Tích Cực Tham Gia Hưởng Ứng Trồng Cây Gây Rừng Và Bảo Vệ Rừng?

*
*

*

|Sơ đồ website

*

*

*

Trồng cây, gây rừng ngoài ý nghĩa to lớn về bảo vệ thiện nhiên, cảnh quan môi trường còn đem lại những lợi ích lớn trong phát triển kinh tế bền vững. Với trên 51% tổng diện tích đất tự nhiên được quy hoạch cho lâm nghiệp, Thái Nguyên có lợi thế để phát huy thế mạnh từ rừng.

Đang xem: Trồng cây gây rừng

Thái Nguyên tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp khoảng gần 180 nghìn ha. Trong đó có trên 97 nghìn ha để trồng rừng sản xuất, phần lớn diện tích này là đồi núi thấp. Vào mùa đông, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung không xuống thấp như các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa phù hợp, đất tốt, người dân có kỹ thuật trồng rừng. Mỗi ha rừng trồng, sau một chu kỳ 06, 07 năm cho thu hoạch, nếu chăm sóc tốt thì mang lại cho người dân khoảng 100 triệu đồng.

Mặt khác, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình tỉnh Thái Nguyên không bị chia cắt bởi sông, suối, đồi núi, hệ thống đường giao thông, đặc biệt là giao thông ở nông thôn khá thuận lợi. Nguồn nguyên liệu dồi dào, giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt thuận lợi, tỉnh Thái Nguyên đang mời gọi, thu hút nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ hiện đại trên địa bàn, nhằm tạo giá trị gia tăng cao từ gỗ rừng trồng, thúc đẩy nghề rừng phát triển bền vững. Thời gian qua việc triển khai, áp dụng các chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được những kết quả tích cực, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng hiện có, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Đây là những bước đi quan trọng của ngành lâm nghiệp, khẳng định vị trí cũng như tầm quan trọng của phát triển kinh tế rừng.

Một trong những nhiệm vụ xuyên suốt được Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang triển khai đó là việc thực hiện mô hình trồng rừng gỗ lớn. Đây là xu hướng trên thế giới và cũng là giải pháp quan trọng để thay đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp hiện nay. Năm 2020, huyện Đồng Hỷ trồng mới trên 1 nghìn ha rừng sản xuất, trong đó có 650 ha rừng theo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Với việc định hướng lại việc sản xuất lâm nghiệp, Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đang hướng đến mục tiêu phát triển rừng, tăng lợi ích kinh tế từ rừng ở các địa phương.

Ông Triệu Phúc Phượng, xóm Khe Cạn, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ chia sẻ: “Trồng cây gỗ lớn trên 10 năm, cây gỗ to có thể bán được trên 200 triệu/1 ha. Mình cũng có thể trồng cây dược liệu dưới tán rừng như Ba kích, Hà thủ ô đỏ chỉ khoảng 3 năm là được thu hoạch”.

Ông Nguyễn Văn Chung, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ cho biết: “Để nhân rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn, Hạt Kiểm lâm huyện rất coi trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho nhân dân về trồng rừng gỗ lớn. Giúp người dân hiểu được giá trị và lợi ích của việc trồng rừng gỗ lớn, đặc biệt về giá trị sản phẩm, từ đó người dân nhiệt tình tham gia”.

Còn ở huyện Định Hóa, sau 5 năm triển khai thực hiện dự án trồng cây Quế, đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 2.300 ha Quế. Hiện nay, một số diện tích Quế đủ 5 năm tuổi được trồng theo dự án đã bắt đầu cho khai thác, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Trong năm 2020, cùng với việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng với tổng diện tích 5.700 ha, huyện tiếp tục triển khai trồng mới hơn 1.500 ha rừng bằng nhiều nguồn vốn khác.

*

Ảnh: Cây Quế là cây có giá trị cao, có thể bán từ lá, cành vỏ, thân

Theo ông Triệu Thanh Bình, xóm Đồng Đình, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa: “Nói về lâm sản thì cây Quế là cây có giá trị cao, có thể bán từ lá, cành vỏ, thân. Về giá trị cây Quế, từ khoảng 4 năm bắt đầu khai thác lá đợt một, 6 năm khai thác đợt hai, từ 8 năm khai thác tỉa thưa gỗ, đến khoảng 20 năm giá trị 1 cây Quế đạt từ 3 triệu trở lên”.

