Digital Agency Là Gì – Các Vị Trí Công Việc Tại Digital Agency

Digital Marketing là một khái niệm đang dần trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn làm về Marketing, kinh doanh và Công nghệ thông tin. Dù bạn là một trong số các Marketers truyền thống hay bạn là người mới hoàn toàn đang muốn tìm hiểu và đi sâu hơn về mảng Digital này thì bạn nên biết là sẽ có những khó khăn gì và nên ứng phó thế nào để có thể làm tốt hơn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất và lời khuyên cho các câu hỏi này, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn mới bước chân vào Digital Marketing.

Đang xem: Digital agency là gì

Mục lục ẩn
1 Digital agency là gì?
2 Agency là gì?
3 Những vị trí công việc thường thấy trong một Agency
3.1 Copywriter
3.2 Designer
3.3 Photographer
3.4 Film Director
3.5 Media Planners
3.6 Media Buyers/ Booking
3.7 Account Excutive (Junior)
3.8 Account Manager
4 Digital agency bao gồm những gì?
5 Chiến lược Digital agency là nhưu thế nào?
6 Nghề Digital Marketing là làm gì?
7 Digital agency có đòi hỏi những kỹ thuật không?
8 Không học chuyên ngành marketing có làm Digital marketing được không?
9 Nên bắt đầu từ đâu với Digital marketing?
10 Nên tập trung một mảng hay biết hết tất cả?
11 Phân biệt Digital Marketing và Online Marketing
12 8 Loại Hình Agency Phổ Biến Tại Việt Nam Hiện Nay
12.1 1. Research agency
12.2 2. Strategy & Branding agency
12.3 3. Creative agency
12.4 4. Digital Agency
12.5 5. Media agency
12.6 6. Production house
12.7 7. PR & Event Agency
12.8 8. Activation agency

*

Digital agency là gì?

Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association.Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số, và tương tác với khách hàng.

*

Agency là gì?

Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác.Có thể hiểu Agency một cách đơn giản là một đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp thị, quảng cáo cho những công ty khác một cách chuyên nghiệp. Trong 4P của Marketing ( Product – Price – Place – Promotion) thì các công ty sản xuất thường sẽ tập trung vào 3P đầu là Sản phẩm – Giá cả – Phân phối) và chữ P cuối (Chiêu thị) sẽ thuê những công ty agency làm.

Những vị trí công việc thường thấy trong một Agency

Copywriter

Copywriter là người đóng góp ý tưởng, ngôn từ và viết nội dung quảng cáo như những câu slogan, tiêu đề, tagline, catalogue… Họ được coi là những người “gọt chữ”, chọn lọc ra những từ ngữ nhằm miêu tả sản phẩm, dịch vụ một cách hấp dẫn nhất, thu hút người xem.

Designer

Designer là người thiết kế tạo ra những sản phẩm cuối cùng để in ra, xuất bản. Họ là người truyền tải những nội dung của Copywriter thành những hình ảnh, cách sắp xếp bố cục sao cho bắt mắt và giúp cho các mẫu quảng cáo thể hiện được một cách ấn tượng nhất, đặc sắc nhất.

Photographer

Photographer là người chụp ảnh để Designer sử dụng trong việc minh họa hình ảnh trong các bài quảng cáo.

Film Director

Film Director là đạo diễn – người trực tiếp chỉ đạo quay các TVC quảng cáo cho khách hàng.

Media Planners

Media Planners là người lập kế hoạch truyền thông, hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu quảng cáo của họ

Vai trò chính: phân tích khách hàng mục tiêu, tìm hiểu về xu hướng thị trường và hiểu biết động lực của người tiêu dùng…

Media Buyers/ Booking

Media Buyers/ Booking là người thực hiện truyền thông, liên hệ với kênh báo, đài, truyền hinh, thương lượng với các chủ sở hữu

Nhiệm vụ chính: là đàm phán về giá cả và vi trí để đảm bảo giá trị tốt nhất

Account Excutive (Junior)

Họ là người trung gian kết nối Agency với những khách hàng của họ (Client). Công việc chính của họ là xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, sắp xếp các cuộc hẹn của Agency và Client, tính giá cho mỗi dự án khi hợp tác với Client, kiểm tra thành phẩm trước khi giao hàng cho Client…

Account Manager

Account Manager là người cùng với Copywriter, Art Director đi gặp khách hàng, nhận bản yêu cầu từ khách hàng và gửi lại bản yêu cầu đó cho các thành viên khác.

