Soạn Bài Văn Bản Lớp 10 Bài: Văn Bản, Soạn Bài Văn Bản Lớp 10 Hay Nhất

Soạn bài Văn bản lớp 10 ngắn nhất của Đọc Tài Liệu giúp bạn nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Đang xem: Soạn bài văn bản lớp 10

1. Kiến thức cơ bản1. 1. Khái niệm, đặc điểm văn bản1. 2. Phân loại văn bản2. Hướng dẫn soạn bài Văn bản2. 1. Soạn bài Văn bản lớp 10 ngắn nhất2. 2. Soạn bài Văn bản lớp 10 hay nhất
Tài liệu hướng dẫn soạn bài Văn bản ngay sau đây do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn sẽ giúp các bạn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học và trả lời tốt các câu hỏi tại trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 bài Văn bản.
Sau khi kết thúc bài học này, các em cần nắm được khái niệm, đặc điểm cơ bản của văn bản và các loại văn bản, nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản. Cùng tham khảo….

*

Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm, đặc điểm văn bản– Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau đây:+ Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.+ Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.+ Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.2. Phân loại văn bảnTheo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,…).
– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,…).- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu,…).- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật,…).- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn,…).- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm,…).

Hướng dẫn soạn bài Văn bản

Gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập soạn bài Văn bản trang 23, 24 và 25 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Soạn bài Văn bản lớp 10 ngắn nhất

I. Khái niệm, đặc điểm của văn bảnĐọc các văn bản (SGK trang 23, 24) và trả lời câu hỏi:Câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?Trả lời:
– Mỗi văn bản trên được người nói tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ– Văn bản (1) đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. Văn bản (2) biểu lộ thái độ, tình cảm. Văn bản (3) vừa thông báo thông tin vừa hướng tới hành động.– Văn bản (1) có 1 câu tục ngữ. Văn bản (2) gồm nhiều câu (bài ca dao). Văn bản 3 gồm nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau.Câu 2 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?Trả lời:– Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc kết giao bạn bè). Văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (Kêu gọi mọi người đứng lên chống thực dân Pháp).– Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu, nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau chặt chẽ bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ.Câu 3 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?Trả lời:– Văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này trình bày theo thứ tự “sự việc” (hai sự so sánh, ví von), hai cặp câu này liên kết với nhau bằng phép lặp từ (”thân em”).– Văn bản (3) có hình thức mạch lạc thể hiện qua hình thức kết cấu 3 phần:+ Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu “Hỡi đồng bào toàn quốc!”.+ Thân bài: Tiếp theo đến “…thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.+ Kết bài: Phần còn lại.Câu 4 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?Trả lời:Văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, được dùng trong lĩnh vực giao tiếp chính trị và được trình bày dưới dạng “lời kêu gọi”. Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc!) để đẫn dắt người đọc vào phần nội dung. Phần kết thúc gồm hai khẩu hiệu khích lệ ý chí và lòng yêu nước của “quốc dân đồng bào”.Câu 5 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?Trả lời:– Văn bản (1) mục đích nói về sự ảnh hưởng của môi trường sống, những người chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân => Vấn đề xã hội.– Văn bản (2) mục đích nói về thân phận long đong, lận đận của người phụ nữ trong xã hội xưa => Vấn đề xã hội.– Văn bản (3) là lời kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần hai của thực dân Pháp => Vấn đề chính trị.II. Các loại văn bảnCâu 1 trang 25 SGK Ngữ văn 10 tập 1So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (mục I, SGK trang 23 – 24).

Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Hủy Dịch Vụ Chuyển Cuộc Gọi Của Vinaphone Đến Số Khác

Trả lời:– Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.– Ở các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hàng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…). Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…)– Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng, văn bản (3) chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận– Văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.Câu 2 trang 25 SGK Ngữ văn 10 tập 1So sánh văn bản (2), (3) với một bài học thuộc môn khoa học khác (văn bản 4) và một đơn xin nghỉ học (5). Rút ra nhận xét.Trả lời:

Văn bảnPhạm vi sử dụngMục đích giao tiếpLớp từ ngữ riêngKết cấu trình bày1Nghệ thuậtBiểu thị tình cảmNghệ thuậtHai phần, theo cảm xúc2Chính trịKêu gọiChính trịBa phần, logic3Khoa họcTrình bày tri thức, hướng dẫn kĩ năngKhoa họcCó các phần mục rõ ràng, mạch lạc4Hành chínhĐề đạt nguyện vọngHành chínhTheo thể thức có sẵn

