Các tác dụng của dòng điện bao gồm tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý…
Dòng điện mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày có tác dụng gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về các tác dụng của dòng điện và ứng dụng của từng loại, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ khái niệm về dòng điện, cũng như một số khái niệm liên quan khác.
Đang xem: Tác dụng của dòng điện
Vậy dòng điện là gì? Dòng điện được định nghĩa là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện được tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly.
Các hạt tích điện có khả năng dịch chuyển tạo ra dòng điện gọi là các hạt mang điện. Trong kim loại, chất dẫn điện là phổ biến nhất. Những hạt nhân tích điện dương không thể dịch chuyển mà chỉ có các electron tích điện âm mới có khả năng di chuyển tự do trong vùng dẫn. Do đó, trong kim loại các electron là các hạt mang điện. Trong những loại vật liệu dẫn khác, ví dụ như các chất bán dẫn, hạt mang điện có thể tích điện dương hay âm phụ thuộc vào chất pha. Hạt mang điện âm và dương có thể cùng lúc xuất hiện trong vật liệu, điển hình như trong dung dịch điện ly ở các pin điện hóa.
Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào 2 đầu của vật dẫn điện. Phần tử dòng điện dòng điện là một đoạn rất ngắn của dòng điện, được đặc trưng bởi Id→l, có phương chiều là phương chiều của dòng điện và có độ lớn bằng Idl.
Dòng điện được quy ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương. Do đó, trong mạch điện với dây dẫn kim loại, các electron tích điện âm dịch chuyển ngược chiều với chiều của dòng điện trong dây dẫn. Vì dòng điện trong dây dẫn có thể dịch chuyển theo bất kỳ chiều nào, khi có 1 dòng điện I trong mạch, hướng của dòng điện quy ước cần được đánh dấu, thường là bằng mũi tên trên sơ đồ mạch điện. Đây gọi là hướng tham chiếu của dòng điện I, nếu dòng điện di chuyển ngược hướng tham chiếu, thì I có giá trị âm.
Có 2 loại dòng điện đó là dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.
Dòng điện có 5 tác dụng cơ bản bao gồm tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý. Trong đó:
– Tác dụng từ: dòng điện có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép
– Tác dụng nhiệt: dòng điện có thể làm cho dây tóc của bóng đèn điện nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
Xem thêm: Katleen Phan Võ – Chuộng Đồ Hở Eo
– Tác dụng phát sáng: dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn trên bút thử điện (khác với tác dụng nhiệt vì những đèn này không phát sáng bởi nhiệt độ cao)
– Tác dụng hóa học: dòng điện có khả năng tách đồng ra khỏi dung dịch muối đồng
– Tác dụng sinh lý: dòng điện đi qua cơ thể người có thể khiến co giật, ngạt thở… gây nên tử vong hoặc di chứng nặng.
Trong các tác dụng trên, tác dụng cơ bản nhất của dòng điện là tác dụng từ
Từ các tác dụng của dòng điện đã đề cập phía trên, chúng ta có thể thấy dòng điện được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống. Tùy thuộc vào mỗi yếu tố tác dụng khác nhau là dòng điện lại được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau.
– Tác dụng từ: người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện vào trong các thiết bị như chuông điện, quạt điện, máy xay sinh tố, máy bơm…
– Tác dụng nhiệt của dòng điện: xuất hiện trong nồi cơm điện, bàn là điện, bóng đèn dây tóc, bếp điện, lò nướng…
– Tác dụng phát sáng: đèn LED báo ở các thiết bị điện tử, đèn ống, đèn bút thử điện…
– Tác dụng hóa học của dòng điện: được áp dụng trong các lĩnh vực như mạ điện, đúc điện, tinh luyện kim loại…
– Tác dụng sinh lý của dòng điện được ứng dụng nhiều vào y học như kích tim trong cấp cứu, phục hồi trí nhớ, điện châm trong đông y
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.
Dòng điện xoay chiều xoay chiều có tác dụng từ, tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng như dòng điện một chiều. Lực từ (tác dụng từ) của dòng điện sẽ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Có thể nói, ứng dụng của điện trở xuất hiện rất nhiều trong các mặt đời sống. Điện trở có mặt ở trong mọi thiết bị điện tử, trở thành một linh kiện không thể thiếu. Đối với mạch điện, điện trở có tác dụng như sau:
– Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp.
Xem thêm: Bói Ngày Sinh Cho Ngày 6 9 Là Cung Gì ? Tháng 9 Là Cung Gì
– Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
sonlavn.com đã cùng các bạn đi tìm hiểu về những tác dụng của dòng điện cũng như ứng dụng của dòng điện trong cuộc sống. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn có thêm kiến thức và hiểu biết để áp dụng vào công việc, đặc biệt đối với những bạn làm nghề kỹ thuật điện tử, sửa chữa laptop, máy tính…
Học viên cần có sự đam mê
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_sonlavn.com
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/sonlavn.com/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCMHải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái NguyênHọc viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!