Khu Dữ Trữ Sinh Quyển Rừng Ngập Mặn Cần Giờ : Cangio, Khu Dự Trữ Sinh Quyển Rừng Ngập Mặn Cần Giờ

Vị trí địa lý và dân số

Khu DTSQTG RNM Cần Giờ thuộc khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, nằm ở phía Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh.Tổng diện tích: 70.445,34 ha Dân số: hơn 75.000 người (2018), mật độ dân số 108 người/km2 .Dân cư tập trung sinh sống trong vùng chuyển tiếp, riêng vùng lõi và vùng đệm chỉ có các hộ dân giữ rừng.

Các vùng chức năng

Khu DTSQTG RNM Cần Giờ bao gồm toàn bộ diện tích của rừng phòng hộ Cần Giờ, và diện tích hành chính còn lại của huyện Cần Giờ, chia làm 3 vùng: 1. Vùng lõi có diện tích 6.134,43 ha, có chức năng bảo tồn hệ sinh thái rừng gập mặn cả rừng trồng và rừng tự nhiên ; bảo tồn cảnh quan RNM và các môi trường sống của động vật hoang dã, đặc biệt là chim nước ; bảo tồn thủy vực, các bãi bồi dọc bờ sông và ven biển để tái sinh tự nhiên cả thực vật lẫn động vật ; nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái có giới hạn. 2. Vùng đệm có diện tích 29.152,10 ha đất rừng và 12.763,56 ha diện tích mặt nước), có chức năng phục hồi các hệ sinh thái dựa trên các quần xã chiếm ưu thế ; bảo vệ vùng lõi ; tạo không gian lớn hơn cho thú hoang hã ngoài vùng lõi; tạo ra cảnh quan tự nhiên và văn hóa nhân văn phục vụ cho su lịch sinh thái; tạo điều kiện cho các mô hình lâm ngư kết hợp thân thiện với môi trường. 3. Vùng chuyển tiếp có diện tích 13.227,79 ha đất rừng và 7.267,47 ha mặt nước, gồm các khu vực còn lại của huyện Cần Giờ. Vùng chuyển tiếp có chức năng khuyến khích các mô hình phát triển kinh tế, hợp tác với sự tham gia của cán bộ quản lý, các cơ sở kinh tế, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, văn hóa, xã hội, các nhà khoa học, các tổ chức giáo dục…

Đặc trưng văn hóa

Lễ Nghinh Ông Cần Giờ là di sản phi vật thể Quốc gia (được công nhận năm 2013), Khu Di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác là di tích lịch sử cấp Quốc gia (được công nhận năm 2004).Ngoài ra, trên địa bàn còn nhiều di tích cho thấy lịch sử phát triển lâu đời của Khu DTSQTG RNM Cần Giờ như: Di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ, Đình Cần Thạnh, Lăng Ông Thủy Tướng Cần Thạnh, Đình Dương Văn Hạnh và Đình Bình Khánh – Mộ tiền hiền Trần Quang Đạo…

Đang xem: Rừng ngập mặn cần giờ

Đa dạng sinh học

Tổng hợp và cập nhật thông tin về đa dạng sinh học tại Khu DTSQTG RNM Cần Giờ: + Hệ thực vật: có 318 loài thực vật bậc cao -Nhóm cây ngập mặn chủ yếu: 37 loài -Nhóm cây tham gia rừng ngập mặn: 56 loài -Nhóm cây du nhập: 225 loài + Hệ động vật: -Côn trùng: 89 loài -Cá: 282 loài -Lưỡng cư: 36 loài -Bò sát: 36 loài -Chim: 164 loài -Thú: 35 loài + Phiêu sinh vật: 66 loài động vật nổi, 66 loài thực vật nổi.

