Giới Thiệu Về Loài Hổ – : Đặc Điểm, Phân Loại, Phân Bố Và Tập Tính

Hổ là loài gắn liền với danh hiệu Chúa sơn lâm và được nhiều nơi trên thế giới tôn kính. Tuy nhiên, số lượng của loài hổ đang giảm nhanh chóng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về loài hổ, đặc điểm và tập tính của chúng.

Đang xem: Giới thiệu về loài hổ

*

Giới thiệu về loài hổ

Hổ có tên khoa học là Panthera tigris – một loài động vật có vú lớn nhất của chi Panthera, họ Mèo (Felidae). Chúng còn được gọi với tên khác là hùm, cọp và biệt danh “Chúa sơn lâm”. Trong tự nhiên, hổ là loài động vật ăn thịt có kích thước lớn thứ 3 thế giới sau gấu nâu và gấu trắng Bắc Cực.

Hổ là một loại thú dữ dữ ăn thịt sống, dễ dàng được nhận biết với các sọc vằn màu sẫm trên bộ lông màu da cam, trắng hoặc xám và phần bụng thường có lông màu trắng. Các màu sắc trên cơ thể giúp chúng có thể dễ dàng ngụy trang trong các đồng cỏ.

Là một loài lớn nhất trong nhóm mèo rừng, thân hình của hổ rất vạm vỡ với tứ chi mạnh mẽ và đuôi khá dài. Phần xương chậu của chúng cũng nặng và dày giúp chúng có thể di chuyển nhanh để đuổi theo con mồi.

Phần đầu hổ khá to với đôi mắt tinh nhanh có con ngươi hình tròn, trong mắt màu vàng. Phía trước dọc sống mũi hơi lõm do cấu trúc hộp sọ của chúng. Đôi tai nhỏ trên đầu có đốm trắng nhỏ và viền đen bao quanh giống như những con mắt giả (ocelli) đóng vai trò khá quan trọng trong việc đánh lạc hướng đối thủ.

Miệng của loài động vật này có những răng nanh dài (có thể lên đến 90mm), sắc nhọn và hơi cong, xung quanh có những chiếc râu dài, đặc điểm này nổi bật hơn ở những cá thể hổ đực. Phần lông ở cổ của chúng mọc dài hơn các bộ phận khác giống như chiếc bờm.

Về kích thước, những cá thể đực sẽ to lớn hơn con cái. Thậm chí, những con đực có thể nặng gấp 1.7 lần hổ cái.

Thông thường, những hổ đực sẽ có kích thước từ 250 – 390cm và nặng từ 90 – 306kg. Trong khi đó, con cái thường dài 200 – 275cm và trọng lượng khoảng 65 – 167kg. Phần đuôi của chúng thường dài 60 – 110cm. Ngoài tự nhiên, hổ Siberia là loài có kích thước lớn nhất với chiều dài có thể lên đến 3.5m và cân nặng lên đến 300kg.

Phân loại và phân bố của các loài hổ trên thế giới

Theo thống kê, có 9 loài hổ khác nhau trên thế giới trong đó có 3 loài đã tuyệt chủng.

Các loài hổ đã tuyệt chủng bao gồm:

Hổ Bali (Panthera tigris balica) Hổ Java (Panthera tigris sondaica) Hổ Ba Tư hay hổ Caspi (Panthera tigris virgata)

6 loài hổ còn tồn tại gồm có:

Hổ hoa nam (Panthera tigris amoyensis): Còn 59 cá thể đang được nuôi nhốt tại Trung Quốc và có nguy cơ tuyệt chủng cao vì số lượng con non được sinh ra khá ít (6 con). Hổ Sumatra (Panthera tigris sumatrae): Sinh sống ở đảo Sumatra – Indonesia. Quần thể hoang dã tồn tại với số lượng từ 400 – 500 con ở 5 vườn quốc gia trên đảo. Hổ Siberia (Panthera tigris altaica): Còn được gọi là hổ Amur, hổ Mãn Châu. Số lượng của loài này còn khoảng 540 con và tồn tại ở Nga và Đông Bắc Trung Quốc. Hổ Mã Lai (Panthera tigris jacksoni): Số lượng cá thể trên thế giới là khoảng 600 – 800 và xuất hiện chủ yếu ở bán đảo Mã Lai. Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti): Quần thể của loài này ước tính vào khoảng 1.200 – 1.800 cá thể. Phân bố chủ yếu ở các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Myanmar. Hổ Bengal (Panthera tigris tigris): Số lượng loài khoảng 2.000 con sinh sống rải rác ở Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Trung Quốc.

Như vậy, mặc dù là một loài thú dữ nhưng số lượng của hổ trên thế giới không còn nhiều và đối mặt với nguy cơ bị đe dọa.

*

Loài hổ được coi là chúa sơn lâm

Tập tính sống của loài hổ

Hổ chủ yếu hoạt động và săn mồi vào ban ngày, ban đêm chúng thường nghỉ ngơi. Cũng như các loài thuộc họ Mèo, hổ cũng có khả năng leo cây nhưng chúng không được khéo léo và do trọng lượng quá lớn nên hiếm leo trèo. Có một số trường hợp đặc biệt chúng trèo lên cây để săn khỉ.

