Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được biên soạn chi tiết giúp em nắm vững kiến thức và trả lời các câu hỏi đọc hiểu và luyện tập trang 24 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2.
Đang xem: Soạn bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Tìm hiểu chung2. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chi tiết2. 1. Đọc – hiểu văn bản2. 2. Luyện tập
Bạn đang tìm tài liệu soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Không cần tìm nữa, tài liệu soạn bài chi tiết và ngắn gọn nhất của chúng tôi sau đây sẽ giúp em hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của văn bản này.Cùng tham khảo…
– Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).- Thể loại: Văn chính luận- Nội dung chính: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. Với những bằng chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, bài văn làm sáng tỏ chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quí báu của ta”.- Bố cục văn bản:+ Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.+ Phần 2 (tiếp theo đến “lòng nồng nàn yêu nước“): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.
Xem thêm: Người Sinh Ngày 19/6 Cung Gì ? Thuộc Mệnh Gì Người Sinh Ngày 19/6 Thuộc Cung Hoàng Đạo Nào
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2.
1 – Trang 26 SGKBài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.Trả lời:Vấn đề nghị luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.Câu văn chủ chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài văn ở phần đầu là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.2 – Trang 26 SGKTìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.Trả lời:– Bố cục bài văn gồm 3 phần:+ Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”) : Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.+ Phần 2 (tiếp theo đến “lòng nồng nàn yêu nước“) : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
Xem thêm: Top 6 Bài Soạn ” Luyện Tập Làm Văn Bản Tường Trình ” Lớp 8 Hay Nhất
+ Phần 3 (đoạn còn lại) : Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.- Dàn ý theo trình tự lập luận trong bài:+ Mở bài (Từ “Dân ta…” đến “kẻ cướp nước“): Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.+ Thân bài (Từ “Lịch sử…. đến “lòng nồng nàn yêu nước“): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.+ Kết bài (Từ “Tinh thần…” đến hết): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.3 – Trang 26 SGKĐể chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?Trả lời:Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện trong cuộc kháng chiến hiện tại. Do đó ở phần nội dung, tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc là hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ lời nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.