Khái niệm: Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau. Ở mỗi mức giá nhất định của hàng hoá mà ta đang xem xét, người sản xuất sẵn lòng cung cấp một khối lượng hàng hoá nhất định. Khối lượng này gọi tắt là lượng cung (QS). Vì vậy, cung về một loại hàng hoá thực chất thể hiện mối quan hệ giữa hai biến số: lượng cung và mức giá của chính hàng hoá đó, trong một khoảng thời gian xác định.
Đang xem: Cung là gì
Tương tự như khái niệm cầu, khi nói đến cung về một loại hàng hoá, thứ nhất, trước tiên người ta tập trung vào việc xem xét xem sự thay đổi của biến số giá cả (P) có ảnh hưởng như thế nào đến biến số sản lượng (QS) trong khi giảđịnh các yếu tố khác có liên quan là được giữ nguyên. Chẳng hạn, khi lựa chọn các quyết định sản xuất, người ta không thể không tính đến sự biến động của giá cả các đầu vào hay sự thay đổi về trình độ công nghệ v.v… Tuy nhiên, để làm nổi bật quan hệ giữa QS và P, tạm thời các yếu tố này được coi là không đổi và sẽđược khảo sát ở các bước sau. Thứ hai, có thể nói đến cung riêng biệt của một người sản xuất (một doanh nghiệp) hoặc cung nói chung của cả thị trường. Sự khác biệt giữa hai khái niệm này chẳng qua chỉ là sự phân biệt “người sản xuất” (trong định nghĩa về cung nói trên) với tư cách là một nhà sản xuất riêng lẻ hay người sản xuất với tư cách tổng hợp tất cả các nhà sản xuất về một loại hàng hoá nói chung trên thị trường.
Cách biểu thị cung: cũng như cầu, người ta có thể biểu thị cung bằng một biểu cung, một hàm số (phương trình đại số) cung hay một đường cung trên một hệ trục tọa độ.
Biểu cung là một bảng số liệu gồm hai dãy số liệuđặt tương ứng với nhau. Một dãy số thể hiện các mức giá khác nhau của hàng hoá mà người ta phân tích. Dãy số còn lại thể hiện các khối lượng hàng hoá tương ứng mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng. Bảng 2.2 cho ta một ví dụ về một biểu cung.
Hàm số cung là cách mô tả khái quát về mối quan hệ giữa lượng cung và mức giá về mặt định lượng: QS = QS(P). Lượng cung QSđược coi là biến hàm (biến sốđược giải thích), còn mức giá Pđược coi là biến đối số (biến giải thích). Khi diễn đạt cung về một loại hàng hoá dưới dạng một hàm số, bằng tính toán, ta có thể xác định được giá trị của QS khi đã biết giá trị của P. Hàm số cung đơn giản nhất thường được viết dưới dạng tuyến tính:
QS = cP + d, trong đó c và d là những tham số.
Đồ thị cũng là một biểu thị khác về cung đối với một loại hàng hoá, thường được sử dụng trong kinh tế học. Đồ thịđường cung cho ta thấy một cách trực quan mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung. Đường cung hay được sử dụng (vì lý do đơn giản hoá) là một đường tuyến tính nhưđược thể hiện trên hình 2.2. Vẫn giống như trường hợp đường cầu, mức giá được đo trên trục tung, còn lượng cung được thể hiện trên trục hoành.
Xem thêm: Quy Định Về Thể Thức Văn Bản Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài Nckh Sinh Viên
Các đặc tính của một đường cung điển hình (quy luật cung)
Quy luật cung có thểđược phát biểu như sau: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, lượng cung về một loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá đó tăng lên và ngược lại.
Chẳng hạn, khi giá thịt bò còn thấp, ví dụ giá thịt bò là 50 nghìn đồng/kg, những nhà sản xuất chỉ sẵn lòng cung ứng ra thị trường một khối lượng thịt bò là 10000 kg hay 10 tấn. Khi giá thịt bò tăng lên thành 60 nghìn đồng/kg, những nhà sản xuất cảm thấy có lãi hơn và họ sẵn sàng tăng lượng thịt bò cung ứng ra thị trường là 20.000 kg hay 20 tấn.
Chúng ta có thể giải thích một cách đơn giản cơ sở của quy luật cung như sau: Khi giá của một loại hàng hoá tăng lên, đồng thời do các điều kiện vẫn không thay đổi (ví dụ, giá cả nguyên liệu, tiền lương, tiền thuê máy móc, trình độ công nghệ v.v… vẫn ở trạng thái như trước), nên lợi nhuận mà các nhà sản xuất thu được sẽ tăng lên. Điều này sẽ khuyến khích họ mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng bán ra. Mặt khác, giảđịnh các điều kiện khác giữ nguyên còn hàm ý giá cả của các hàng hoá khác vẫn không thay đổi khi giá của hàng hoá mà ta đang phân tích tăng lên. Việc kinh doanh mặt hàng này trở nên hấp dẫn hơn một cách tương đối so với các mặt hàng khác. Trước thực tếđó, sẽ có một số nhà sản xuất mới
nhảy vào thị trường mặt hàng mà ta đang đề cập đến (ví dụ, b ng cách rút các nguồn lực đang được sử dụng ở các khu vực khác của nền kinh tế và đưa chúng vào sử dụng ở ngành hàng này). Hệ quả của những điều trên là: Khi giá cả của một mặt hàng tăng lên, sản lượng cung ứng của nó trên thị trường có xu hướng tăng lên.
Các quy luật kinh tế nói riêng cũng như các quy luật trong lĩnh vực xã hội nói chung thường chỉ vạch ra được các khuynh hướng cơ bản chi phối các mối quan hệ hay các sự kiện. Sẽ có những ngoại lệ nằm ngoài quy luật. Trong một số trường hợp, dù giá hàng hoá có tăng lên song lượng cung về hàng hoá trên, do giới hạn của những nguồn lực tương đối đặc thù, vẫn không thay đổi (ngay cả trong điều kiện các yếu tố khác có liên quan là giữ nguyên).
Xem thêm: Đề Xuất Mở Rộng Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Của Ubnd Cấp Xã, Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy
Theo quy luật cung, sự vận động của các biến số lượng cung và mức giá là cùng chiều với nhau. Hàm cung điển hình là một hàm sốđồng biến. Khi biểu diễn dưới dạng tuyến tính, tham số c trong hàm cung QS = cP + d phải là một đại lượng dương. Thể hiện dưới dạng đồ thị, đường cung là một đường dốc lên. Đây là đặc tính chung của một đường cung điển hình mà chúng ta sẽ phải lưu ý, dù muốn thể hiện nó dưới dạng một đường phi tuyến hay tuyến tính.