Đã Chữa Khỏi Ca Bệnh Bạch Hầu Đăk Nông ? Gia Tăng Số Người Bị Bệnh Bạch Hầu Ở Đắk Nông

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong tháng 6/2020 đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô; 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48-52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu. 

Tính đến nay, tỉnh Đắk Nông ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó một bệnh nhi đã tử vong.

Đang xem: Bệnh bạch hầu đăk nông

*

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria gây ra, rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc gián tiếp tiếp xúc với vi khuẩn. Với các triệu chứng ban đầu như viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm, bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 (TP HCM), Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng sonlavn.com: Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm có biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh bạch hầu thường xảy ra ở những trẻ không được tiêm ngừa hoặc sau một thời gian tiêm ngừa, nồng độ kháng thể giảm dần và có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập, tiết ra độc tố. Độc tố bạch hầu hấp thu vào máu, theo tuần hoàn đi khắp cơ thể, dẫn đến tổn thương ở các cơ quan khác: Viêm cơ tim, viêm dây thần kinh… Biến chứng có thể xảy ra trong những ngày đầu của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. 

Cách duy nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này là tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch.

Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các nơi có mật độ dân cư cao. Theo báo cáo từ Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bạch hầu liên tục giảm từ năm 1984 đến nay, tương ứng với sự gia tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng bạch hầu – ho gà – uốn ván. 

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) hơn 30 năm qua đã triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em dưới 1 tuổi. Do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000. Tính đến năm 2012 Việt Nam đã khống chế tỷ lệ mắc bạch hầu xuống dưới 0,01/100.000 dân, đa số là trường hợp tản phát hoặc ổ bệnh bạch hầu nhỏ trên quy mô thôn, xã và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Nguyên nhân xuất hiện dịch bệnh này là đối với những tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn khó tiếp cận với hoạt động tiêm chủng, đồng thời cũng chưa nắm được đầy đủ thông tin cũng như chưa hiểu rõ về vai trò quan trọng của vắc xin trong việc phòng chống bệnh bạch hầu. Chính vì vậy trẻ không được tiêm hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ nên dễ mắc bệnh. 

Ngoài ra, theo thời gian, miễn dịch có được từ tiêm vắc xin bạch hầu sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng mũi nhắc của vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em và người lớn lại chưa được thực hiện tốt, do đó nhiều trường hợp vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu mặc dù trẻ đã tiêm đủ 3 mũi trước 1 tuổi và khả năng bảo vệ của vắc xin trong cộng đồng người lớn sẽ thấp.

*

Người lớn và trẻ em nên tiêm đầy đủ, đúng lịch vắc xin có thành phần bạch hầu

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để chủ động phòng bệnh bạch hầu hiệu quả các quốc gia cần tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu cho trẻ em với lịch tiêm chủng 6 mũi lần lượt là trước 1 tuổi tiêm 3 mũi, lúc 12-23 tháng tiêm mũi 4, lúc 4-7 tuổi tiêm mũi 5 và khi 9-15 tuổi tiêm mũi 6. Cụ thể như sau:

Vắc xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng quốc gia (TCMR): 

Vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – viêm gan B (DPT-VGB-Hib): tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm khi trẻ 16-18 tháng tuổi Vắc vắc xin bạch hầu – uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập

Vắc xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu trong chương trình tiêm chủng dịch vụ:

Vắc xin 6 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B hoặc vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – bại liệt : tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và khi trẻ 16-18 tháng tuổi Vắc xin 4 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt: khi trẻ 4-6 tuổi Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván: đối với trẻ trên 4 tuổi và người lớn, thường được khuyến cáo tiêm nhắc mũi vắc xin này mỗi 10 năm một lần.

Lịch tiêm chủng các loại vắc xin dịch vụ có thành phần Bạch hầu trong chương trình tiêm chủng dịch vụ:

 Loại vắc xin  Vắc xin 6in1  Vắc xin 5in1  Vắc xin 4in1 Vắc xin 3in1
 Tên vắc xin  Hexaxim

Infanrix Hexa

 Pentaxim  Tetraxim  Adacel  Boostrix
 Xuất xứ  Pháp

Bỉ

 Pháp  Pháp  Pháp  Bỉ
 Phòng bệnh Vắc xin tổng hợp 6 trong 1 phòng 6 bệnh:

Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib.

Vắc xin tổng hợp 5 trong 1 phòng 5 bệnh:

Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Hib.

Vắc xin tổng hợp 4 trong 1 phòng 4 bệnh:

Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt.

Xem thêm: Hangover Là Gì ? Dùng Trong Hoàn Cảnh Nào? Có Phải Say Rượu Bia, Người Mệt Mỏi

Vắc xin tổng hợp 3 trong 1 phòng 3 bệnh:

Bạch hầu, uốn ván, ho gà.

Vắc xin tổng hợp 3 trong 1 phòng 3 bệnh:

Bạch hầu, uốn ván, ho gà.

Đối tượng Trẻ từ 2 – 24 tháng tuổi. Trẻ từ 2 – 24 tháng tuổi. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi. Trẻ từ 4 tuổi đến người lớn 64 tuổi. Trẻ từ 4 tuổi đến người lớn.

Xem thêm: Ngày 28/2 Cung Gì – Ngày 28/2 Là Cung Gì

 Lịch tiêm Lịch tiêm 4 mũi: Mũi 1, 2, 3: Khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi. Mũi 4: Khi trẻ 16-18 tháng tuổi. Lịch tiêm 4 mũi: Mũi 1, 2, 3: Khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi. Mũi 4: Khi trẻ 16-18 tháng tuổi.  Lịch tiêm 5 mũi: Mũi 1, 2, 3: Khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi. Mũi 4: Khi trẻ 16-18 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc: Trẻ từ 4-6 tuổi. Trẻ từ 4 tuổi trở lên đến người lớn và người già dưới 64 tuổi: tiêm 1 mũi. Tiêm nhắc lại mỗi 5-10 năm 1 lần. Trẻ từ 4 tuổi trở lên đến người lớn và người già: tiêm 1 mũi. Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần.

Để nâng cao miễn dịch phòng bệnh cho trẻ, phụ huynh cần tuân thủ tuyệt đối lịch tiêm chủng cho trẻ. Hãy tự trang bị cho trẻ và bản thân mình, người thân trong gia đình hành trang tốt nhất là sức khỏe – phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc xin dự phòng hiệu quả nhất là tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

Xem clip: “Tiêm chủng phòng bệnh cho người lớn & vắc xin mới phòng bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà”

Để được tư vấn về vắc xin và đặt lịch tiêm chủng, Quý khách vui lòng liên hệ theo:

Hotline: 028.7300.6595

Hoặc liên hệ trực tiếp Thông tin Hệ thống trung tâm sonlavn.com: https://sonlavn.com/he-thong-trung-tam-tiem-chung/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: thiên nhiên