Cá mập đầu búa còn được gọi là cá mập búa, một trong những thợ săn hung dữ của biển cả. Con người không phải là con mồi yêu thích của chúng. Tuy nhiên, cá mập búa sẽ phòng thủ và tấn công mạnh mẽ khi chúng bị kích động.
Đang xem: Cá mập đầu búa
Cá mập đầu búa hay còn gọi là cá nhám búa hay cá mập búa. Thuộc họ Sphyrnidae, thuộc bộ cá mập mắt trắng. Đặc điểm dễ nhận biết của loài cá này là cấu trúc sụn đặc biệt ở đầu dẹt và mở rộng sang hai bên tạo thành hình dạng của một chiếc “búa”. Đầu búa của nó được gọi là “cephalofoil”.
Cá mập búa là loại động vật ăn thịt. Có kích thước lớn từ 12 đến 20 feet (khoảng 4-6 mét). Trọng lượng vào khoảng 500 đến 1.000 pounds (tức từ 225 đến 450kg). Tuổi thọ trung bình của loài này là 20-30 năm tuổi.
Chúng có khả năng di chuyển với tốc độ cao và rất linh hoạt. Loài cá mập này thường sống theo đàn vào ban ngày, và có trật tự quyền lực chặt chẽ ở trong nhóm.
Cá đầu búa lớn là những kẻ săn mồi nguy hiểm, chủ yếu săn mồi về đêm. Điều đặc biệt là chúng chỉ thích săn mồi ở tầng nước sát đáy biển hoặc ở tầng nước trên mặt biển. Săn nhiều loại sinh vật biển, từ động vật không xương sống đến cá xương và cá mập. Chúng đặc biệt ưa thích cá đuối gai độc, những cái gai độc này không hề gây nguy hiểm cho chúng.
Cá mập đầu búa có tập tính tụ tập thành đàn lớn. Tuy nhiên, đến hiện giờ người ta cũng không biết tại sao chúng lại tập hợp thành đàn đông đúc như vậy. Cá mập đầu búa sẵn sàng vào gần bờ, vào cửa sông và trong vịnh để kiếm mồi. Chúng thậm chí ăn thịt cả đồng loại hay ăn thịt các cá thể cùng loài, nếu nguồn thức ăn khan hiếm.
Cá mập đầu búa vỏ sò
Hiện có 9 loài cá mập đầu búa khác nhau được công nhận. Chúng được phân biệt dựa vào kích thước và hình dáng của đầu búa. Phổ biến nhất là 4 loài: cá mập đầu búa sò điệp (S.lewini), đầu búa Carolina (S. gilberti), cá đầu búa nhẵn (S. zygaena) và cá đầu búa khổng lồ (S. mokarran).
Cá đầu búa hình vỏ sò và đầu búa Carolina không thể phân biệt bằng hình dáng bên ngoài. Chúng chỉ có thể được phân biệt dựa trên số lượng đốt sống khác nhau và dữ liệu di truyền của chúng. Tuy nhiên, có thể phân biệt cả hai loài này với 2 loài cá đầu búa lớn khác. Bằng quan sát hình “4 con sò” đặc trưng của chúng, với các vết lõm ở rìa trước của đầu búa.
Đầu búa nhẵn (S. zygaena) có phần đầu tương tự như cá mập đầu búa có vỏ sò. Nhưng lại không có vết lõm hoặc khía ở trung tâm.
Cá mập đầu búa khổng lồ (S. mokarran) là loài to lớn nhất trong 9 loài cá mập đầu búa đã được xác định tính đến thời điểm này. Chúng có thể đạt chiều dài lên đến hơn 20 feet (khoảng 6 mét) chiều dài và nặng tới hơn 1.000 pounds (khoảng 450kg).
5 loài cá mập đầu búa ít phổ biến hơn là S. tudes, S. corona, S. media, S. tiburo và E. blochii.
Cá mập đầu búa có phần đầu hình chiếc búa đặc trưng được gọi là “cephalofoil”, tên gọi đầu búa của nó cũng được hình thành từ đây. Phía trước của đầu gần như thẳng với một khía nông ở trung tâm đầu búa lớn trưởng thành. Để phân biệt với đầu búa nhẵn và đầu búa hình vỏ sò. Đặc biệt, chiếc vây nhọn hoắt trên lưng, khiến người ta có thể dễ dàng phân biệt chúng so với các loài cá mập khác.
