Đồ thủy sản nói chung cần nhất là giữ được độ tươi sống mà từ đó có thể nâng cao được giá trị của mặt hàng này hiệu quả nhất. Thị trường hàng tươi sống đại diện cho một phân khúc hẹp đấy tiềm năng nhất là ở những khu vực mà thủy sản nuôi tại địa phương không thể cạnh tranh với các loại hàng nhập khẩu rẻ tiền. Việc khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng tươi sống đã mở ra một thị trường ngách đầy tiềm năng. Để tận dụng được thời cơ, hãy tham khảo cách vận chuyển tôm sống đi xa mang lại cơ hội mới cho đồ hải sản tươi sống
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà sản xuất tôm trong khu vực có thể đến với các thị trường cao cấp một cách hiệu quả hơn bằng các cách vận chuyển tôm sống không sử dụng nước. Sự kết hợp tối ưu cho việc vận chuyển các loại tôm nhất là tôm biển đẻ hỗ trợ các ngành nuôi tôm liên tục tăng trưởng trong các khu vực mà sự cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu diễn ra khó khăn. Khi đó muốn có lợi thế cạnh tranh tốt đòi hỏi phải có sự khác biệt trong sản phẩm. Và, thị trường hàng tươi sống tỏ ra là một thị trường hẹp rất tiềm năng.
Đang xem: Cách vận chuyển tôm sống đi xa
Ví dụ, tôm là sản phẩm thủy sản được tiêu thụ số một ở Mỹ, với lượng tiêu thụ bình quân đầu người trung bình năm là 1,8 kg. Hơn 90% lượng tôm được tiêu thụ ở đây là sản phẩm nhập khẩu. Hàng nhập vào Mỹ phải đạt được chất lượng cao và đáp ứng các nhu cầu khắt khe với sự kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo được độ tươi ngon cho sản phẩm. Chính vì thế việc bảo quản tôm tươi sống trong quá trình vận chuyển luôn là bài toán đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ hải sản.
Khi vận chuyển tôm sống trong nước sẽ giúp cho kiểm soát được nhiệt độ, các chỉ số về mức amoniac, lượng oxy và các-bon đi-ô-xít cần thiết. Tuy nhiên với bài toán vận chuyển đường dài thì khối lượng nước vận chuyển kèm theo có thể làm chi phí bị đẩy lên cao dẫn đến giảm được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
Thêm nữa, nếu có thể vận chuyển tôm sống mà không cần khối lượng nước đi kèm theo thì sẽ giúp tiết kiệm được chi phí đáng kể. Chính vì vậy việc nghiên cứu các phương pháp xử lý và đóng gói tôm để có thể vận chuyển được đi xa trở nên vô cùng quan trọng
Sau khi được thu hoạch, tôm phải được chuẩn bị để vận chuyển đi xa, công việc này bao gồm các công đoạn như sau:
Bước 1: Gây tê tôm trong nước bằng cách sử dụng nước đá để hạ nhiệt độ. Vận chuyển tôm và nước nuôi vào một bể nhỏ.Chuẩn bị bể, cấp nước biển, nhiệt độ nước đảm bảo 20oC, bắt tôm sú mới thu hoạch (được rửa sạch) nhẹ nhàng vào bể, cho tôm nghỉ và lưu giữ trong 12 giờ thì tiến hành tôm ngủ đông.
Xem thêm: Cách Chuyển Facebook Sang Tiếng Việt, Đổi Ngôn Ngữ, Hướng Dẫn Chuyển Đổi Ngôn Ngữ Facebook
Bước 2: Cho tôm ngủ đông. Chuẩn bị dụng cụ cách nhiệt, chẳng hạn thùng xốp, cấp nước biển vào thùng, đảm bảo nhiệt độ 15oC, bắt tôm sú từ bể lưu giữ vào thùng, lưu giữ trong thời gian từ 90-150 phút tôm sẽ ngủ hoàn toàn (ngủ đông) thì tiến hành vận chuyển tôm đi xa.
Bước 3 đóng thùng để vận chuyển. Chuẩn bị các thùng xốp, cho tôm trong vào rồi phủ kín tôm bằng rong biển đã làm ẩm và làm lạnh 15oC. Lúc này có thể vận chuyển các thùng tôm đi xa.
Bước 4: Đánh thức tôm. Đến nơi giao nhận tôm, lúc này tiến hành sục khí (5 phút/lần). Để đánh thức tôm dậy bằng cách thả tôm vào môi trường nước biển với điều kiện nhiệt độ, độ mặn tương đương lúc tôm vận chuyển (nhiệt độ ban đầu là 15oC). Sau đó tăng dần nhiệt độ nước bên trong bể thả tôm, bằng cách cứ 15 phút nâng nhiệt lên 1oC, cho tới khi đạt 20oC và hãy duy trì ở nhiệt độ này trong khoảng 60-90 phút.
Xem thêm: Khu Tập Thể Tiếng Anh Là Gì, Định Nghĩa Của Từ Tập Thể Trong Từ Điển Lạc Việt
Một điều cần lưu ý là trong thời gian trước khi cho tôm ngủ đông và thời điểm lúc đánh thức tôm phải tiến hành sục khí định kỳ cho tôm 5 phút/lần.Vận chuyển tôm bằng phương pháp ngủ đông, tỷ lệ tôm sống 100% với thời gian vận chuyển là 6-7 giờ, đạt 70% nếu với 12 – 13 giờ vận chuyển.
Hy vọng với những kinh nghiệm trên bạn đã có thể tham khảo được một số cách vận chuyển tôm sống đi xa. Chúc các bạn thực hiện vận chuyển tôm sống thành công!