Ngoài ra, hổ cũng có khả năng bơi lội rất cừ khôi và chúng thường tắm sông, ao hồ vào những ngày trời nóng. Loài động vật này từng được ghi nhận có thể bơi qua sông rộng 7km và có thể bơi được 29km một ngày.

Lãnh thổ hoạt động của một quần thể hổ rất rộng, một quần thể có thể phân tán trên diện tích lên đến 650km vuông.

Xem thêm: Bá Vương Biệt Cơ – Trần Khải Ca Vốn Không Mời Củng Lợi Vào Vì Sao

Không giống như sư tử, những cá thể hổ trưởng thành thường sinh sống và săn mồi đơn độc. Chúng thường chỉ hoạt động trong lãnh thổ của mình và diện tích của khu vực sống sẽ phụ thuộc vào sự phong phú của thức ăn. Chúng thường dùng nước tiểu và dịch tiết ở hậu môn để đánh dấu lãnh thổ của mình.

Các loài động vật móng guốc như hươu, nai, lợn rừng, bò tót,…là thức ăn ưa thích của hổ. Cũng giống như những loài thú ăn thịt khác, hổ thường kiên nhẫn chờ đợi con mồi và tấn công bất ngờ. Những móng vuốt sắc nhọn sẽ bám lấy con mồi, đồng thời hổ cũng sử dụng miệng để cắn và dùng sức mạnh cơ thể quật ngã con mồi.

Với bộ hàm rất khỏe, răng nanh dài hổ có thể xé thịt con mồi một cách dễ dàng. Ngoài ra, chúng cũng thỉnh thoảng ăn trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Tập tính sinh sản của hổ

Hổ là một loài độc cư, chúng chỉ sống cùng nhau khi đến mùa giao phối. Những cá thể cái thường rất chung tình và kén chọn bạn tình nhưng con đực thì ngược lại. Độ tuổi phát dục của hổ cái là khoảng 3.5 năm còn những con đực thì muộn hơn.

Mùa giao phối của loài động vật này là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Hổ thường phát ra tiếng gầm vang rất xa (có thể lên tới 2km) để tìm kiếm bạn tình.

Thời gian mang thai của hổ cái khoảng 102 đến 106 ngày, mỗi lứa sinh 2 – 4 con non. Hổ non khi mới sinh sẽ nặng khoảng 780 – 1.600g và mắt chúng không thể nhìn thấy ngày được cho đến sau 6 ngày tuổi. Sau 2 tuần thì răng sữa sẽ mọc và chúng có thể ăn thịt từ sau 8 tuần tuổi.

Khi còn nhỏ, hổ con thường sống theo đàn cùng con mẹ cho đến khi chúng có thể tự săn mồi. Thông thường, khoảng thời gian này sẽ mất từ 18 đến 20 tháng.

*

Hổ con thường sống với mẹ cho đến khi trưởng thành

Bảo tồn loài hổ

Tuy được coi là một loài ăn thịt hung dữ nhưng số lượng loài hổ đang giảm nhanh chóng. Theo các thống kê cho thấy, tính đến năm 2016 thì quần thể hổ hoang dã trên thế giới chỉ còn khoảng 3.890 cá thể. Dưới đây là số liệu thống kê về loài hổ năm 2016.

Nước Số lượng hổ sinh sống
Bangladesh 106
Bhutan 103
Trung Quốc >7
Ấn Độ 2226
Indonesia 371
Lào 2
Malaysia 250
Myanmar Không có số liệu
Nepal 198
Nga 433
Thái Lan 189
Việt Nam

Bảng thống kê số lượng loài hổ trên thế giới

Nguyên nhân đe dọa đến quần thể hổ là môi trường sống bị phá hủy do hoạt động của con người. Đồng thời, nạn buôn bán động vật diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Hổ bị săn bắt để lấy lông, thịt và xương để nấu cao.

Chính vì thể, loài động vật này đã được liệt kê vào danh sách các loài bị đe dọa của IUCN. Các biện pháp bảo tồn cũng được đưa ra để giúp quần thể có thể phát triển. Đặc biệt là ở Ấn Độ – quốc gia có số lượng hổ lớn nhất thế giới đã có hành động mạnh mẽ, nhờ đó số lượng cá thể hổ ở đây năm 2016 đã tăng 30% so với năm 2011.

Việc bảo vệ hổ và các loài động vật hoang dã cần được chú trọng hơn để chúng có thể phát triển và không phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, chi phí tài trợ cho các dự án bảo tồn động vật hoang dã từ năm 2010 đến năm 2016 là khoảng 1.3 tỷ USD. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết https://www.marketscreener.com/news/New-Analysis-Shows-Scale-of-International-Commitment-to-Tackle-Illegal-Wildlife-Trade-Over-1-3-Bil–23428705/. Việc bảo tồn và chống buôn bán các loài động thực vật hoang dã trái pháp luật phải được chung tay góp sức của cả cộng đồng.

Xem thêm: Bài Học: Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học, Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học

Trên đây là những thông tin giới thiệu về loài hổ và thực trạng bảo tồn động vật hoang dã. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ động vật hoang dã.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: thiên nhiên