Digital agency bao gồm những gì?

Tuy mỗi người có định nghĩa và sự phân chia khác nhau về Digital Marketing. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này Marsal sẽ giới thiệu bạn 07 Platfoms chính trong Digital Marketing bao gồm: Website (nền tảng cốt lõi), Quảng cáo online, Social Media, Search (SEO và SEM), Email, cuối cùng Moblie & Game nhằm hoàn thiện trải nghiệm khách hàng.

*

Chiến lược Digital agency là nhưu thế nào?

Digital Marketing được chia làm 2 chiến lược:

Chiến lược kéoChiến lược đẩy

Hai chiến lược này có thể bổ sung cho nhau.

– Chiến lược đẩy trong Digital Marketing là thông qua các hình thức tương tác như quảng cáo bằng banner trên các website, gửi hàng loạt tin nhắn SMS hoặc e-mail… đến các đối tượng khách hàng để giới thiệu sản phẩm nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm để bán hàng.

– Chiến lược kéo là phương án căn cơ và dài hạn để tiếp cận khách hàng bằng cách để khách hàng chủ động tìm ra bạn thông qua các hoạt động tìm kiếm website, blog…

Nghề Digital Marketing là làm gì?

Nghề Digital Marketing chính là làm marketing (bao gồm việc dựng kịch bản marketing, lập kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả marketing) trong môi trường số là chủ yếu.Đối tượng tiếp cận của nghề Digital Marketing là kỹ thuật số.

*

Digital agency có đòi hỏi những kỹ thuật không?

Nếu bạn biết lập trình hoặc coding thì đó là một lợi thế. Nếu không có kiến thức về lập trình thì bạn sẽ phải tìm hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản và những thuật ngữ trong ngành như Ad Network, Display Ads, Paid Search, CPM, CPC, CPA…

Không học chuyên ngành marketing có làm Digital marketing được không?

Tất nhiên là có. Điển hình có thể nói đến là mình – Ngáo Content. Chueyen ngành của mình là kế toán tài chính nhưng vẫn có thẻ làm Digital Marketing được đó thôi.

Bạn sẽ học được tất cả những gì bạn muốn. Những kiến thức về SEO, tối ưu website, lên kế hoạch Marketing Online cũng như đo lường kết quả chiến lược Digital Marketing đều có thể học thông qua quá trình làm việc và học thêm tại các khóa học từ các trung tâm chuyên nghiệp. Việc bạn có học chuyên ngành Marketing hay không không quan trọng.

Nên bắt đầu từ đâu với Digital marketing?

Digital Marketing là một mảng rất rộng với nhiều kênh khác nhau. Khi mới tiếp cận, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh mà Digital hiện đang có và từng kênh đó làm gì, mục đích là gì? Sau khi có kiến thức tổng quan, bạn có thể chọn một mảng để tập trung vào trước sau đó dần mở rộng ra các mảng khác.

Nên tập trung một mảng hay biết hết tất cả?

Bạn có thể lựa chọn làm chuyên sâu ở một kênh và trở thành chuyên gia trong kênh đó nhưng không vì vậy mà bỏ qua tìm hiểu các kênh khác vì:

Biết thêm nhiều kênh khác sẽ giúp tìm được cách phối hợp chúng với kênh bạn đang đảm nhận để đạt kết quả cao nhất. Điều này đáp ứng được một xu thế tất yếu sẽ xảy ra đó là Marketing tổng hợp.Đảm nhận được nhiều kênh sẽ giúp bạn trở thành người có lợi thế và có giá trị hơn trong con mắt nhà tuyển dụng.Nếu không đi chuyên sâu vào một kênh, bạn có thể tìm hiểu qua tất cả các kênh và sử dụng được ở mức cơ bản tùy theo mục đích của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái “cái gì cũng biết nhưng lại không biết cái gì”.

Tóm lại, Digital Marketing rất rộng và chuyên sâu về một thứ hay biết tất cả mọi thứ còn tùy thuộc vào chính điều kiện nghề nghiệp cũng như sở thích của bạn. Tốt nhất, bạn nên biết một cách tổng quan về tất cả mọi thứ trong Digital Marketing sau đó chọn ra thứ bạn thích nhất và theo đuổi nó.Hãy luôn sẵn sàng để học hỏi và tiếp nhận những thứ mới. Hãy kiên nhẫn học hỏi một cách đều đặn hàng ngày và không ngừng nghỉ. Nếu bạn thắc mắc về một vấn đề hãy tự tìm kiếm câu trả lời trước khi đặt câu hỏi cho người khác. Tự học sẽ đem lại cho bạn rất nhiều giá trị.

