Văn Bản Thỏa Thuận Đứng Tên Trên Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

Trang chủ / Tư Vấn Luật / Luật Đất Đai / Thủ Tục Hành Chính Đất Đai / Có được làm sổ đỏ khi vợ chồng thỏa thuận một người đứng tên không?

Có được làm sổ đỏ khi vợ chồng thỏa thuận một người đứng tên không là vấn đề thường xuyên gặp trong xã hội. Quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật sẽ phát sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan, trong đó có chế độ tài sản của vợchồng trước, trong và sau thời kỳ hôn nhân. Việc để vợ hoặc chồng đại đứng tên một mình để làm sổ đỏ có được không? Đâu là căn cứ xác định đại diện trong trường hợp đó. Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề.

Đang xem: Văn bản thỏa thuận đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

*

Sổ đỏ do vợ đứng tên.

Mục Lục

Sổ đỏQuy định về thỏa thuận giữa vợ và chồng một người đứng tên khi làm sổ đỏ

Sổ đỏ

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là cách người dân thường gọi cho một loại giấy tờ mà theo quy định của pháp luật nó gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ khoản 16, Điều 13, Luật Đất đai 2013, theo đó pháp luật quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Nội dung của sổ đỏ

*

Nội dung của sổ đỏ.

Căn cứ Điều 3, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT sổ đỏ bao gồm một tờ bốn trang được in trên phôi giấy chứng nhận để chống giả gồm các nội dung sau đây:

Mở đầu bao gồm quốc hiệu, quốc huy, dòng chữ “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”;Mục I bao gồm tên người sử dụng đất, năm sinh, địa chỉ thường trú, số giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu);Mục II bao gồm thửa đất được quyền sử dụng, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng đất;Mục III gồm sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;Mục IV những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;Ký giấy chứng nhận ghi địa danh cấp giấy chứng nhận và ngày tháng cấp, chữ ký, đóng dấu của cơ quan cấp giấy.

Vợ hoặc chồng có mất quyền về tài sản khi một trong hai người đứng tên sổ đỏ

Căn cứ Điều 28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chế độ tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu không có thỏa thuận khác, là chế độ tài sản chung.

Quyền sử dụng đất của vợ và chồng có được sau khi xác lập quan hệ hôn nhân là tài sản chung của vợ và chồng trừ các giao dịch dân sự riêng của vợ hoặc chồng có được (thừa kế, tặng cho…).

Xem thêm: Tấn Công Active Online – Mật Khẩu Và Các Kiểu Tấn Công Mật Khẩu

Khi vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ sẽ có các trường hợp xảy ra:

Trường hợp 01: Nếu đất đai, nhà ở là tài sản riêng của vợ hoặc chồng có được khi tham gia các giao dịch dân sự riêng như được thừa kế riêng, tặng cho riêng… thì dù trong thời kỳ hôn nhân nhưng theo quy định của pháp luật đây không phải là tài sản chung của vợ và chồng. Nên trong trường hợp này người vợ sẽ không có quyền tài sản khi tên chồng đứng trong sổ đỏ và ngược lại;Trường hợp 02: Nếu đất đai, nhà ở được quy định tại Khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì đây là tài sản chung của vợ và chồng. Căn cứ Điều 29, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, sử dụng, chiếm hữu tài sản chung. Khi đó dù vợ hoặc chồng đứng tên trong sổ đỏ cũng không đồng nghĩa với việc tước đi quyền tài sản của người còn lại.

Quy định về thỏa thuận giữa vợ và chồng một người đứng tên khi làm sổ đỏ

Căn cứ xác lập đại diện khi vợ hoặc chồng đứng tên trong sổ đỏ

*

Xác lập đại diện của vợ hoặc chồng.

Căn cứ Điều 24, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 theo đó căn cứ xác lập quyền đại diện của vợ và chồng được thực hiện theo quy định của luật này và Bộ luật Dân sự.

Khi vợ và chồng thực hiện ủy quyền cho nhau để xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt các giao dịch dân sự phải đáp ứng được các điều kiện giao dịch liên quan và phải được sự đồng ý của cả hai bên.

Theo đó, việc để chồng hoặc vợ ghi tên trong sổ đỏ với tài sản là tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được sự đồng ý của cả hai bên.

Đăng ký quyền sử dụng đối với tài sản chung giữa vợ và chồng

Căn cứ Điều 34, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó đối với tài sản chung phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải đứng tên cả vợ hoặc chồng trừ khi vợ chồng có thỏa thuận khác. Theo đó, quan hệ hôn nhân về bản chất là quan hệ dân sự nên Nhà nước để các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu vợ chồng có thỏa thuận chỉ để một người đứng tên trong sổ đỏ thì pháp luật vẫn công nhận. Khi đó các giao dịch liên quan đến tài sản chung này vẫn phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng, nếu không giao dịch đó sẽ bị vô hiệu theo Khoản 2, Điều 26, Luật Hôn nhân và gia đình.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chuyển Khoản Qua Atm Chi Tiết Từng Bước, Hướng Dẫn Cách Chuyển Tiền Bằng Số Thẻ Atm

Thủ tục làm sổ đỏ khi vợ hoặc chồng đại diện đứng tên trong sổ đỏ

Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thủ tục cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) lần đầu bao gồm các bước sau:

Bước 01: Nộp hồ sơ kèm theo giấy ủy quyền của vợ hoặc chồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bước 02: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ;

Bước 03: Người xin cấp giấy chứng nhận phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính;

Bước 04: Nhận giấy chứng nhận sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính.