Bằng Tiếng Nhật Bản (Hãy Trình Bày Viết Một Đoạn Văn Nói Về Nhật Bản

*

Tôi-một học sinh của trường Trung học Phổ thông Cầu Giấy và là một thành viên trẻ nhất đoàn- thật sự thấy dường như mình đã đạt tới ước mơ của mình vậy, một cảm giác thỏa thích xen lẫn với niềm vui sướng và hạnh phúc khi lần đầu tiên đặt chân đến đất nước Nhật Bản. Nhật Bản được biết đến là một đất nước phải chịu những thiệt hại nặng nề của thiên tai, đặc biệt là động đất và sóng thần. Vậy mà con người nơi đây vẫn luôn tự tin và tràn đầy nghị lực sống. Không chỉ thế, Nhật Bản còn là một đất nước nổi tiếng về văn hóa, lịch sử và những thành tựu khoa học công nghệ,… Đến với Nhật Bản, chúng ta không khỏi ngưỡng mộ trước một môi trường trong lành và sạch đẹp đến kỳ diệu. Điều kì diệu ấy bắt nguồn từ chính ý thức của người dân Nhật Bản. Họ có ý thức rất tốt trong việc bảo vệ môi trường sống và chấp hành luật an toàn giao thông. Không chỉ có vậy, thái độ của người bán hàng, cách ứng xử trong đời sống hàng ngày, trong công việc của người dân Nhật Bản đều khiến những người được tiếp xúc cảm thấy dễ chịu. Người Nhật Bản đặc biệt mến khách. Khi chúng ta đến, họ chào đón ta nồng hậu, tiếp đón ta tử tế và lịch sự.

Đang xem: Viết một đoạn văn nói về nhật bản

Xem thêm: @ Tiếng Anh Đọc Là Gì – Cách Phát Âm A Còng Và Cách Viết Chuẩn At Sign

Khi chúng ta ra về, họ để lại trong ta một tình cảm chân thành mà sâu sắc, khiến ta luôn ​nhớ đến họ và càng thêm yêu mến họ hơn.

Nhật Bản đẹp lắm! Trong suốt thời gian tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng và để lại trong tôi nhiều giá trị nhất đó là cơ hội đến thăm một ngôi chùa cổ kính thuộc tỉnh Chiba mang tên “Shinshoji”. Ngôi chùa mang dáng dấp cổ kính được làm hoàn toàn bằng gỗ. Nghệ thuật kiến trúc của chùa cũng rất độc đáo với màu sắc nhã nhặn và giản dị, mộc mạc đan xen với những họa tiết được chạm khắc tỉ mỉ trên những cánh cửa hay cột chùa, và dường như nó đã thể hiện được nét đẹp của con người Nhật Bản- một vẻ đẹp nhã nhặn, lịch sự và kín đáo. Theo truyền thống của người Nhật Bản, họ ăn chay với một loại bánh làm từ bột nếp, loại bột gần giống với bột nếp ở Việt Nam, và họ ăn với nước sốt được làm từ đậu đỏ hay đậu nành, gọi là bánh Dango. Đến đây, chúng tôi không chỉ được thưởng thức văn hóa ẩm thức và chùa chiền của người Nhật Bản mà họ còn hướng dẫn chúng tôi cách làm những đồ thủ công mỹ nghệ rất độc đáo. Và tôi đã tự tay thiết kế cho riêng mình một chiếc quạt giấy mà người Nhật Bản gọi là quạt Boshu. Đến tối, thay vì nằm giường, tôi cùng mọi người được ngủ trên một tấm chiếu takumi-một loại chiếu phổ biến ở Nhật Bản. Tôi còn được giao lưu với các bạn học sinh Nhật cùng trang lứa, được biết đến nghệ thuật gấp giấy Origami-một đặc trưng của văn hóa Nhật mà không thể lẫn đi đâu được. Và dù bây giờ nghệ thuật xếp giấy đã phát triển vượt biên giới, mang lại niềm say mê cho biết bao nhiêu người trên thế giới nhưng người ta vẫn trân trọng gọi nó bằng một cái tên giản dị “Origami” như một sự tưởng nhớ đến cái nôi cho một sự hình thành và phát triển một môn nghệ thuật độc đáo.

Xem thêm: Những Nguyên Nhân Lũ Lụt Và Sạt Lở Đất? Nguyên Nhân Có Thể Khiến Đức Hứng Lũ Lụt Lịch Sử

Nước Nhật thật tuyệt vời và nó đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu đậm sau chuyến đi tuy ngắn ngủi này! Bởi vậy, tôi luôn hy vọng và không ngừng nỗ lực học tập để có cơ hội thứ hai được trở lại với đất nước xinh đẹp này. Tôi mơ ước, trong tương lai tôi không chỉ có cơ hội để hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản mà còn có cơ hội để khám phá cả những nền văn hóa khác trên thế giới.