Thời sự Giáo dục Kết nối Trao đổi Khoa học Trẻ Văn hóa Gia đình Khỏe – Đẹp Thế giới Thể thao
GD&TĐ – Các thầy, cô giáo của tỉnh Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã biên soạn tài liệu dạy học và ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, trong đó có môn Ngữ văn. Dưới đây là 4 bước giúp học sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản Văn học.
Muốn đọc hiểu văn bản Văn học cần nắm chắc 4 bước. Ảnh minh họa/internet
Bước 1: Đọc – hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc.
Đang xem: Kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học
Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.
Bước 2: Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát.
Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lôgic bên trong của chúng.
Bước 3: Đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản Văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời.
Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.
Bước 4: Đọc – hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản Văn học. Khi đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật.
Tư tưởng, tình cảm của tác giả trongvăn bản Văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời. Ảnh minh họa/intermet |
Kĩ năng đọc hiểu văn bản:
– Xác định đặc điểm, thể loại, nội dung văn bản.
– Các thao tác, phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
– Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: Chữ viết, ngữ âm; Từ ngữ; Cú pháp; Các biện pháp tu từ; Bố cục.
Dưới đây là bản mô tả mức độ đánh giá chủ đề (Truyện ngắn Việt Nam 1945 đến 1975 theo định hướng năng lực).
Xem thêm: Hoạt Hình Ma Đạo Tổ Sư Phim Trần Tình Lệnh, Hoạt Hình Ma Đạo Tổ Sư Phần 1
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
||
– Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại |
– Lý giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm – Hiểu, lý giải ý nghĩa nhan đề |
– Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để viết đoạn văn giới thiệu về tác giả, tác phẩm |
– So sánh các phương diện nội dung nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài, hoặc thể loại, phong cách tác giả. |
– Nhận diện được ngôi kể, trình tự kể |
– Phân tích giọng kể, ngôi kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. |
– Khái quát được đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm |
– Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản. |
– Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo |
– Lý giải sự phát triển của cốt truyện, sự kiện, mối quan hệ giữa các sự kiện |
– Khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm |
– Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại |
– Liệt kê/chỉ ra/gọi tên hệ thống nhân vật (xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính, phụ) |
– Giải thích, phân tích đặc điểm, ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. – Đánh giá khái quát về nhân vật |
– Trình bày cảm nhận về tác phẩm |
– Vận dụng tri thức đọc – hiểu văn bản để tạo lập văn bản theo yêu cầu. – Đưa ra những ý kiến quan điểm riêng về tác phẩm, vận dụng vào tình huống, bối cảnh thực để nâng cao giá trị sống cho bản thân |
– Phát hiện, nêu tình huống truyện |
– Hiểu, phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện |
Thuyết minh về tác phẩm |
– Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng kịch…) – Nghiên cứu khoa học, dự án. |
– Chỉ ra/kể tên/ liệt kê được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện. Xem thêm: Cách Trả Lời Câu Hỏi Điểm Mạnh Của Bản Thân Để Thành Công Trong Cuộc Sống |
– Lý giải được ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, câu văn, các biện pháp tu từ… |