Xem thêm: Hướng Dẫn Các Cách Chuyển Tiền Vào Tài Khoản Chứng Khoán Hsc

Từ những nỗ lực của tỉnh, ngành lâm nghiệp, chính quyền các địa phương và người trồng rừng, trong giai đoạn 2016-2020 độ che phủ rừng của tỉnh Thái Nguyên đã tăng lên đáng kể, môi trường sinh thái được cải thiện, đời sống của người làm nghề rừng được nâng lên. Theo thống kê, giai đoạn 2016-2020, diện tích rừng trồng mới tập trung toàn tỉnh được gần 31.000 ha, trong đó trồng rừng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững là gần 17.200 ha; trồng rừng thay thế trên 470 ha; người dân tự bỏ vốn và các nguồn huy động khác hơn 13.200 ha; trồng cây phân tán 4 triệu cây; khoán bảo vệ rừng trên 110.700 lượt ha; hằng năm, các cơ sở sản xuất giống cây trồng sản xuất bình quân 26 triệu cây giống lâm nghiệp.

*

Ảnh: Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNTthăm vườn ươm giống cây lâm nghiệp của Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên

Ông Phạm Huy Bình, Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên cho biết: “Tiến tới Công ty sẽ mở rộng hệ thống vườn ươm để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống. Nghiên cứu, sản xuất những giống cây đảm bảo chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt, nâng cao giá trị sản phẩm lâm nghiệp, đem lại giá trị kinh tế và lợi nhuận bền vững từ phát triển rừng”.

Ngay trong những ngày đầu xuân mới, hoạt động hết sức có ý nghĩa là “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động đã diễn ra tại ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

*

Ảnh: Đ/c Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trồng cây tại Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Tân Sửu 2021

Hoạt động nhằm kêu gọi cả hệ thống chính trị, nhân dân trong tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp chung sức, đồng hành trong việc trồng cây, trồng rừng; mỗi gia đình trồng từ 1-2 cây xanh trở lên, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trồng từ 10 cây xanh trở lên, xây dựng mô hình “Mỗi tuyến phố một loài cây xanh”. Với mục tiêu phấn đấu trồng từ 7 đến 10 triệu cây xanh, Thái Nguyên sẽ đẩy mạnh triển khai số hóa trong quản lý. Thông qua bản đồ số, mã số định danh để truy suất, quản lý, theo dõi diện tích và số lượng cây xanh được trồng mới trên địa bàn.

Việc tổ chức tốt trồng cây trong những ngày đầu xuân, góp phần quan trọng lan tỏa khí thế mới, quyết tâm mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Nguyên thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” và thông điệp của Thủ tướng Chính phủ “Vì một Việt Nam xanh”. Đây cũng là hành động cụ thể, thiết thực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 “Ổn định tỷ lệ che phủ rừng từ 46% trở lên”. Với tiềm năng và lợi thế từ phát triển rừng, Thái Nguyên quyết tâm đưa lâm nghiệp thành một thế mạnh để phát triển kinh tế.

Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định: “Năm 2021, là năm khởi đầu của kế hoạch 5 năm 2021-2025, Thái Nguyên đã có kế hoạch toàn diện về phát triển rừng bền vững, tạo thành phong trào thi đua rộng rãi để cùng với cả nước thực hiện chương trình 1 tỷ cây gỗ, cây dài ngày có tán, có tác dụng phòng hộ cao. Thái Nguyên phải làm ngay việc rà soát kỹ lưỡng diện tích đất để đẩy nhanh việc trồng rừng phòng hộ và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên”.

Xem thêm: Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội ), Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Bám sát định hướng phát triển bền vững ngành lâm nghiệp và các Nghị quyết của tỉnh, trong những năm qua, ngành Lâm nghiệp Thái Nguyên đã thực hiện nhiều dự án quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Công tác trồng, bảo vệ rừng được quan tâm. Diện tích trồng cây gỗ lớn được mở rộng. Diện tích trồng mới rừng sản xuất đều vượt kế hoạch. Mặc dù diện tích không tăng nhiều, nhưng chất lượng rừng đã từng bước được cải thiện nhờ sự chú trọng đầu tư của chủ rừng, hiện tượng khai thác rừng non giảm dần, nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng được áp dụng. Với những chuyển biến tích cực này, lĩnh vực lâm nghiệp đang tích thêm nội lực để tiếp tục phát triển bền vững hơn, hướng tới những giá trị tốt đẹp trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp./.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: bài tập tổng hợp