Soạn bài Văn bản lớp 10 hay nhất

Phần soạn Văn bản lớp 10 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 1 hay nhất được Đọc tài liệu tổng hợp, chia sẻ cho các em dưới đây. Để xem được nhiều cách trả lời, trình bày lời giải cho từng câu hỏi, các bạn có thể bấm vào từng câu hỏi.Bài 1 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?Trả lời:– Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.- Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm… với người đọc.Văn bản (1)+ Dung lượng ngắn, súc tích.+ Nội dung đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường đến phẩm chất con người.+ Mục đích: khuyên nhủ nhau giữ gìn phẩm chất và xây dựng môi trường sông lành mạnh.Văn bản (2):+ Dung lượng: ngắn+ Nội dung: Thân phận người phụ nữ+ Mục đích: phản ánh số phận bất hạnh người phụ nữ trong xã hội phong kiếnVăn bản (3)+ Dung lượng dài hơn các văn bản trên.+ Nội dung: Kêu gọi nhân dân chống Pháp+ Mục đích: Thuyết minh.Bài 2 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?Trả lời:Vấn đề các văn bản trên đề cập đến:– Văn bản 1: hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.- Văn bản 2: thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ.- Văn bản 3: kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động.Các vấn đề này đều được triển khai rõ ràng, nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).- Văn bản 1: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung.- Văn bản 2: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung.- Văn bản 3: văn bản tập trung thể hiện chủ đề lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.Bài 3 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?Trả lời:Văn bản 2: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu:-“Thân em như hạt mưa rào”: ví von thân phận người phụ nữ như hạt mưa.- “Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”: câu dưới nói đến hạt mưa rơi vào những địa điểm khác nhau, có nơi tầm thường, có nơi lại tràn đầy hương sắc của đất trời.- “Thân em như hạt mưa sa”: tiếp tục ví von thân em như hạt mưa khác.- “Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”: câu thứ tư lại nói về thân phận hạt mưa bị phân chia rơi vào nơi vất vả hay giàu sang, hạnh phúc.Văn bản 3: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua ba phần:- Mở bài: (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”) : nêu lí do của lời kêu gọi.- Thân bài: (tiếp theo đến “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”): nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.- Kết bài: (phần còn lại): khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.=> Ba phần có sự liên kết, bổ sung cho nhau.Bài 4 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?Trả lời:– Mở đầu: tiêu đề và câu kêu gọi: “Hỡi đồng bào toàn quốc!” ⇒ dẫn dắt người đọc vào phần nội dung chính của bài, để gây sự chú ý và tạo ra sự “đồng cảm” cho cuộc giao tiếp.- Kết thúc: dấu ngắt câu (!), hai câu cuối ⇒ đưa ra lời kêu gọi, câu khẩu hiệu dõng dạc, đanh thép khích lệ ý chí và lòng yêu nước của nhân dân cả nước.Bài 5 trang 24 SGK Ngữ văn 10 tập 1Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?Trả lời:– Văn bản 1: cung cấp kinh nghiệm sống cho người đọc (tầm quan trọng của môi trường sống đến việc hình thành nhân cách con người), khuyên răn con người nên lựa chọn môi trường, bạn bè để sống tốt.– Văn bản 2: Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông và sự rủi may), đồng thời lên án các thế lực chà đạp lên người phụ nữ.– Văn bản 3: Kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.II. Các loại văn bảnBài 1 trang 25 SGK Ngữ văn 10 tập 1So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (mục I, SGK trang 23 – 24).Trả lời:

Văn bảnVấn đềLĩnh vựcTừ ngữCách thức thể hiện1Ảnh hưởng giữa môi trường và phẩm chất, nhân cách con ngườiCuộc sống thường ngàyThường ngàyKhẩu ngữ2Thân phận người con gáiNghệ thuậtNhiều hình ảnh có sức gợi cảmBiểu cảm3Kháng chiến chống PhápChính trịLĩnh vực chính trịThuyết minh

Bài 2 trang 25 SGK Ngữ văn 10 tập 1So sánh văn bản (2), (3) với một bài học thuộc môn khoa học khác (văn bản 4) và một đơn xin nghỉ học (5). Rút ra nhận xét.

Xem thêm: Cách Di Chuyển Pokemon Go Vị Trí Giả Mạo Phím Điều Khiển Mà Không Có Gốc

Trả lời:a) Phạm vi sử dụng :- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.b) Mục đích giao tiếp cơ bản :- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.c) Lớp từ ngữ riêng :- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.-/-// Trên đây là nội dung chi tiết soạn bài Văn bản do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Văn bản này sẽ giúp các em hiểu và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.<�ĐỪNG SAO CHÉP> – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Văn bản một cách hay nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.Tâm Phương (Tổng hợp)