Bài Soạn Bài Trường Từ Vựng Đầy Đủ Hay Nhất, Soạn Bài Trường Từ Vựng

Các từ in đậm trong đoạn văn có nét chung về nghĩa là cùng chỉ các bộ phận trên cơ thể con người.

Đang xem: Soạn bài trường từ vựng

Luyện tập

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ: Thầy, mẹ, cô, mợ, con, cháu, anh em.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt tên trường từ vựng:

a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản.

b. Vật dụng để chứa.

c. Hoạt động của chân.

d. Trạng thái tâm lý, tình cảm.

e. Tính cách.

g. Dụng cụ để viết.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng: Thái độ tình cảm.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Khứu giác

Thính giác

Mũi, thính, điếc, thơm

nghe, tai, thính, điếc, rõ

Câu 5* (trang 22 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Lưới:

+ Trường đồ dùng bắt cá: Vó, chài.

+ Trường dụng cụ, máy móc: Rào lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện…

+ Trường tấn công: Đá thủng lưới, lưới mật thám, lưới phục kích.

– Lạnh

+ Trường thời tiết: Rét, buốt, cóng…

+ Trường tình cảm: Lạnh nhạt, giọng nói lạnh lùng, mặt lạnh như tiền..

+ Trường màu sắc: Màu xám lạnh, màu xanh ngắt.

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tác giả đã chuyển các trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”.

Câu 7 (trang 23 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Đoạn văn có trường từ vựng “trường học”:

Ngôi trường tiểu học của tôi, đó là một ngôi trường nhỏ vùng quê cạnh cánh đồng lúa. Trường có ba dãy nhà và sân trường rất rộng, thoáng mát. Mỗi dãy nhà có hai tầng, mỗi tầng 3 phòng học. Khi mới vào lớp 1, tôi học ở phòng học đầu tiên dưới tầng 1 của khu nhà giữa. Các lớp học trước kia còn đơn giản, ít thiết bị hiện đại thì nay đã đổi mới với hệ thống đầy đủ những máy chiếu, bàn ghế, bảng mới và hiện đại hơn.

– Đoạn văn có trường từ vựng “môn bóng đá”:

Bóng đá được biết đến là một môn thể thao đồng đội, chơi giữa hai đội, mỗi đội có 11 cầu thủ. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành đối thủ. Ngoài thủ môn, các cầu thủ không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu.

Bài soạn 2

Soạn bài trường từ vựng

Soạn bài trường từ vựng

I. Thế nào là trường từ vựng?

1. Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Xem thêm: Soạn Bài Văn Bản Đề Nghị (Siêu Ngắn), Soạn Bài Văn Bản Đề Nghị

2. Lưu ý. a. Xem SGK b. Cùng trường từ vựng với người là các từ như: trẻ em, em bé, thiếu nhi, thanh niên, thanh nữ… học sinh, sinh viên, bác sĩ, kĩ sư, thợ, nông dân, công dân, đoàn viên, đội viên, kiều dân… c. Có thể lập ra các trường từ vựng với danh từ cây, động vật, vật thể thiên nhiên… Các trường từ vựng có thể rộng như những trường trên, có thể hẹp nếu nghĩa của danh từ trung tâm hẹp. Ví dụ, lấy danh từ “tay” ta có trường hợp từ vựng gồm các từ như: – Ngón, ngón tay, cổ tay, bàn tay, móng, đốt… – Thon, búp măng, chuối mắn, chụt, què… – Cầm nắm, ném, quăng… d. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau: – Trường có sự đồng nhất về nghĩa là loài vật: trâu, bò, gà, lợn, voi, gấu, hổ, cá… – Trường có sự đồng nhất về nghĩa là hoạt động dời đi: đi, chạy, trườn, bò, leo, vận chuyển… – Trường có sự đồng nhất về nghĩa là màu sắc: xanh, đỏ, trắng, tím, vàng… Trong thơ văn, trong cuộc sống, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của hình tượng. (Các em đọc sách giáo khoa) II. Luyện tập 1. Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”. – Thầy, mẹ, cô, mợ, cậu, bác, chú, thím. 2. Đặt tên cho trường từ vựng. a. Lưới, nơm, câu, vó -> dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản. b. Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ -> đồ dùng để đựng trong gia đình (vật dụng). c. Đá, đạp, giẫm, xéo -> động tác của chân (hành động). d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi -> trạng thái tâm lý, tình cảm. e. Hiền lành, độc ác, cởi mở -> tính cách người. f. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì -> đồ dùng để viết. 3. Các từ in đậm thuộc trường từ vựng. Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm -> thái độ của người. 4. Xếp các từ ngữ vào đúng trường từ vựng của nó. Khứu giác Thính giác Mùi Thơm Miệng Thích Điếc Nghe Tai Thính – rõ 5. Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau: – Lưới: + trường đồ dùng bắt cá: vó, chài. + trường dụng cụ, máy móc: rào lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện… + trường tấn công: đá thủng lưới, lưới mật thám, lưới phục kích. – Lạnh + trường thời tiết: rét, buốt, cóng… + trường tình cảm: lạnh nhạt, giọng nói lạnh lùng, mặt lạnh như tiền.. + trường màu sắc: màu xám lạnh, màu xanh ngắt. 6. Tác giả đã chuyển trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp” (qua những câu thơ của Hồ Chí Minh). Ruồng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ. Hậu phương thi đua với tiền phương.

Bài soạn 3

Soạn bài: Trường từ vựng

I. Thế nào là trường từ vựng?

– Các từ in đậm trong đoạn trích đều là bộ phận trên cơ thể con người.

– Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 23 sgk Văn 8 Tập 1):

– Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ”: thầy, mẹ, em, cô, cháu, mợ, em bé, anh em, con, người họ nội.

Câu 2 (trang 23 sgk Văn 8 Tập 1): Đặt tên các trường từ vựng

a) Dụng cụ bắt cá

b) Dụng cụ chứa, đựng

c) Hoạt động của chân

d) Trạng thái tâm lí, tình cảm

e) Tính cách con người

g) Đồ dùng học tập/ Dụng cụ để viết

Câu 3 (trang 23 sgk Văn 8 Tập 1):

Các từ in đậm trong đoạn văn: “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm”, thuộc trường từ vựng “tình cảm thái độ”.

Câu 4 (trang 23 sgk Văn 8 Tập 1):

Khứu giác Thính giác

Mũi, thơm, điếc, thính Tai, nghe, điếc, thính, rõ

Câu 5 (trang 23 sgk Văn 8 Tập 1):

– Lưới: + Trường “dụng cụ để bắt cá” (cùng trường với: nơm, vó, …)

+ Trường “phương án vây bắt người” (cùng trường với: bẫy, phương án,..)

– Lạnh: + Trường “nhiệt độ” (cùng trường với: mát, ấm, nóng,..)

+ Trường “thái độ tình cảm” (cùng trường với: ấm áp, lạnh lùng,..)

+ Trường “màu sắc” (cùng trường với: ấm, nóng,..)

– Tấn công: + Trường “chiến tranh” (cùng trường với: phòng thủ, rút lui,..)

Câu 6 (trang 23 sgk Văn 8 Tập 1):

Tác giả đã chuyển từ trường “quân sự” sang trường “nông nghiệp”.

Câu 7 (trang 24 sgk Văn 8 Tập 1):

– Đoạn văn có năm từ thuộc trường từ vựng “trường học”

Hôm nay tôi đến lớp, trên vai là chiếc cặp nặng trĩu những sách vở, bút thước. Tôi cảm thấy mình đã lớn, sân trường rộng rãi với những hàng cây, lớp học đang chờ đón tôi. Ở trường tôi được học tập, vui chơi, với thầy cô, bạn bè. Tôi muốn mãi được là người học sinh ngoan ngoãn, học giỏi để xứng đáng với ngôi trường này.

Bài soạn 4

I. Thế nào là trường từ vựng

Câu 1 (trang 21 Ngữ Văn 8 tập 1)

– Các từ in đậm mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay có nét chung về nghĩa: Đều để chỉ bộ phận cơ thể con người.

Luyện tập

Câu 1: (trang 23 Ngữ văn 8 tập 1)

Trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ: Thầy, mẹ, em , mợ, cô, cháu, mợ, em bé, anh, em, con, bà, họ, cậu.

Câu 2: (trang 23 Ngữ văn 8 tập 1)

a. Dụng cụ đánh bắt thủy, hải sản.

b. Vật để chứa, đựng.

c. Hoạt động của chân.

d. Trạng thái tâm lí

e. Tính cách con người

g. Dụng cụ để viết

Câu 3: (trang 23 Ngữ văn 8 tập 1)

Các từ in đậm thuộc trường từ vựng:

– Tình cảm, thái độ của con người: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm.

Câu 4: (trang 23 Ngữ văn 8 tập 1)

Khứu giác Thính giác

Mũi, thơm, rõ Nghe, tai thính điếc

Câu 5: (trang sgk Ngữ văn 8 tập 1)

– Lưới:

+ đồ dùng bắt cá: vó, chài, nơm…

+ dụng cụ, máy móc:lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện…

+ tấn công: đá thủng lưới, lưới phục kích.

– Lạnh

+ thời tiết: rét, buốt, cóng, tê,…

+ tình cảm: lạnh nhạt, giọng nói lạnh lùng, mặt lạnh tanh…

+ màu sắc: màu xám lạnh, màu xanh ngắt

– Tấn công

+ Bạo lực: tấn công , phòng thủ , cố thủ .

Xem thêm: Thuật Ngữ Mt Là Gì ? Ý Nghĩa Của Từ Mt Viết Tắt Của Từ Gì

+ Chiến lược, chiến thuật: phản công , tấn công , tổng tấn công

Câu 6: (trang 23 Ngữ Văn 8 tập 1)

Các từ: chiến trường, vũ khí, chiến sĩ vốn thuộc trường từ vựng “quân sự” chuyển sang trường từ vựng về “nông nghiệp”

Câu 7: (trang 24 Ngữ Văn 8 tập 1)

Màn trình diễn của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam tại giải Châu Á năm 2018 thực sự đã để lại trong lòng người hâm mộ những ấn tượng khó phai. Các cầu thủ đã cho chúng ta trải nghiệm những cung bậc cảm xúc đáng nhớ. Với lối chơi đẹp mắt, những đường bóng chính xác, những bàn thắng xuất thần trên sân cỏ đã khiến hình ảnh Việt Nam tỏa sáng trên đấu trường thể thao quốc tế. Đặc biệt, giải đấu đã cho chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết đáng ngưỡng mộ của các cầu thủ, của người hâm mộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Qua giải đấu này, tinh thần dân tộc lại được bùng cháy mãnh liệt khiến chúng ta tự hào. Kì tích Á quân môn thể thao “vua” U23 Châu Á sẽ là mốc lịch sử khó quên của thể thao Việt Nam, của đất nước Việt Nam.

Trường từ vựng “môn bóng đá”: đường bóng, bàn thắng, sân cỏ, cầu thủ, thể thao “vua”…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tổng hợp