Điểm gốc của vây lưng thứ nhất nằm đối diện hoặc hơi sau trục vây ngực, với đỉnh phía sau dài ra phía trên gốc của vây bụng. Các rìa sau của vây bụng lõm và có hình dạng chụm lại, không thấy ở loài cá mập đầu búa vỏ sò. Rìa sau của vây hậu môn có khía sâu.
Mặt lưng của cá mập đầu búa lớn có màu nâu sẫm, xanh ô liu hoặc xám nhạt, và nhạt dần sang màu trắng nhạt hơn ở mặt dưới. Bộ hàm chắc khỏe với những chiếc răng cực kỳ sắc nhọn. Hàm răng của cá mập đầu búa hình tam giác có hình răng cưa lạ thường, xiên về phía góc của miệng.
Cá mập đầu búa lớn có màu nâu sẫm, xanh ô liu hoặc xám nhạt
Cá mập đầu búa thuộc loại đẻ con trực tiếp, không đẻ trứng. Con cái mang thai khoảng 11 tháng, sinh nở vào mùa xuân hoặc mùa hè ở Bắc bán cầu. Con cái sinh sản hai năm một lần. Các lứa có số lượng từ 6 đến 42 con.
Có nhiều điểm đáng chú ý trong chuyện sinh sản của loài cá mập này. Cá mập cái càng lớn thì số lượng con đẻ ra ở mỗi lứa càng nhiều. Con non mới ra đời đã giống hệt bố mẹ. Cá mập con mới sinh đã bơi đi mất và tự lo liệu cho riêng mình. Chứ không bơi quanh quẩn cá mẹ, không sống dựa vào cá mẹ.
Cá mập con mới sinh có chiều dài trong khoảng từ 50 đến 70 cm. Đầu của cá con mới sinh tròn hơn đầu cá trưởng thành, nhưng đầu của chúng sẽ biến đổi dần trong quá trình lớn lên. Cá mập búa đạt đến chiều dài khoảng 3m khi trưởng thành.
Phân bố theo chu kỳ, cá đầu búa lớn được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới ấm ven biển trong phạm vi vĩ độ 40 ° N – 35 ° S. Ở phía tây Đại Tây Dương, chúng phân bố từ Bắc Carolina (Hoa Kỳ) về phía nam đến Uruguay, bao gồm Vịnh Mexico và các vùng Caribe. Ở phía đông Đại Tây Dương, cá mập đầu búa xuất hiện từ Maroc đến Senegal, bao gồm cả Biển Địa Trung Hải.
Ngoài ra, chúng còn phân bố cả Ấn Độ Dương và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương từ quần đảo Ryukyu đến New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp. Ở phía đông Thái Bình Dương, nó trải dài từ nam Baja, California (Mỹ) qua Mexico, nam đến Peru. Vì vậy, cá đầu búa khổng lồ được coi là loài di cư cao trong Phụ lục I của Công ước Luật Biển năm 1982 (FAO 1994).
Xem thêm: Những Câu Chuyện Chứng Minh Thế Giới Song Song Song, Các Thế Giới Song Song (Tái Bản 2018)
Cá mập nhám búa xuất hiện ở tất cả các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Ở cả nơi cạn lẫn nơi sâu, cả ở những khu vực xa bờ và gần bờ. Chúng thường di cư đông đúc vào mùa hè để tìm kiếm những vùng nước mát hơn.
Vị trí hai mắt của cá nhám búa cho phép chúng sở hữu một tầm nhìn rộng hơn nhiều, so với nhiều loài cá mập khác. Các nhà khoa học còn cho rằng chiếc đầu búa của cá mập Sphyrna mokarran, giúp nó tăng khả năng quan sát. Các cơ quan cảm giác chuyên biệt được phân bố rộng khắp trên chiếc đầu búa to lớn. Cho phép chúng có thể dò quét sâu xuống đáy biển để tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn.
Cá mập Sphyrna mokarran sử dụng chiếc đầu búa để giữ chặt những con mồi xuống đáy biển
Cá mập búa sở hữu một nhóm cơ quan cảm giác được gọi là “giác Ampullae Lorenzini”, giúp chúng phát hiện ra những xung điện từ hay hoạt động của con mồi.