Phân biệt Digital Marketing và Online Marketing

*

Tiếp thị trực tuyến (Online Marketing) và tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) là các thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau và thường hay lạm dụng trong việc gọi tên chúng. Tôi thấy khá nhiều bạn làm việc trong ngành công nghiệp tiếp thị quảng cáo nhưng đôi lúc cũng phân vân là họ làm trong mảng digital hay online!?!

Bài viết này giúp giải đáp các thắc mắc và giải tỏa các nhầm lẫn nho nhỏ nêu trên.

Nghe thì có vẻ rất là bình thường, thậm chí không quan trọng nhưng biết sự khác nhau thì đâu đó có thể giúp chúng ta khá nhiều như:

– Chọn kênh chính xác và hỗ trợ hình thành chiến lược tiếp thị tổng thể.

– Nó cũng có thể giúp phân tích chiến lược hiện tại bằng cách phân loại trong đó loại hình tiếp thị nào, kênh nào đang lãng phí công sức tiền của. Để biết được tiền của công sức chúng ta bỏ ra sẽ mang lại kết quả nhất quán, bền vững lâu dài hay đơn giản là đổ sông đổ bể.

Tiếp thị Kỹ thuật số (Digital Marketing): một thuật ngữ rộng mang tính bao quát

Khi nhắc đến Digital marketing là bạn nói đến việc sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm thiết bị và nền tảng (không quan tâm chúng có trực tuyến hay không) để xây dựng hoặc quảng bá, truyền tải thông điệp tiếp thị của bạn đến người dùng.

Nói cách khác, với Digital Marketing thì không giới hạn trong việc chỉ sử dụng internet, mà theo cách này Digital Marketing có thể được xem như một thuật ngữ mang tính bao quát hơn vì nó bao gồm rất rộng nhiều kỹ thuật tiếp thị.

Xem thêm: Quản Lý Văn Bản Điều Hành Vnpt, Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Điều Hành

Ví dụ: bạn muốn chạy chiến dịch SMS marketing trên điện thoại di động để gửi tới khách hàng các chương trình khuyến mãi sắp tới từ doanh nghiệp của bạn, thì công nghệ được sử dụng để tạo và gửi tin nhắn tự động, nhưng người dùng không cần kết nối Internet để có thể nhận được SMS.

Tóm lại: Bất kỳ cái gì hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số đều có thể coi là Digital Marketing, có thể liệt kê ra vài trường hợp như: Email, E-book, Games, Content, Video, Mobile Marketing, Quảng cáo TV, Digital OOH …v.v…

Tiếp thị Trực tuyến (Online Marketing): nhận biết ngay hành động khi tương tác

*

Online Marketing (Tiếp thị Trực tuyến) còn được gọi là tiếp thị internet là một tập hợp con của Digital Marketing. Các đặc điểm chính của Online Marketing là để có thể thực hiện được thì nó đòi hỏi kết nối internet.

Ví dụ: nếu chúng ta thực hiện một chiến dịch CPC/PPC (pay per click) hoặc quảng cáo hiển thị hình ảnh trên một trang web (Display Ads) cho doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó thì chúng ta đang thực hiện một hình thức của Online Marketing.

Cũng giống như Digital Marketing, Online Marketing được phát triển cùng với công nghệ. Tuy nhiên, tôi cho rằng Online Marketing đang phát triển & đổi mới quá nhanh (từng ngày, từng giờ) để rất khó có người có thể nắm bắt kịp mọi thứ. Ngoài ra, với một người mới thì Online Marketing có vẻ hào nhoáng, áp đảo hơn vì hiện nay ai cũng nhắc tới nó và dễ dàng để có thể tiếp cận, đây cũng là một trong những lý do chính gây ra sự nhầm lẫn rằng Digital Marketing & Online Marketing chính là một.

Liệt kê một vài trường hợp hoặc hành động thuộc về Online Marketing như: Website, SEO, SEM, Display Ads (quảng cáo hiển thị), Social Media, …v.v…

Nên dùng Digital Marketing hay Online Marketing thì tốt nhất?

