Hướng Dẫn Soạn Bài Rút Gọn Câu (Ngắn Nhất), Soạn Bài Rút Gọn Câu

Soạn bài Rút gọn câu giúp em nắm vững kiến thức về cách rút gọn câu, trả lời các câu hỏi bài tập vận dụng trang 14 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đang xem: Soạn bài rút gọn câu

1. Kiến thức cơ bản cần nắm vững2. Soạn bài Rút gọn câu chi tiết2.1. Thế nào là rút gọn câu?2.2. Cách dùng câu rút gọn2.3. Luyện tập
Tài liệu hướng dẫn soạn bài Rút gọn câu do Đọc Tài Liệu biên soạn sẽ giúp các em tìm hiểu nắm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn thông qua những gợi ý trả lời câu hỏi bài tập vận dụng trong SGK.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này. Cùng tham khảo…

*

Kiến thức cơ bản cần nắm vững

– Rút gọn câu là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.- Rút gọn câu có tác dụng làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.- Khi rút gọn câu cần chú ý:+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc khó hiểu.+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Soạn bài Rút gọn câu chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Rút gọn câu trang 14 đến 18 SGK Ngữ văn 7 tập 2.

I. Thế nào là rút gọn câu?

1 – Trang 14 SGKCấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở
.Trả lời:Cấu tạo của 2 câu khác nhau ở chỗ:- Câu a) thì bị lược đi chủ ngữ;- Câu b) lại xuất hiện chủ ngữ “Chúng ta“2 – Trang 15 SGKTìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a).

Xem thêm: Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh, Top 10 Bài Văn Hay Nhất

Trả lời: Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a).Ví dụ: Các em: Mọi người; Cháu…3 – Trang 15 SGKTheo em, vì sao chủ ngữ trong câu a) được lược bỏ?Trả lời: Chủ ngữ trong câu a) có thể chứa đựng rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ cho nên đã được lược bỏ để trở thành một chân lí cho mọi người.4 – Trang 15 SGKTrong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.(Nguyễn Công Hoan)b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội?– Ngày mai.Trả lời:a) Thành phần vị ngữ bị lược bỏ đó là “đuổi theo nó”. Nếu thêm vào thì sẽ lặp, nếu bỏ đi thì người đọc vẫn hiểu được mọi người đang đuổi theo nó. Chính câu đầu cho ta liên tưởng được điều này.b) Đáng lẽ: “Tôi đi Hà Nội ngày mai”. Cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Bởi do câu hỏi đã gợi cho ta cái phần này.

II. Cách dùng câu rút gọn

1 – Trang 15 SGKNhững câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.Trả lời: Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.Không nên rút gọn mà nên thêm chủ ngữ: “Chúng em”. Bởi vì không thể lấy chủ ngữ “Trường em” để ta liên tưởng ở vị trí chủ ngữ.2 – Trang 15 SGKCần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn (in đậm) dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép?– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?– Bài kiểm tra toán.

Xem thêm: Cách Chuyển Tiền Từ Paypal Sang Payeer Usd, Chuyen Tien Tu Paypal Sang Perfectmoney

Trả lời: Câu in đậm cần thêm và viết lại như sau: “Thưa mẹ, bài kiểm tra toán”, “Bài kiểm tra toán ạ!” hoặc “Bài kiểm tra toán mẹ ạ!”.3 – Trang 16 SGKTừ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?Trả lời: Khi rút gọn câu ta cần lưu ý:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: bài tập tổng hợp