Luyện Tập Viết Đoạn Văn Tự Sự Có Sử Dụng Yếu Tố Nghị Luận, Top 6 Bài Soạn Lớp 9 Hay Nhất

Soạn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận của ĐọcTàiLiệu giúp bạn ôn ập kiến thức và trả lời câu hỏi trang 160 – 161 SGK Ngữ văn 9 tập 1
1. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự2. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Tài liệu hướng dẫn soạn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận được biên soạn dưới đây sẽ giúp các ban ôn tập nắm vững những kiến thức quan trọng và gợi ý trả lời câu hỏi tại trang 160 và 161 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1.

Đang xem: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

*

Tham khảo: Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sựCùng tham khảo…

Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự

1 – Trang 160 SGKĐọc đoạn văn sau:LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống.Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

Xem thêm: 100+ Hình Ảnh Chế Hài Hay Nhất, 160 Ảnh Chế Ý Tưởng

(Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)2 – Trang 160 SGK Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.Trả lời– Yếu tố nghị luận trong bài Lầm lỗi và sự biết ơn được thể hiện ở+ Bố cục của bài: Hai đoạn đầu của bài đưa ra 2 cảnh ngộ khác nhau, hai cách biểu hiện ý nghĩ khác nhau, sự đối lập đó đòi hỏi lời giải thích.+ Lời giải thích của người bạn ẩn chứa một triết lý sống cũng là lời đề nghị sâu sắc: “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng bị xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.- Nếu không có yếu tố nghị luận đó văn bản sẽ không có sự liên kết nội tại giữa các cảnh ngộ được kể lại. Do đó văn bản sẽ không tồn tại được.
– Viết lại đoạn cuốiCâu chuyện chứa đựng một bài học triết lí sâu sắc. Nó khuyên người ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát. Hãy học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Bài học này là cách diễn đạt khác đi của một triết lí dân gian: oán nên cởi, ân nên buộc.

Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

1- Trang 161 SGK Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốtGợi ýa) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,…).b) Nội dung của buổi sinh hoạt la gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lý lẽ, ví dụ, lời phân tích).

Xem thêm: Tensorflow Là Gì – Những Điều Bạn Chưa Biết Về Tensorflow

Đọan văn mẫuBuổi sinh hoạt ấy luôn hiện về trong kí ức khiến em không bao giờ quên. Nguyên do là giờ ra chơi ngày hôm đó hai bạn Huy và Nam đã có cuộc ẩu đả dữ dội. Lí do bạn Nam đã vô tình không nộp bài kiểm tra cho bạn Thắng. Giờ sinh hoạt mọi cặp mắt đều đổ dồn về Nam thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội. Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xử. Em đã đứng dậy phát biểu, ngay từ lời mở đầu em đã làm cho tất cả mọi người bất ngờ sửng sốt: “Nam không phải là người có lỗi mà Nam là người bạn tốt”. Mọi người chăm chú theo. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, em tự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận: Thứ nhất, trong lớp từ trước tới nay Nam chưa bao giờ gây sự với ai. Thứ hai, việc làm đó là do vô tình. Thứ ba, sau khi sự việc xảy ra Nam đã xin lỗi Thắng, và giúp Thắng nộp lại bài. Chúng ta không thể kết tội một người bạn như thế. Em vừa dứt lời tiếng vỗ tay vang lên như sấm, kèm theo là những lời tán thưởng: “Đồng ý ! Đồng ý !” Nam nhìn em ánh mắt đầy biết ơn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: bài tập tổng hợp