Giác Ampullae ở cá nhám búa rất nhạy bén, giúp chúng dễ dàng tìm thấy bữa ăn yêu thích như cá đuối. Cho dù những con mồi lì lợm này đã trốn rất kĩ dưới cát.
Ngoài ra, chiếc đầu búa còn có một loại cơ bắp đặc biệt cho phép chiếc đầu của chúng có thể di chuyển lên xuống rất linh hoạt. Cá mập Sphyrna mokarran sử dụng chiếc đầu búa lớn của mình để giữ chặt những con mồi xuống đáy biển khi chúng chống cự.
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện thêm rằng cá mập đầu búa thực chất là một loài ăn tạp. Trong đó tảo biển chiếm đến 60% lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày. Chúng đóng một vai trò dinh dưỡng quan trọng không kém các loài động vật thân mềm và giáp xác.
Trong công trình nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B. Các nhà nghiên cứu đã kết luận cá mập búa có khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ tảo biển. Cho thấy loài động vật vốn được biết tới là loài chỉ ăn thịt này lại ăn tạp. Đây là loài cá mập đầu tiên trên thế giới được phát hiện là loài ăn cả thực vật.
Để đưa ra kết luận trên, các nhà khoa học thuộc Đại học California và Đại học Quốc tế Florida (Mỹ). Đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài bốn năm về “thói quen ăn uống” của cá nhám búa.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho 5 con cá mập đầu búa ăn một thực đơn gồm 90% tảo biển và 10% là mực ống trong 3 tuần. Sau đó, họ nghiên cứu lượng dinh dưỡng mà chúng tiêu hóa được và bài tiết. Một loạt các thí nghiệm cho thấy rằng cá nhám búa đã hấp thụ thành công tảo biển với các enzyme. Không phải tất cả động vật ăn tạp đều có thể hấp thụ tốt thức ăn thực vật. Nhưng tất cả 5 con cá mập được thí nghiệm đều đã tăng cân sau 3 tuần.
Theo các nhà khoa học, khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất xơ của cá mập đầu búa tốt ngang với rùa biển xanh. Loài vật vốn chuyển từ chế độ ăn tạp khi còn nhỏ sang chế độ ăn thực vật khi trưởng thành.
Cá mập đầu búa thực chất là một loài ăn tạp
Đa số các loài cá mập búa đều khá nhỏ và được xem là không nguy hiểm đối với con người. Tuy nhiên, với những loài cá mập Sphyrna mokarran có kích thước khổng lồ và dữ tợn cũng khá nguy hiểm. Mặc dù, có rất ít vụ tấn công được ghi lại.
Xem thêm: Cách Khắc Phục Khi Nhắn Tin Sms Tự Chuyển Sang Mms Trên Android?
Theo Hồ sơ tấn công cá mập quốc tế, đã có 17 vụ tấn công vô cớ mà không gây tử vong cho tất cả các loài thuộc giống Sphyrna. Tuy nhiên, rất ít vụ tấn công có thể do loài này. Vì nhìn chung rất khó phân biệt giữa các loài đầu búa tham gia vào các vụ tấn công.
Cá mập đầu búa được đánh bắt cả, vì mục đích thương mại và giải trí và được đánh giá cao, nhờ những chiếc vây lớn của chúng trong ngành buôn bán vây ở châu Á. Còn thịt lại hiếm khi được tiêu thụ. Dầu gan của chúng được sử dụng để sản xuất vitamin, da sống được sử dụng để làm da và thân thịt để làm bột cá.
Mặc dù nhìn chung không phải là loài được nhắm mục tiêu. Nhưng cá mập búa vẫn thường xuyên bị đánh bắt ở các vùng nhiệt đới với dây câu, lưới đáy, câu và dây, và lưới kéo.
Cá mập đầu búa cũng là một trong những kẻ săn mồi dữ tợn và cừ khôi. Sở hữu phần đầu có hình dáng kỳ lạ nhưng lại rất hữu ích trong việc tìm kiếm thức ăn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho đầy đủ các thông tin cần thiết về loài cá mập đặc biệt này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.