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay sẽ luôn cố gắng thực hiện hành động tiếp thị kỹ thuật số nào đó, điều đó là rất tốt nhưng không đủ. Để lập và thực hiện kế hoạch tiếp thị tốt thì còn cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề khác nhau, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, ngân sách, mục tiêu, đối tượng khách hàng …v.v… Tuy nhiên bạn nên sử dụng dữ liệu để hỗ trợ đưa ra các quyết định tốt nhất.

Vì lý do này, lời khuyên là chúng ta nên sử dụng ít nhất một hình thức tiếp thị trực tuyến để hưởng lợi từ dữ liệu có thể thu thập được từ chúng, và cũng là để đo lường kết quả mà những nỗ lực của bạn mang lại.

Ví dụ như dùng Google Analytics chẳng hạn nếu như bạn thực hiện chiến dịch PPC, và hãy thêm vào việc theo dõi chuyển đổi. Và xem chính xác ngân sách của bạn đang được chi cho cái gì và phân tích để xem là với những kết quả thu được thì ngân sách đã được chi một cách hợp lý & hiệu quả hay không.

Sự khác biệt có thực sự quan trọng không?

Có một sự thật là, sự khác biệt này không quá ảnh hưởng. Bài phân biệt Digital Marketing và Online Marketing này không phải để phân biệt đúng sai, mà nhằm để đạt mục đích quan trọng là bạn hiểu đúng được ý nghĩa của từng vấn đề và chọn kênh, phương tiện truyền thông, sử dụng các chiến thuật (tactics) một cách phù hợp khi xây dựng kế hoạch tiếp thị tổng thể.

Và điều quan trọng cần phải nhớ tiếp theo là: chiến lược hóa. Cho dù bạn dùng kênh, tactics, cách tiếp cận … như thế nào để làm tiếp thị thì vẫn luôn cần một kế hoạch, chiến lược rõ ràng cụ thể để thực hiện. Bạn muốn nhận được kết quả, mục tiêu như thế nào? Làm sao để kế hoạch đạt được kết quả mong muốn? Khách hàng là ai, ở đâu, thói quen là gì? Muốn tiếp cận để tăng nhận biết (awareness) hay muốn đạt kết quả sâu hơn và biết được số tiền đã đầu tư đạt mục đích gì? … Rất nhiều vấn đề.

Việc đặt ra các câu hỏi, những vấn đề & giải quyết chúng sẽ giúp có một kế hoạch hoặc chiến lược đúng đắn phù hợp, từ đó giúp chọn kênh, cách tiếp cận phù hợp & hiệu quả.

8 Loại Hình Agency Phổ Biến Tại Việt Nam Hiện Nay

1. Research agency

Đúng như tên gọi của mình, research agency là loại agency có nhiệm vụ xây dựng, thực thi và phân tích kết quả của các nghiên cứu thị trường thu được qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phỏng vấn qua điện thoại… Dựa trên các thông tin này, doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng hơn về tâm lý, hành vi của các nhóm khách hàng khác nhau hay tình hình kinh doanh của đối thủ, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp, chẳng hạn như thay đổi mẫu mã sản phẩm hay khởi động chương trình giảm giá.

Nếu là người yêu thích số liệu và có khả năng xử lý, sắp xếp, phân loại một khối dữ liệu lớn thì bạn hoàn toàn có thể thử sức tại các research agency. Làm việc tại research agency là một cơ hội tuyệt vời đối với các marketer trẻ bởi bạn sẽ được làm quen với cách thức tư duy khoa học và đặt câu hỏi một cách gãy gọn – những lợi thể không thể chối cãi trong bối cảnh “bội thực thông tin” như hiện nay.

Một số research agency tại Việt Nam: Nielsen, Kantar, Cimigo, Gcomm Vietnam, Q&me, Vina Research, Decision Lab, Buzzmetrics,…

2. Strategy & Branding agency

Đây là loại agency chuyên về tư vấn chiến lược nhằm giúp client tìm ra các giải pháp cho thương hiệu và các hoạt động marketing của mình. Doanh nghiệp tìm kiếm tư vấn từ các agency này với nhiều lý do, chẳng hạn như doanh số thấp, sản phẩm mờ nhạt trong mắt người tiêu dùng, ngân sách truyền thông cao nhưng không thu được kết quả tốt. Sau khi hiểu rõ về các yếu tố như giá trị, mục tiêu, sứ mệnh, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, agency sẽ kiêm nhiệm việc sáng tạo, lên kế hoạch, quản lý và đánh giá hiệu quả của các chiến lược xây dựng thương hiệu, từ đó tạo nên những đặc trưng, bản sắc riêng biệt và nhất quán, củng cố hiểu biết và cảm tình của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu – những yếu tố đóng một phần không thể thiếu khi họ đưa ra quyết định sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

“Vực dậy” một thương hiệu đang đi xuống, “khai sinh” một thương hiệu non trẻ đang ngày trở nên khó khăn không phải là không thể. Làm việc tại các agency chuyên về mảng chiến lược, kiến thức vững vàng về marketing, tư duy logic, ngắn gọn, khả năng khái quát hóa khối lượng thông tin lớn sẽ giúp các marketer “chinh chiến” với những ca khó nhằn.