*

Dơi Ngựa

Các khu bảo tồn và loài sinh vật quý hiếm

Trong Khu DTSQTG RNM Cần Giờ có 3 khu bảo tồn các loài động vật, bao gồm: •Khu bảo tồn chim (Sân Chim Vàm Sát) là môi trường sống của khoảng 2.000 cá thể chim thuộc 33 loài, trong đó có 26 loài định cư và 07 loài di cư. •Khu bảo tồn dơi (Đầm Dơi) tại tiểu khu 15a là nơi trú ngụ của hơn 500 cá thể dơi, chủ yếu là loài Dơi ngựa (Pteropus lylei); •Khu bảo tồn khỉ (Khu Đảo Khỉ), với đàn Khỉ đuôi dài (Maccaca fascicularis) đã phát triển trên 1.000 con. Ngoài ra, Khu DTSQTG RNM còn là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt Nam (2007). Về thực vật có 02 loài là Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và Chùm lé (Azima sarmentosa); động vật có 09 loài bao gồm: •Thú: Rái cái thường (Lutra lutra), Rái cá vuốt bé (Aonyx cinereus), Mèo cá (Prionailurus viverrinus), Khỉ đuôi dài (Maccaca fascicularis); •Chim: Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), Cổ rắn (Anhinga melanogaster), Choắt mỏ vàng (Tringa guttifer), •Bò sát: Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), •Cá: Cá mang rổ (Toxotes chatareus).

*

Khỉ Đuôi Dài

Xem thêm: Học Cách Buông Bỏ Lời Phật Dạy, Lời Phật Dạy: Cách Buông Bỏ Phiền Não

Giới Thiệu

Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Huyện Cần Giờ

*

Ban Quản lý rừng phòng hộ Huyện Cần Giờ

BQL RPH Huyện Cần Giờ là đơn vị quản lý trực tiếp vùng lõi và vùng đệm KDTSQ RNM Cần Giờ. BQL RPH Huyện Cần Giờ có nhiệm vụ tham mưu và hỗ trợ chuyên môn cho BQL KDTSQ RNM Cần Giờ

Chức năng nghiệp vụ

Quản lý thống nhất toàn bộ diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Cần Giờ nhằm phát triển vốn rừng phòng hộ và không ngừng nâng cao tác dụng phòng hộ của rừng để đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái và các yêu cầu khác của thành phố, các vùng phụ cận có công nghiệp và dân cư

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật phù hợp với việc tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ;

Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, thực hiện việc giao đất, giao rừng đến các hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, nhằm tạo ra những vùng lâm nghiệp xã hội bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân và cán bộ, công nhân trực tiếp làm nghề giữ rừng;

Xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ; trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện các dự án lâm-ngư-dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học-kỹ thuật cho rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng; tăng cường công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáo dục vận động nâng cao ý thức phát triển và bảo vệ rừng trong nhân dân;

Tổ chức hoạt động sản xuất lâm-ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học-kỹ thuật và dịch vụ tham quan du lịch, làm tăng thêm giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của rừng phòng hộ; góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ, công nhân trực tiếp làm nghề giữ rừng.

Xem thêm: ' An Nam Tứ Đại Khí An Nam, An Nam Tứ Đại Khí Là Gì

*

Ban Quản lý rừng phòng hộ Huyện Cần Giờ

Quá trình hình thành phát triển

Ngay sau khi tiếp nhận huyện Cần Giờ từ tỉnh Đồng Nai. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 165/QĐ-UB ngày 07 tháng 08 năm 1978 về thành lập Lâm trường Duyên Hải trực thuộc Sở Lâm nghiệp thành phố (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để khẩn trương tiến hành việc khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ

Đến ngày 07 tháng 01 năm 200 Lâm trường Duyên Hải được đổi tên thành Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.

Cơ cấu tổ chức

Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ do Trưởng Ban phụ trách và có từ 1 đến 2 Phó Trưởng ban giúp việc.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ có trách nhiệm quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự theo nguyên tắc bộ máy tinh gon, có hiệu quả phù hợp với chức năng, nghiệp vụ của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.

(Theo Quyết định số 169/QĐ-UB-CNN ngày 07 tháng 01 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chi Minh về thành lập Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: thiên nhiên