Soạn Bài Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ Ngắn Gọn Nhất, Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ

Hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ do Đọc Tài Liệu biên soạn giúp em nắm vững kiến thức cơ bản và trả lời các câu hỏi bài tập trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 2.

Đang xem: Thao tác lập luận bác bỏ

1. Kiến thức cơ bản cần nắm vững2. Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ ngắn nhất2.1. Cách bác bỏ2.2. Luyện tập3. Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ chi tiết3.1. Cách bác bỏ3.2. Luyện tập

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ được biên soạn chi tiết nhằm giúp các em bước đầu hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. Từ đó, bằng việc áp dụng giải các bài tập cơ bản trong SGK, các em sẽ biết cách vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong các bài văn nghị luận của mình.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này. Cùng tham khảo…

*

Kiến thức cơ bản cần nắm vững

1. Khái niệm Thao tác lập luận bác bỏ

– Lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, chứng cứ khách quan để loại bỏ những ý kiến, quan điểm sai trái hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

– Mục đích+ Bác bỏ những quan điểm, những ý kiến không đúng, bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn+ Giúp văn nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục– Yêu cầu:+ Cần nắm chắc sai lầm của người khác.+ Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng có chừng mực phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.

3. Cách thực hiện thao tác lập luận bác bỏ

– Các cấp độ của lập luận bác bỏ:+ Bác bỏ luận điểm+ Bác bỏ luận cứ
+ Bác bỏ cách lập luận- Cách thức lập luận bác bỏ+ Khi bác bỏ cần nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân của quan niệm sai lệch.+ Phân tích tác hại, những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, cách lập luận+ Cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực, đề xuất được quan điểm đúng đắnCác em học sinh cần nắm chắc phần kiến thức tổng quát về thao tác lập luận bác bỏ để chuẩn bị cho phần Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ cho tuần học tiếp theo.

Xem thêm: Đam Mĩ Là Gì? Bách Hợp Là Gì ? Một Số Truyện Bách Hợp Hay Nhất Các “Mọt” Nên Đọc

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ ngắn nhất

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ ngắn nhất trang 24, 25, 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2.

II. Cách bác bỏ

Câu 1 (trang 25 – 26 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)- Đoạn trích a:+ Đinh Gia Trinh bác bỏ cách lập luận thiếu khoa học, mang tính suy diễn chủ quan của Nguyễn Bách Khoa.+ Cách bác bỏ: đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh lập luận của Đinh Gia Trinh chỉ là sự suy diễn vô căn cứ.- Đoạn trích b:+ Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ sai lầm của nhiều người An Nam là “tiếng nước mình nghèo nàn”.
+ Cách bác bỏ: đưa ra thái độ bác bỏ rõ ràng, lấy dẫn chứng chứng minh tiếng Việt không nghèo nàn và truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch.- Đoạn trích c:+ Nguyễn Khắc Viện bác bỏ luận điểm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” của nhiều người hút thuốc lá.+ Cách bác bỏ: đưa ra lí lẽ và phân tích các dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá với những người xung quanh.Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)Kết luận- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, lập luận ấy.- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

Soạn Thao tác lập luận bác bỏ ngắn nhất phần Luyện tập

Câu 1 trang 27 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xác địnhĐoạn aĐoạn bQuan điểm bị bác bỏQuan điểm “Cứng quá thì gãy”, từ đó “đổi cứng ra mềm”.“Thơ là những lời đẹp”, “Thơ là những đề tài đẹp”.Cách bác bỏ và giọng văn+ Sử dụng lí lẽ (Kẻ sĩ chỉ lo…ra mềm?) và dẫn chứng (Ngô Tử Văn).+ Giọng văn: mạnh mẽ, dứt khoát, cương trực.+ Sử dụng dẫn chứng (thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyên Du, thơ nước ngoài, thơ trong nước…)Bài học về cách bác bỏ+ Sử dụng giọng văn phù hợp với đối tượng.+ Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu.

Xem thêm: 1 Gb Bằng Bao Nhiêu Mb, 1Kb, 1Byte Bằng Bao Nhiêu Gb, Mb, Kb, Byte, Bit ???

Câu 2 trang 27 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Để bác bỏ quan niệm sai lầm: “Không kết bạn với những người học yếu”- Có thể dùng các thao tác: truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai để bác bỏ, sau đó nêu một số suy nghĩ và hành động đúng.- Nêu giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục để bác bỏ quan niệm sai lầm đó.

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ chi tiết

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: bài tập tổng hợp