Một số Strategy & branding agency tại Việt Nam: Sedgwick Richardson, Richard Moore Associates, Intheblack, Wisdom Agency, Awareness ID, Phibious Vietnam,…

3. Creative agency

Creative Agency là nơi sản sinh các sản phẩm marketing về mặt thị giác, chẳng hạn như TVC, online video, bao bì sản phẩm, poster, tờ rơi, brochure, banner quảng cáo… Trong nhiều trường hợp, creative agency phối hợp chặt chẽ với branding agency trong các dự án xây dựng bộ nhận diện thương hiệu giúp truyền tải bản sắc và đặc trưng của thương hiệu tới người tiêu dùng. Điều này yêu cầu Creative Agency không chỉ có chuyên môn về sáng tạo mà còn cần phải am hiểu một cách sâu sắc về thương hiệu, thị trường và đặc điểm của đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, trong thời đại công nghệ đề cao trải nghiệm của người dùng, các sản phẩm sáng tạo của creative agency còn cần phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về mặt kĩ thuật và do đó việc hợp tác với digital agency là một điều hết sức cần thiết.

Đừng ngần ngại gia nhập creative agency nếu bạn có tư duy thẩm mĩ tốt và kĩ năng sử dụng các công cụ thiết kế như Photoshop, Illustrator, Indesign… Tại đây, bạn sẽ được “chinh chiến” trên những “mặt trận bé con” như ảnh minh họa cho bài viết hay banner quảng cáo cho tới những dự án khổng lồ cần sự tham gia của một team đông đảo. Không phải dự án nào cũng sẽ giúp bạn thỏa mãn hoàn toàn khát vọng sáng tạo nhưng chắc hẳn bạn sẽ có một “rổ” kinh nghiệm quý báu.

Một số creative agency tại Việt Nam: Ogilvy, Dentsu, Mullen Lowe, Isobar, Happiness SG, TBWA, JWT…

4. Digital Agency

Khi công nghệ đã thay đổi hoàn toàn thói quen tiêu dùng và tiếp nhận thông tin của hàng tỉ người, các digital agency ra đời với chức năng sáng tạo các nội dung phù hợp với các nền tảng công nghệ hiện đại, giúp doanh nghiệp củng cố, lan tỏa thương hiệu và tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các nền tảng này.

Một số hoạt động có thể kể tới của digital agency bao gồm thiết kế & phát triển website, ứng dụng trên máy tính & điện thoại thông minh, SEM, SEO, content marketing, marketing trên nền tảng mạng xã hội, quản lý và phát triển thương hiệu online, chiến dịch video, email marketing… Không chỉ sáng tạo ra các nội dung hấp dẫn, bổ ích và đẹp mắt, digital agency còn quan tâm tới việc tối ưu trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng số khác nhau và liên tục đánh giá hiệu quả của từng hoạt động thông qua việc phân tích các dữ liệu thu thập được.

Các digital agency tại Việt Nam hiện nay luôn trong tình trạng “khát” nhân lực có kiến thức và kĩ năng về cả hai lĩnh vực công nghệ và marketing. Chịu khó trau dồi bản thân trong cả hai lĩnh vực này sẽ mang lại cho các bạn sinh viên một lợi thế đáng kể về cơ hội việc làm sau này.

Một số digital agency tại Việt Nam: Time Universal, Mirum, York (Grey Group), Wunderman Vietnam, Isobar Vietnam, Splash Interactive, Sutrix Media, Beau Agency, Media Gurus, Ozerside, Clever Ads, Admicro, Nova Ads, King Bee Media, Le & Associates, Gapit, Idee, VHT…

5. Media agency

Nhiệm vụ chính của media agency là điều phối sự hiện diện của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo chúng đến được với đúng người, đúng chỗ, đúng lúc. Có thể hình dung media agency như một đầu mối trung gian thỏa thuận và “mua” lại các “chỗ trống” trên các phương tiện truyền thông, chẳng hạn như đặt banner trên website tin tức hay chiếu TVC trên truyền hình. Điều này yêu cầu media agency hiểu rõ về thói quen và sở thích tiếp nhận thông tin của đối tượng mục tiêu, từ thiết bị họ hay sử dụng, thời gian online trong ngày hay các chủ đề mà họ quan tâm.

