Nỗi ám ảnh biến Ấn Độ thành một quốc gia Ấn giáo lớn hơn nỗi lo chống dịch bệnh Covid-19. Chính phủ của thủ tướng Narendra Modi bị cáo buộc quá mang nặng « tư tưởng dân túy-dân tộc », « ngạo mạn », « chống trí thức » và « bất tài », khiến đất nước rơi vào thảm kịch dịch tễ chưa từng thấy.
Từ lâu, Ấn Độ được xem như là một ví dụ tiêu biểu về nền dân chủ nghị viện tự do trong số các nước Nam Á. Ngoài sự tách bạch về hành pháp và tư pháp, cũng như là quyền tự do ngôn luận, tính đa nguyên chính trị còn là nền tảng cho chế độ liên bang và cho sự đa dạng văn hóa, cả trong ngôn ngữ lẫn tôn giáo.
Đang xem: Dân ấn độ
Nhưng kể từ khi ông Narendra Modi, một người mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo, lên cầm quyền năm 2014, nền dân chủ đó đang dần bị xói mòn. Narendra Modi cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại chủ nghĩa thế tục – một khái niệm cho phép duy trì mối liên hệ giữa Nhà nước và các nền tôn giáo – tồn tại ở Ấn Độ từ nhiều thập niên qua.
Về điểm này, chuyên gia về Ấn Độ, bà Ingrid Therwath, nhà báo và giảng viên ngành báo chí trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po trên đài Arte có lưu ý : « Nhưng đó không phải là một sự thế tục theo kiểu Pháp. Một cách chính xác, chủ nghĩa thế tục ở đây là một sự cách đều giữa Nhà nước với tất cả các cộng đồng tôn giáo. Đó không phải là sự tách rời, một sự chối bỏ tôn giáo mà là một sự công nhận đồng đều tầm quan trọng của bảy nền tôn giáo lớn tại Ấn Độ, gồm Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Sikh giáo, Kỳ Na giáo (Jaina giáo) và Hỏa giáo. »
Xuất thân từ phong trào chủ nghĩa dân tộc Hindu, mà lực lượng chính trị chính yếu là đảng BJP (Bharatiya Janata Party – Đảng Nhân dân Ấn Độ), mang nặng tư duy « tính Ấn Độ giáo », Narendra Modi nhìn nhận vai trò ưu thế của cộng đồng người Hindu chiếm đa số đối với những sắc tộc thiểu số. Do đó, người theo đạo Hồi chiếm thiểu số phải là những công dân hạng hai.
Từ quan điểm này, đảng BJP cầm quyền của thủ tướng Modi thực hiện tiến trình gọi là sắc tộc hóa nền dân chủ Ấn Độ. Ông ban hành một loạt các đạo luật cả ở cấp độ các bang lẫn chính quyền trung ương trong nhiều lĩnh vực từ văn hóa, chính trị, xã hội để rồi dần biến Ấn Độ thành một nền dân chủ sắc tộc pháp quyền.
Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân túy – dân tộc. AFP – DIPTENDU DUTTA
Điều nghịch lý của nền dân chủ sắc tộc – một thuật ngữ do nhà xã hội học Israel Sammy Smooha đề ra để mô tả bản chất mâu thuẫn của chế độ Nhà nước Israel – buộc phải dựa trên những giá trị của chủ nghĩa cá nhân.
Một số cột trụ của nền dân chủ vẫn tồn tại như các cuộc bầu cử vẫn được tổ chức đều đặn (ở mức tối thiểu), một nền tư pháp tương đối độc lập tạo vỏ bọc cho Nhà nước pháp quyền, và nhất là một nền báo chí có vẻ tự do cho thấy vẫn có tiếng nói đối lập, một sự đa dạng nào đó. Nhưng các công dân lại không được hưởng tất cả các quyền như nhau. Cộng đồng chiếm đa số áp đặt các biểu tượng bản sắc dân tộc của mình, cách thức sống và sự thống trị xã hội – chính trị đối với các sắc tộc thiểu số.
Xu hướng này đã được ông Narendra Modi thúc đẩy nhanh ngay từ nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên. Tiến trình Hindu hóa đã được thực hiện trong lĩnh vực công và những nạn nhân đầu tiên của làn sóng chủ nghĩa dân tộc Hindu là những tầng lớp trí thức, bị lên án vì tư tưởng « chủ nghĩa tự do » – một thuật ngữ kể từ giờ mang nghĩa xấu.
Xem thêm: N-Word Là Gì – If You Truly Knew What The N
Hệ quả là theo nhà nghiên cứu và nhà báo Ingrid Therwath, sự tự do ngôn luận ở Ấn Độ hầu như rất hạn hẹp. « Vụ ám sát nhà báo Gauri Lankesh tháng 9/2017 vẫn còn in đậm trong tâm trí. Người này bị sát hại chỉ vì cô ấy đi điều tra về những thành phần dân quân tự vệ người Hindu cực đoan (…) Các phóng viên điều tra, nhà báo độc lập và nhà báo đối lập phải chịu nhiều áp lực về thể chất, vật chất. Các ban biên tập thường xuyên bị sách nhiễu trên bình diện pháp lý, thuế khóa. »
Quá trình Hindu hóa này còn thể hiện rõ qua việc viết lại lịch sử đất nước, thanh lọc sắc tộc trong bộ máy chính quyền, các công sở, dẫn đến tình trạng kỳ thị sắc tộc, rồi hình thành một cơ chế gọi là « cảnh sát văn hóa » nhằm ngăn cản các cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa những người Ấn giáo và Hồi giáo.
Trong khuôn khổ dự án « Quốc gia Hindu », chính quyền các bang do đảng BJP lãnh đạo còn ban hành nhiều đạo luật nhằm bảo vệ loài bò – con vật linh thiêng, biểu tượng của Ấn Độ Giáo, hay ngăn chặn sự đa dạng tôn giáo trong những thành phố lớn, bằng cách nghiêm cấm người Ấn giáo bán bất động sản cho những người thuộc các tôn giáo khác…
Như cách nói của nữ ký giả Therwath, một chương « Ấn Độ thế tục của Nehru » – vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập, tạm thời bị khép lại. Ấn Độ đang hướng dần đến một Nhà nước Ấn giáo – một Nhà nước dân chủ sắc tộc. Nhưng khủng hoảng dịch tễ xảy ra cho thấy rõ « những người mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân túy là những nhà quản lý tồi », theo như cách đánh giá của ông Christophe Jaffrelot.
Bất chấp dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại ở Bombay, nhưng thủ tướng Modi trên diễn đàn Davos vẫn hùng hồn khẳng định « Ấn Độ đã thoát dịch, đất nước kể từ giờ sẽ dẫn đường nhân loại chống virus corona ». Với ông Jaffrelot, đó cũng chính là biểu hiện của « hội chứng chủ nghĩa dân túy-dân tộc », những hội chứng mà người ta có thể nhìn thấy ở Bolsonaro, Donald Trump, và giờ là ông Modi.
« Đây chính là điểm yếu lớn thứ nhất, là kẽ hở cho những người mang tư tưởng chủ nghĩa dân túy – dân tộc khi cho mình vượt lên trên cả các chính sách của Nhà nước (…) Narendra Modi giờ đây không còn là người trần nữa mà tự cho mình đang trở thành một thánh nhân, một nhà hiền triết. Từ khi xảy ra khủng hoảng Covid, ông tự tạo cho mình hình ảnh nhân vật được biểu tượng bởi bộ râu bạc phơ mà ông cố tình để dài quá mức, để nói rằng tôi bây giờ ở nơi khác. Tôi là một nhà hiền triết, đúng hơn là một lãnh đạo tinh thần cho Ấn Độ, một vị giáo chủ cho thế giới ».
