Thanh Khoản Là Gì? Thông Tin Cần Biết Về Tính Thanh Khoản Là Gì ?

Thanh khoản là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính, tính thanh khoản chỉ mức độ lưu động của một tài sản bất kì có thể tham gia mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.

Đang xem: Tính thanh khoản là gì

Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành của lĩnh vực tài chính. Chúng ta thường nghe đến các cụm từ thanh khoản, khả năng thanh khoản…nhưng liệu tất cả chúng ta có hiểu rõ ý nghĩa thực sự của cụm từ này.

Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến thanh khoản là gì?

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính, tính thanh khoản chỉ mức độ lưu động của một tài sản bất kì có thể tham gia mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.

Hiểu một cách đơn giản, tính thanh khoản chính là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm.

Ví dụ điển hình là tiền mặt bởi tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất và nó có thể dùng để “bán” mà giá trị hầu như không thay đổi. Còn các tài sản khác như bất động sản, nhà máy, máy móc… có tính thanh khoản thấp hơn vì để chuyển đổi các tài sản này thành tiền mặt phải mất một thời gian rất dài.

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Thể hiện sự linh hoạt và an toàn của một tài sản hay thị trường:

– Tài sản ngắn hạn hay lưu động có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động trên thị trường

– Thị trường có tính thanh khoản cao là thị trường hoạt động năng động và hiệu quả.

Thanh khoản trong chứng khoán là gì?

Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại từ chứng khoán thành tiền mặt.

Chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán dễ dàng mua đi, bán lại, giá cả ổn định theo thời gian.

Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao thì thị trường giao đó càng năng động và hiệu quả.

Xem thêm: Trường Đại Học Đồng Nai 2020 Chính Xác, Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Đồng Nai

*

Công thức tính thanh khoản như thế nào?

Qua phân tích ở trên chúng ta đã giải đáp được thanh khoản là gì? vậy tính thanh khoản được tính thế nào?

Tình hình thanh khoản của doanh nghiệp chính là khả năng tồn tại của doanh nghiệp, khả năng thanh toán các nghĩa vụ doanh nghiệp. Tính thanh khoản được tính dựa trên tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản nhanh, tỷ số thanh khoản tức thời.

– Tỷ số thanh khoản hiện thời chính là khả thanh toán nợ đến hạn, hệ số thanh toán vốn lưu động,…

Công thức tính: Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 là khả năng trả nợ yếu, gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản. Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp có khả năng cao thanh toán các khoản nợ đến hạn

– Tỷ số thanh khoản nhanh là tỷ số mà doanh nghiệp có thể thanh toán mà không cần xử lý hàng tồn kho. Công thức tính: Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5 phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp. Tỷ số thanh khoản nhanh trong khoản 0,5 đến 1 phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.

– Tỷ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt. Công thức tính: Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn.

Vốn bằng tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.

Rủi ro thanh khoản như thế nào?

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi một nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình, không thể chuyển tài sản sang tiền mặt.

Để xác định rủi ro thanh khoản trong các công ty, các nhà đầu tư sẽ sử dụng các tỷ lệ thanh khoản trên và thường so sánh các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động được liệt kê trên báo cáo tài chính của công ty.

Nếu một doanh nghiệp có quá nhiều rủi ro thanh khoản, thì doanh nghiệp đó phải bán tài sản của mình, mang lại doanh thu bổ sung hoặc tìm cách khác để giảm sự chênh lệch giữa tiền mặt khả dụng và các nghĩa vụ nợ của mình.

Xem thêm: Soạn Bài Cụm Đông Từ Lớp 6, Soạn Bài Lớp 6: Cụm Động Từ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thanh khoản là gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tổng hợp