Đến với bài học Xây dựng đoạn văn trong văn bản các em sẽbiết cách triển khai ý trong một đoạn văn, xây dựng đoạn văn trong một văn bản một cách khoa học, hợp lí và chuẩn xác, từ đó bài viết của các em sẽ tốt hơn và hay hơn. Học 247 mời các em tham khảo bài giảng dưới đây, mong rằng bài giảng sẽ là một bài học hay và ý nghĩa đối với các em.
Đang xem: Soạn văn 8 bài xây dựng đoạn văn trong văn bản
1. Tóm tắt bài
1.1. Thế nào là đoạn văn
1.2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn
a. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
b. Cách trình bày nội dung đoạn văn
2. Soạn bàiXây dựng đoạn văn trong văn bản
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ngữ liệu SGK trang 34
Câu hỏi:
Câu 1: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
Văn bản gồm có hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn:Ý một: giới thiệu về tiểu sử của Ngô Tất Tố.Ý hai: giới thiệu nội dung tác phẩm Tắt đèn.
Câu 2: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:Đoạn văn bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, và kết thúc đến chỗ chấm xuống hàngĐoạn văn thường gồm có nhiều câu.
Câu 3: Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn.
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. Như vậy, về mặt nội dung, đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở mức độ nhất định (phù hợp với cách hiểu truyền thống) hoặc không hoàn chỉnh. Chỉ có văn bản có sự hoàn chỉnh trọn vẹn nội dung, còn mọi đơn vị bậc dưới nó, trong đó có đoạn văn, không phải lúc nào cũng có và cần phải có sự hoàn chỉnh về nội dung.
a. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
Câu a: Đọc đoạn văn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề)
Những từ ngữ chủ đề của đoạn văn một: “Ngô Tất Tố quê ở Bắc Ninh là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học… một nhà báo nối tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc”.
Câu b: Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề). Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn?
Câu chủ đề của đoạn văn thứ hai “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố”.
Câu c: Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ của chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
Câu chủ đề là câu nêu ý chung, ý khái quát của toàn đoạn “tác phẩm tiêu biểu” các câu sau chứng minh giải thích sự tiêu biểu về mặt nội dung và tiêu biểu về mặt nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn.Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần nhằm duy trì ý (đối tượng) được biểu đạt
b. Cách trình bày nội dung đoạn văn
Câu a: Nội dung đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.
Phân tích cách trình bày đoạn văn ở văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đènĐoạn một: Không có câu chủ đề, yếu tố để duy trì đối tượng trong đoạn văn là những từ ngữ then chốt, quan hệ các câu trong đoạn văn là quan hệ song hành mỗi câu trình bày một khía cạnh trong tiểu sử của tác giả, nội dung của đoạn văn triển khai theo trình tự từ tiếu sử (quê quán, tên tuổi) đến sự nghiệp (những thành tựu đạt được) song hành.Đoạn hai: Câu chủ đề của đoạn thứ hai được đặt ở vị trí đầu câu, ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, diễn dịch.
Xem thêm: Giọng Ca Triệu View Hương Ly Là Ai, Tiểu Sử Ca Sĩ Hương Ly Cover
Câu b: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ngữ liệu SGK trang 35
Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở cuối đoạn.Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự móc xích, câu này giải thích cho câu kia.