối dọn hàng nước … thắp ngọn đèn dầu leo lét: cuộc sống mưu sinh cứ thế ngày qua ngày và chị cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.
– Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt … góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng: sự đìu hiu, đượm buồn và ảm đạm quẩn quanh căn nhà.
– Bà cụ Thi điên nghiện rượu … có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma.
– Chị em Liên được tác giả miêu tả chi tiết hơn:
+ Thầy Liên thì mất việc nên gia đình phải chuyển về quê, mẹ của Liên dọn cửa hàng tạp hóa cho hai chị em Liên bán thêm.
+ Liên sống tình cảm, thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ xa xôi về gánh phở của bác Siêu – một món quà quá đỗi xa xỉ.
+ Cuộc sống cùng cực, nghèo khó của gia đình Liên.
⇒ Tất cả gợi lên vẻ mệt mỏi, buồn chán, cuộc sống đượm màu tẻ nhạt, cô quạnh lặp đi lặp lại một cách vô cùng đơn điệu và quanh quẩn đến xót thương.
Mặc dù cuộc sống mờ mịt, nhàm chán đến thế thì họ vẫn hi vọng dù rất mong manh, mơ hồ rằng sẽ có sự thay đổi, tác giả thể hiện kín đáo sự xót thương của mình trước những số phận hẩm hiu này.
Tâm trạng của hai đứa trẻ khi nhìn về khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện được ông miêu tả vô cùng khéo léo, tinh tế:
+ Chị em Liên có những cảm nhận về buổi chiều tàn bằng góc nhìn rất riêng, có một chút buồn, một chút gắn bó.
+ Hòa mình vào thiên nhiên, hai đứa trẻ đã phát hiện ra nhiều điều, chúng ngước mắt tìm dòng sông Ngân Hà.
Xem thêm: Định Dạng Đoạn Văn Bản Trong Word, Bài 17: Định Dạng Đoạn Văn Bản
+ Tâm trạng lúc này của hai đứa trẻ là sự hòa hợp, giao cảm với cỏ cây quê hương (qua kẽ lá bàng…giấc mơ không hiểu).
⇒ Hai chị em nghiêm túc lặng lẽ để quan sát nhịp sống bình thường như mọi ngày của phố huyện nhưng đọng lại là cảm giác buồn mênh mang, có trong đó nỗi xót xa, cảm thông với những kiếp người nhỏ bé sống lay lắt trong bóng tối đầy khổ sở, cơ cực.
Hình ảnh sự xuất hiện của đoàn tàu đêm trong sự chờ đợi, trông ngóng đầy háo hức của chị em Liên:
+ Liên dù “buồn ngủ ríu cả mắt” thì vẫn cố chờ đến khi chuyến tàu đêm đi qua, còn An thì dặn chị gọi mình dậy khi đoàn tàu đến.
+ Hai chị em Liên và An cố gắng thức không phải là để bán được món hàng nào đó cho khách tàu mà “muốn được nhìn chuyến tàu”, muốn được nhìn thấy vầng sáng to rộng của đoàn tàu, ánh sáng từ chốn phố thị phồn hoa về vùng đất tối tăm, nghèo khổ.
Hai chị em Liên chờ đợi đoàn tàu
– Tác giả tập trung miêu tả chi tiết, kỹ lưỡng theo trình tự không gian, thời gian và tâm trạng của hai nhân vật Liên và An.
– Ý nghĩa của chuyến tàu về đêm đối với con người phố huyện nghèo:
+ Đó là biểu tượng của một thế giới mới mà nơi đó sự sống mạnh mẽ, giàu sang, sung túc, rực rỡ màu sắc và ánh sáng.
+ Chuyến tàu gợi nhớ lại những kỉ niệm xưa kia đầy đẹp đẽ, ấm no của hai chị em Liên khi mà thầy chưa bị mất việc.
+ Khi chuyến tàu đêm đi qua cũng là lúc người dân nơi phố huyện nghèo chấm dứt những hoạt động thường nhật và màn đêm phủ đen khắp mọi ngõ ngách.
⇒ Qua dòng tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên, tác giả như muốn lay tỉnh tất cả những ai đang ôm cuộc sống quẩn quanh, nhàm chán.
Nghệ thuật miêu tả và chất văn trong Hai đứa trẻ Thạch Lam:
– Truyện ngắn miêu tả tinh tế những sắc thái và sự biến chuyển của cảnh vật cùng diễn biến tâm trạng của các nhân vật.
– Chất văn lôi cuốn, giọng văn nhẹ nhàng, khách quan, chất chứa trong đó là nỗi xót xa thay cho một kiếp người, phải mang phận nghèo khổ, quẩn quanh không lối thoát.
– Truyện ngắn đậm sắc thái trữ tình và giàu chất thơ.
– Thạch Lam thể hiện thấm thía nỗi xót thương cho những kiếp người sống lay lắt, quẩn quanh nơi phố huyện trong giai đoạn trước Cách mạng.
– Tác giả đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với những ước mong được vươn tới cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp của họ.
– Truyện còn thể hiện tư tưởng nhân đạo vô cùng sâu sắc.
– Tình cảm xót thương của tác giả đối với những số phận nghèo khổ, kém may mắn trong xã hội giai đoạn trước cách mạng.
– Trân trọng những ước mong thay đổi số phận, thay đổi cuộc đời sáng tươi, no ấm hơn của những con người khốn khó ấy
– Thạch Lam phải có đời sống nội tâm phong phú và tâm hồn nhân đạo thì ông mới có những rung cảm chân thật đến vậy.
– Tình người hiện lên trong tác phẩm cùng với đó là sự xót xa, ngậm ngùi thay cho những kiếp người.
– Thức tỉnh những ai còn sống lầm đường lạc lối trong sự tẻ nhạt, nhàm chán và không biết trân quý cuộc đời.
Xem thêm: November Là Tháng Mấy – Các Tháng Trong Tiếng Anh
Qua soạn bài Hai đứa trẻ, chúng ta nhận ra những giá trị nhân đạo sâu sắc được Thạch Lam lồng ghép vào từng chi tiết của tác phẩm một cách đầy tinh tế. Tác phẩm là sự cảm thông, niềm trân trọng và sự hy vọng cho những số phận nghèo khó trong xã hội, đó còn là lời lay động đến những ai đang sống trong lay lắt, sầu khổ, buồn chán cần thay thay đổi suy nghĩ và có mong ước, có hy vọng trong cuộc sống. Kiến Guru hy vọng các bạn sẽ nhận ra nhiều điều từ tác phẩm Hai đứa trẻ Thạch Lam rất đáng đọc này.