Nỗi ám ảnh Ấn Giáo hóa đất nước và nhà nước lớn đến mức khiến ông Modi xa rời với thực tế hiện tại, bỏ qua nhiều vấn đề kinh tế – xã hội cấp bách khác của đất nước, và đi đến một dạng phi lý, một yếu tố khác thúc đẩy nhanh dịch bệnh bùng phát ở Ấn Độ. Chuyên gia Christophe Jaffrelot giải thích tiếp :
« Bởi vì khi người ta đã thần thánh hóa, đương nhiên họ được quyền có một lễ hội tụ tập đến hơn một triệu người, rằng người ta có thể dùng các sản phẩm từ bò để chữa bệnh và bộ trưởng Y Tế còn cấp phép chính thức cho các loại giả dược do những người thân cận với chính quyền chế ra.
Ở đây người ta không chỉ có thuyết âm mưu, thông tin sai lệch, thông tin giả là những điều thường thấy ở phe chủ nghĩa dân túy, mà còn cả chuyện thần thánh hóa cả bộ máy phủ nhận sự thật và chuyên tung ra những lời dối trá ».
Tờ Caravan, một trong tạp chí độc lập chỉ trích chính phủ Modi mạnh mẽ nhất cho rằng sự suy sụp của Ấn Độ hiện nay còn là « hệ quả không thể tránh khỏi từ sự ủng hộ mù quáng » của người dân dành cho « một chính phủ chống trí thức ».
Xem thêm: Sinh Ngày 20 8 Là Cung Gì ? Người Sinh 20 Tháng 8 Là Cung Hoàng Đạo Gì
Ông Christophe Jaffrelot, cho rằng cách điều hành chính phủ theo kiểu của ông Modi chính là sự chối bỏ những lời khuyên can, sự bác bỏ mọi ý kiến có thể đối nghịch với ông. Vì xung quanh ông Modi chỉ là những “Yes Men”, chưa bao giờ dám nói những lời « nghịch nhĩ », nên người ta cũng không thể nghe được những điều các bang nói về tình hình ở địa bàn.
Vẫn theo nhà Ấn Độ học, « cuộc khủng hoảng chế độ liên bang mà người ta đang thấy tại Ấn Độ hiện nay còn là một trong số những triệu chứng khác của những người mang tư tưởng dân túy – dân tộc. Trong bối cảnh dịch bệnh dữ dội, việc chính quyền các bang phải mua vac-xin với giá cao hơn so với giá mua của chính quyền liên bang, là điều chưa từng thấy. Việc phải mua vac-xin để tiêm ngừa đã là một sự lệch lạc trong tình cảnh hiện nay, nhưng giá bán khác nhau đây lại là một sai lầm khác. »
Tóm lại, nỗi ám ảnh « Một Quốc gia Ấn giáo, Một Nhà nước Ấn giáo » của ông Narendra Modi và đảng BJP đã đánh quỵ Ấn Độ, biến đất nước thành một « gian phòng của mọi sự kinh dị » !
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của sonlavn.com: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Đăng ký
Tải ứng dụng sonlavn.com để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế
Download_on_the_App_Store_Badge_VN_RGB_blk_100217
“> “> “> ” d=”M24.76888,20.30068a4.94881,4.94881,0,0,1,2.35656-4.15206,5.06566,5.06566,0,0,0-3.99116-2.15768c-1.67924-.17626-3.30719,1.00483-4.1629,1.00483-.87227,0-2.18977-.98733-3.6085-.95814a5.31529,5.31529,0,0,0-4.47292,2.72787c-1.934,3.34842-.49141,8.26947,1.3612,10.97608.9269,1.32535,2.01018,2.8058,3.42763,2.7533,1.38706-.05753,1.9051-.88448,3.5794-.88448,1.65876,0,2.14479.88448,3.591.8511,1.48838-.02416,2.42613-1.33124,3.32051-2.66914a10.962,10.962,0,0,0,1.51842-3.09251A4.78205,4.78205,0,0,1,24.76888,20.30068Z” style=”fill: #fff”/> ” d=”M22.03725,12.21089a4.87248,4.87248,0,0,0,1.11452-3.49062,4.95746,4.95746,0,0,0-3.20758,1.65961,4.63634,4.63634,0,0,0-1.14371,3.36139A4.09905,4.09905,0,0,0,22.03725,12.21089Z” style=”fill: #fff”/> “> google-play-badge_vi