Văn bản pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục và hình thức. Nội dung văn bản pháp luật theo ý chí của nhà nước, mang tính chất bắt buộc và sẽ được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.
Đang xem: Văn bản pháp luật bao gồm những gì
Trong cuộc sống , mọi hoạt động diễn ra đều dưới sự quản lý của pháp luật, vì thế văn bản pháp luật đóng một vai trò rất quan trọng.
Vậy văn bản pháp luật là gì, văn bản pháp luật gồm những gì. Để giải quyết thắc mắc và hỗ trợ thêm thông tin Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.
Văn bản pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục và hình thức. Nội dung văn bản pháp luật theo ý chí của nhà nước, mang tính chất bắt buộc và sẽ được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.
Một số khách hàng vẫn chưa nắm rõ văn bản pháp luật bao gồm những gì , Luật Hoàng Phi xin giới thiệu thêm văn bản pháp luật bao gồm:
– Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật có trình tự, thủ tục đều tuân theo đúng quy định pháp luật và được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn, từ đó là cơ sở ban hành ra văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật.
– Văn bản hành chính là văn bản triển khai của cấp trên đối với cấp dưới trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra, về tên gọi, nội dung và thẩm quyền văn bản hành chính không quy định cụ thể.
– Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật có trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Chủ thể có thẩm quyền ban hành chứa đựng mệnh lệnh và chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
– Văn bản pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành. Cơ quan có thẩm quyền ban hành gồm: tư pháp, lập pháp, hành pháp. Cơ quan tư pháp, lập pháp, hành pháp chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực mà pháp luật đã quy định.
Ngoài ra, người đứng đầu một số cơ quan nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc cơ quan nhà nước…pháp luật quy định cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật.
Những chủ thể không có thẩm quyền pháp luật quy định văn bản đó không có hiệu lực.
– Hình thức văn bản pháp luật đều do pháp luật quy định
Một số tên gọi của văn bản quy phạm pháp luật: thông tư, nghị quyết, hiến pháp, nghị định, pháp lệnh…
Văn bản pháp luật trình bày khuôn mẫu, kết cấu chặt chẽ giữa nội dung và hình thức nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động hệ thống cơ quan nhà nước.
– Mỗi văn bản pháp luật đều quy định trình tự, thủ tục riêng nhưng nhìn chung đều phải mang tính chuyên môn và nghiệp vụ rõ ràng.
– Nội dung trong văn bản pháp luật thể hiện đầy đủ ý chí của chủ thể ban hành, bao gồm: cấm, cho phép, bắt buộc hoặc mệnh lệnh.
Xem thêm: Deep Learning Là Gì – Sự Khác Biệt Giữa Ai, Machine Learning Và
– Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc và sẽ được nhà nước đảm bảo bắt buộc. Các chủ thể không thực hiện hoặc trong trường hợp thực hiện không nội dung văn bản pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.