So với các loại agency khác, công việc tại media agency không đòi hỏi quá nhiều khả năng sáng tạo. Với đặc trưng đầu mối trung gian giữa client với các phương tiện truyền thông, các marketers làm việc tại media agency cần rèn luyện khả năng giao tiếp, đàm phán tốt giúp lựa chọn được các kênh truyền thông như ý và vị trí quảng cáo tốt trên các kênh này, với một mức giá hợp lý.

Một số media agency tại Việt Nam: Mindshare, Dentsu Media Vietnam, WE media, iBranding, Moore, Vietba Media, Goldsun Framedia, Le media, …

6. Production house

Cũng là công ty thiên về hoạt động sáng tạo như branding & design agency nhưng các sản phẩm của Production House thường ở dạng hình ảnh chuyển động như phim ngắn, video quảng cáo truyền hình, hoạt hình,.. Thông thường, các production house là một đơn vị riêng biệt phụ trách dàn dựng, quay phim, hậu kì… – hay nói cách khác là quá trình “vật chất hóa” các ý tưởng hoặc concept của client đã được lên từ trước. Cũng có trường hợp production house làm việc trực tiếp với client hoặc agency từ khâu lên ý tưởng chủ đạo cho tới sản phẩm cuối cùng.

Một số production house tại Việt Nam: Diamond Cutter, Alien, Glass egg, Glowingstudio, BlueR Production, Fuji Production, TPG Film, YOLO pictures, Freaky Motion,…

7. PR & Event Agency

Đây là các agency có nhiệm vụ duy trì danh tiếng và mối quan hệ tốt đẹp của client với các stakeholders – từ khách hàng, cổ đông, báo chí cho tới chính quyền. Thiếu đi các hoạt động của các agency này, chỉ một review tiêu cực từ người tiêu dùng nếu không được xử lý đúng cách cũng có thể khiến doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng. Tổ chức hay tài trợ các sự kiện từ thiện, lễ ra mắt sản phẩm, lễ kỉ niệm… là một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp tương tác và gây ấn tượng với stakeholders. Đây là lý do PR & Event thường được đảm nhận bởi cùng một agency.

PR & Event agency là nơi dành cho các bạn trẻ có thiên hướng về báo chí, truyền thông, yêu thích công việc đối ngoại, gặp gỡ và tiếp xúc với các cá nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mảng event của các agency này sẽ mang lại cơ hội học tập thú vị nếu bạn là người năng nổ, không muốn ngồi quá nhiều ở văn phòng và có thể làm việc theo lịch linh hoạt.

Xem thêm: Cách Chuyển Tiền Từ Momo Sang Viettelpay, Zalopay, Nạp Tiền Vào Viettelpay Bằng Ví Điện Tử Momo

Một số event agency tại Việt Nam: Vector Vietnam, Havas PR, Golden Event-PR, BBright, LaVita Events, Young Entertainment, Brand2Event, Gazefi Events,…

8. Activation agency

Activation agency là loại agency phụ trách việc kích hoạt thương hiệu (brand activation) thông qua việc tạo ra các trải nghiệm thú vị nhằm khuyến khích khách hàng tương tác với thương hiệu và dùng thử sản phẩm hay dịch vụ. Hoạt động activation rất đa dạng, từ các biển quảng cáo, booth giới thiệu sản phẩm đặt tại siêu thị cho tới biểu diễn lưu động (roadshow), quảng cáo tương tác, trò chơi…

Nếu yêu thích công việc chạy event thì activation cũng là một lĩnh vực bạn hoàn toàn có thể thử sức. Ngoài ra, các activation agency cũng luôn cần các bạn trẻ có ý tưởng mới mẻ và kĩ năng thiết kế, sản xuất các sản phẩm sáng tạo cho các hoạt động này.

Một số activation agency tại Việt Nam: WorldLine Brand Experience, Brandmax, Focus Marketing, Delta, BlueSky, Geometry global, Always Field Marketing, Encompass, Stadia Media (Epic Rights),…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: thông tin cần biết