Terminal là một chương trình phần mềm được cài đặt sẵn trên hệ điều hành Linux cho phép người dùng có thể giao tiếp với máy tính thông qua việc chạy các câu lệnh. Chính vì vậy Terminal còn được gọi là một chương trình giao diện cửa sổ dòng lệnh (command line interface).
Đang xem: Terminal là gì
Tiền thân của hệ điều hành Linux là Unix. Khi Unix ra đời, người dùng sẽ tương tác với máy tính thông qua việc gõ các câu lệnh trên một cửa sổ dòng lệnh. Điều này giúp việc thực hiện các tác vụ nhanh hơn nhưng sẽ đòi hỏi người dùng cần phải nhớ các dòng lệnh và với các tác vụ phức tạp đòi hỏi sự kết hợp của nhiều câu lệnh khác nhau thì sử dụng cửa sổ dòng lệnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Để giải quyết hạn chế này, Linux cung cấp giao diện đồ họa cho người dùng (Graphic User Interface hay GUI), qua đó chúng ta có thể thực hiện các tác vụ trên máy tính thông qua việc sử dụng chuột để click hoặc kéo thả.
Mặc dù vậy đối với các lập trình viên và đặc biệt là các nhà quản trị hệ thống thì việc sử dụng terminal trong rất nhiều tình huống là bắt buộc do máy tính không hỗ trợ GUI ví dụ như khi làm việc trên server cài Linux không có GUI hoặc một số tác vụ không hỗ trợ UI. Trong nhiều trường hợp khác thì sử dụng Terminal cũng sẽ nhanh và hiệu quả hơn sử dụng giao diện GUI.
Trên Ubuntu để khởi động terminal bạn dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + Alt + T hoặc gõ Windows để mở Dash (Dash tương tự như start menu của Windows) và tìm kiếm cho terminal.
Trên Mac OSX để khởi động terminal bạn mở Launchpad (Launchpad tương tự như start menu trên Windows hoặc Dash trên Ubuntu) bằng việc click vào biểu tượng hình tên lửa ở thanh nằm ngang phía dưới màn hình (thanh này còn gọi là Dock) như hình dưới đây:
Sau khi khởi động terminal bạn sẽ thấy một cửa sổ hiển thị và một ô chữ nhật nằm ngang nhấp nháy đợi bạn nhập dòng lệnh. Ô chữ nhật nhấp nháy này được gọi là command prompt.
Để di chuyển giữa các thư mục (directory hay folder) trên máy tính bạn dùng câu lệnh cd (change directory):
$ cd Thay ở trên bằng địa chỉ thư mục bạn muốn di chuyển tới.
Để di chuyển vào thư mục Home của người dùng:
$ cd ~Trên Linux ký tự đặc biệt ~ chính là địa chỉ thư mục người dùng.
Xem thêm: Cách Chuyển Danh Bạ Từ Máy Sang Sim Oppo Trực Tiếp Trên Android
Câu lệnh trên tương tự với khi bạn sử dụng cd mà không truyền vào bất kỳ đối số nào:
$ cd
Để hiển thị danh sách các tập tin và thư mục bên trong một thư mục bạn sử dụng câu lệnh ls (list) như sau:
$ ls Trong đó là địa chỉ thư mục bạn muốn liệt kê danh sách tập tin bên trong.
Câu lệnh trên sẽ hiển thị tên của từng tập tin và thư mục bên trong . Sử dụng tùy chọn -l để hiển thị thêm các thông tin khác như quyền của tập tin, chủ sở hữu và thời gian tạo tập tin:
$ ls -l Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu chủ đề về quyền và chủ sở hữu tập tin trên Linux ở các bài viết sau.
Sử dụng tùy chọn -a để hiển thị các tập tin và thư mục ẩn (các tập tin hay thư mục ấn là tập tin hay thư mục có tên với dấu . ở đầu ví dụ .secret.txt sẽ không xuất hiện nếu như không sử dụng tùy chọn -a):
$ ls -la
Để xóa file trên terminal dùng câu lệnh với cú pháp như sau:
$ rm Thay ở trên bằng địa chỉ của tập tin bạn muốn xóa.
Để xóa tập tin ở cùng thư mục với thư mục hiện tại trên terminal bạn sử dụng tên tập tin và đặt trước tên tập tin ký tự ./:
$ rm ./Ví dụ để xóa tập tin test.txt nằm trên cùng thư mục hiện tại bạn đang đứng trên terminal:
$ rm ./test.txtTrong linux ký tự đặc biệt . là địa chỉ thư mục hiện tại.
Xem thêm: Bài 41 Trang 31 Sgk Toán 8 Tập 2 Trang 31, Bài 41 Trang 31 Sgk Toán 8 Tập 2
Hoặc bạn cũng có thể chỉ sử dụng tên tập tin mà không cần ./, ví dụ:
$ rm test.txt
Để xóa thư mục trên terminal dùng câu lệnh với cú pháp như sau:
$ rmdir Thay ở trên bằng tên của thư mục bạn muốn xóa.
Lưu ý rằng bạn chỉ có thể xóa thư mục khi bên trong nó không có bất cứ tập tin nào. Trường hợp bên trong thư mục có một hay nhiều tập tin hoặc thư mục khác bạn cần sử dụng câu lệnh xóa file với tùy chọn -r (recursive) như sau:
$ rm -r Khi chạy câu lệnh trên bạn sẽ được máy tính yêu cầu xác nhận xóa từng file một. Để bỏ qua việc xác nhận bạn sử dụng thêm tùy chọn -f (force) như sau: