Trên thế giới, văn bản thông tin được giảng dạy trong chương trình môn Ngữ văn từ lâu với sự phong phú về thể loại. Tại Việt Nam, khái niệm văn bản thông tin còn khá mới mẻ đối với cả giáo viên chúng ta và các em học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đưa văn bản thông tin vào dạy đọc hiểu từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là một điểm mới của chương trình 2018. Chúng ta cùng bàn luận một vài vấn đề.
Đang xem: Văn bản là gì
1. Văn bản thông tin là gì?
Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin… Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu. Thông tin có thể được tổ chức theo một trong các cách cấu trúc như: nguyên nhân-kết quả; trật tự thời gian; so sánh và phân loại; vấn đề và giải pháp… Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng những cách thức hoặc phương tiện để hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một bảng chú thích, một dòng in đậm, in nghiêng, những nét gạch chân, những dấu sao, dấu hoa thị hoặc những hình ảnh minh họa đều có thể giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin để hiểu nội dung văn bản.
2. Tiếp cận văn bản thông tin theo hướng nào?
Chiến thuật đọc hiểu thông tin là những biện pháp, thủ thuật, cách thức, thao tác nhất định nhằm dẫn dắt quá trình nhận thức của học sinh để chiếm lĩnh, kiến tạo ý nghĩa của văn bản một cách tích cực, chủ động, hiệu quả. Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tránh sự đơn điệu, nhàm chán trong mỗi giờ học văn, giáo viên có thể vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau nhằm thu hút, hấp dẫn các em. Trong đó, vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học”-chiến thuật tạo nên sự kết nối đa chiều khi đọc văn bản là một cách làm khả quan. Bởi nó sẽ giúp học sinh từng bước trở thành người đọc độc lập, thuần thục, có kĩ năng, thực hành thành thạo, sáng tạo trong học tập và ngoài đời sống. Học sinh như được tham gia vào sự việc để lắng nghe ý kiến đánh giá từ các điểm nhìn khác nhau về vấn đề đang bàn đến. Qua đó, bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình.
Cách thức thực hiện chiến thuật này là giáo viên sẽ thiết kế mẫu phiếu học tập phù hợp theo sơ đồ bốn điểm nhìn và hướng dẫn học sinh thực hiện. Trung tâm của sơ đồ là vấn đề chính hoặc một câu hỏi lớn được đặt ra, một thông điệp, một khái niệm then chốt, hoặc một quan điểm… Trong giờ học, giáo viên là người tổ chức, định hướng các hoạt động học của học sinh. Sau khi học sinh nêu chính kiến, giáo viên có thể tổ chức cho cả lớp hoặc các nhóm thảo luận và kịp thời khen ngợi, khích lệ những ý tưởng hay, những kiến giải mới lạ. Song, cũng nên chia sẻ với những ý kiến trái chiều bằng thái độ ân cần, trân trọng; nên động viên, gợi dẫn để mọi học sinh đều có thể tự tin bày tỏ quan điểm của mình; điều này sẽ giúp cho giờ học trở nên sôi nổi hơn. Khoảng cách giữa giáo viên với học sinh, giữa các học sinh Khá-Giỏi-Trung bình-Yếu được rút ngắn hơn. Lớp học sẽ tăng thêm bầu không khí gần gũi và thân thiện.
Điều cần lưu ý là mọi kết nối, mọi cuộc giao tiếp được thiết kế phải căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học. Không sa đà, làm loãng vấn đề cốt lõi của văn bản thông tin đang đọc hiểu.
3. Một ví dụ về dạy học văn bản thông tin
Dưới đây là một ví dụ về cách dạy học bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (SGK Ngữ văn 6, tập hai). Trong văn bản có hai vấn đề cần giải quyết là: Sự khác biệt đối lập trong cách sống, trong thái độ đối với Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng; Thông điệp nêu lên vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. Cuộc giao tiếp sẽ được thực hiện trên cơ sở cùng một vấn đề nhưng có nhiều điểm nhìn khác nhau. Học sinh nêu ý kiến cá nhân theo các mẫu phiếu do giáo viên thiết kế:
Mẫu 1: Vấn đề “Sự khác biệt đối lập trong cách sống, trong thái độ đối với Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng”:
Mẫu phiếu số 1: Sự khác biệt đối lập trong cách sống, trong thái độ đối với Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng
Mẫu 2: Thông điệp nêu lên vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Ý kiến 1:Đất đai là của ta, ta muốn làm gì trên đất đai là quyền của người sở hữu.
Xem thêm: Soạn Văn 10 Văn Bản Văn Học Ngắn Nhất, Văn Bản Văn Học |
Ý kiến 2:Đất đai không sinh sôi thêm khi con người sinh sôi nảy nở. Bởi vậy cần phải bảo vệ đất đai. |
Ý kiến 3:Đất đai cùng với thiên nhiên là vốn quý. Hãy chung tay bảo vệ đất đai và thiên nhiên quanh ta. | Ý kiến 4:Hãy bảo vệ thiên nhiên vì thiên nhiên cung cấp cho con người nhiều nguồn tài nguyên quý giá. |
Ý kiến của em: |
Mẫu phiếu số 2: Thông điệp nêu lên vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại
Đất đai cùng với mọi vật liên quan với nó- bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật- là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. “Đất là mẹ” của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai. Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Đây là câu hỏi liên hệ thực tiễn. Học sinh có thể có những ý kiến trái chiều nhau trong cuộc giao tiếp này. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận và chốt: Phải bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ On Account Of Là Gì ? Cách Sử Dụng Chính Xác Nhất
Chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” có thể giúp giáo viên kiến tạo những giờ dạy học đọc hiểu văn bản thông tin sinh động, hấp dẫn, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.