English
“Tri thức” và “trí thức”
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992), “tri thức” có nghĩa là “những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội (nói khái quát)”. Còn “trí thức” lại là “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” (tr.1015).
Đang xem: Tri thức là gì
Nghĩa của hai từ này phân biệt và rõ ràng như vậy. Thế nhưng không ít người lại nhầm lẫn giữa hai từ này. Chẳng hạn, “anh ấy là người có trí thức”, “giáo viên là thành phần tri thức của xã hội” là những cách dùng sai mà ta thường gặp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này?
Nguyên nhân chính là vì hai từ này vốn có cùng một nghĩa gốc. Cả hai đều là từ Việt gốc Hán. Trong đó, “tri” có nghĩa là “biết, hiểu, quen nhau”; “trí” có nghĩa “khôn, hiểu biết, trí tuệ”; “thức” (bộ ngôn) cũng có nghĩa là “biết, sự hiểu biết”.
Xem thêm: Vice President Là Gì – Senior Chức Danh Trong Công Ty Bằng Tiếng Anh
Cả “tri thức” và “trí thức” đều là những từ ghép đẳng lập được tạo thành từ hai yếu tố có nghĩa tương đương. Ban đầu, chúng cùng một nghĩa gốc là chỉ “những điều hiểu biết, kiến thức nói chung”. Từ “trí thức” vốn đồng nghĩa với từ “tri thức” và hầu hết các từ điển đều ghi nhận điều này.
Cả hai từ “tri thức” và “trí thức” vốn không có yếu tố nào chỉ người. Để chỉ “người có hiểu biết, có kiến thức”, trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều từ như “trí giả”, “thức giả”, “học giả”,… Trong đó, “giả” là yếu tố chỉ người.
Xem thêm: Cách Bỏ Áo Thun Nửa Trong Nửa Ngoài Nam, Tuyệt Chiêu Cách Sơ Vin
Khi đi vào tiếng Việt hiện đại, “tri thức” và “trí thức” trong quá trình hành chức đã có sự phân công về nghĩa. Cụ thể, “trí thức” dần chuyển nghĩa chỉ “người có tri thức”. Đặc biệt, trong tiếng Việt hiện nay, từ “trí thức” (nghĩa phái sinh) lại được dùng phổ biến hơn các từ “trí giả”, “thức giả”, “học giả” (nghĩa gốc). Đây cũng là một hiện tượng thú vị trong quá trình tiếp nhận, sáng tạo và sử dụng từ vay mượn gốc Hán của người Việt ta.